Chức tranh của công chức văn hóa cáp xã năm 2024

Trung ương, tỉnh, huyện triển khai chủ trương, chính sách gì thì cơ sở phải thực thi chủ trương, chính sách đó đến với từng thôn, buôn và người dân. Cơ sở chính là nơi thể hiện chủ trương, chính sách vào cuộc sống một cách sinh động và rõ ràng nhất. Hiệu quả mang lại từ các chủ trương, dự án, các chương trình mục tiêu có cao hay không, phần lớn là nhờ sự năng động, thạo việc, tâm huyết của bộ máy cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, của đội ngũ cán bộ cơ sở. Ở đâu mà cán bộ năng lực kém, thiếu tấm lòng với dân, thiếu sự đồng thuận, thiếu trách nhiệm với công việc chung thì ở đó đời sống kinh tế-xã hội sẽ thấp, phong trào sẽ xuống. Còn bộ máy chính quyền, đoàn thể mạnh với đội ngũ cán bộ có chất lượng thì sẽ góp phần tích cực trong việc đưa địa phương khởi sắc, đi lên. Trong đó, văn hóa-xã hội là một lĩnh vực hoạt động quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội cơ sở, và phong trào, đời sống văn hóa-xã hội ở địa bàn dân cư cũng phụ thuộc khá nhiều vào những cán bộ văn hóa xã.

Làm cán bộ văn hóa xã là làm những việc gì? Họ làm nhiều “vai” lắm. Người thì ít mà khối lượng công việc không nhỏ. Có thể liệt kê về những công việc chính mà cán bộ văn hóa-xã hội xã phải lo: Các chương trình, dự án; lĩnh vực y tế-giáo dục; phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; các trạm thu phát sóng viễn thông trên địa bàn; trạm truyền thanh xã; các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; rồi công tác xóa đói, giảm nghèo, tôn giáo-tín ngưỡng; rồi phối hợp liên ngành trong các cuộc thanh tra, kiểm tra các dịch vụ, hoạt động văn hóa trên địa bàn xã… Những dịp lễ lớn, những ngày diễn ra các sự kiện chính trị của địa phương hay cần phải tuyên truyền, vận động các nhiệm vụ mang tính cấp bách, cán bộ “quay như chong chóng”.

Cán bộ văn hóa xã là những người sát với cơ sở, lăn lộn trong thực tế và luôn luôn bận rộn nếu thực hiện đầy đủ các chức trách của mình. Đối với cán bộ văn hóa xã ở địa bàn Tây Nguyên, thực hiện nhiệm vụ còn khó khăn hơn nhiều so với đồng nghiệp ở vùng đồng bằng vì điều kiện hoạt động, vì địa bàn cách trở, vì đời sống và dân trí trong đồng bào chưa cao và không đồng đều…

Và một điều nữa, thu nhập của cán bộ văn hóa xã quá thấp. Với hệ số lương công chức cấp xã cộng thêm phần trăm phụ cấp khu vực mà mỗi tháng, trừ các khoản đóng góp và bảo hiểm, họ cũng chỉ được nhận về ba, bốn triệu đồng. Một cán bộ nói với tôi, có ngày đi công tác trong địa bàn xã đã hết mấy chục ngàn tiền xăng, nếu không có mảnh vườn, chuồng gà “hậu phương”, với khoản thu nhập ấy, thật sự họ khó mà đắp đổi đủ cho cuộc sống.

Khoản 7 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định về nhiệm vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã, phường, thị trấn như sau:

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, gia đình, trẻ em và thanh niên theo quy định của pháp luật;

- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, y tế, giáo dục, gia đình và trẻ em trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn;

+ Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương;

+ Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, người có công và xã hội; tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn;

+ Theo dõi công tác an toàn thực phẩm; phối hợp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn;

+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

Công chức văn hóa xã hội cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm không? Anh Hùng - Bạc Liêu

Công chức văn hóa xã hội cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm không?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã như sau:

Chức vụ, chức danh
...
2. Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây:
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
b) Văn phòng - thống kê;
c) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
d) Tài chính - kế toán;
đ) Tư pháp - hộ tịch;
e) Văn hóa - xã hội.

Như vậy, công chức văn hoá xã hội là một trong những chức danh của công chức cấp xã.

Theo đó, tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh như sau:

Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định này thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định.
2. Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

Như vậy, trường hợp công chức văn hóa xã hội cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

Chức tranh của công chức văn hóa cáp xã năm 2024

Công chức văn hóa xã hội cấp xã kiêm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm không? (Hình từ Internet)

Công chức Văn hóa xã hội cấp xã thôi việc được hưởng những chế độ gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định thôi giữ chức vụ đối với cán bộ cấp xã và thôi việc đối với cán bộ, công chức cấp xã như sau:

Thôi giữ chức vụ đối với cán bộ cấp xã và thôi việc đối với cán bộ, công chức cấp xã
1. Cán bộ cấp xã thôi giữ chức vụ và công chức cấp xã thôi việc (trừ trường hợp chuyển công tác và trường hợp bị kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức) được hưởng chế độ trợ cấp thôi giữ chức vụ đối với cán bộ cấp xã, trợ cấp thôi việc đối với công chức cấp xã và được tính theo quy định của Chính phủ về trợ cấp thôi việc đối với công chức.
2. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã nếu bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức mà không sắp xếp, bố trí được chức danh công chức khác ở cấp xã thì được giải quyết chế độ thôi việc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành. Ngoài chế độ thôi việc được hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã còn được hưởng các chế độ thôi việc khác theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.
3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi giữ chức vụ đối với cán bộ cấp xã và trợ cấp thôi việc đối với công chức cấp xã được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên của Ủy ban nhân dân cấp xã được cấp có thẩm quyền giao hàng năm.

Theo đó, công chức Văn hóa xã hội cấp xã thôi việc (trừ trường hợp chuyển công tác và trường hợp bị kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức) được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc đối với công chức cấp xã và được tính theo quy định của Chính phủ về trợ cấp thôi việc.

Quy định xếp lương đối với công chức văn hóa xã hội cấp xã như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định xếp lương đối với công chức văn hóa xã hội cấp xã như sau:

[1] Đối với cán bộ, công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì được thực hiện xếp lương như công chức hành chính có cùng trình độ đào tạo quy định tại bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

- Văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng.

[2] Trường hợp trong thời gian công tác, cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo phù hợp với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm thì được đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp.

[3] Trường hợp người được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính để làm căn cứ xếp lương (trừ thời gian tập sự, thử việc), thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục thì được cộng dồn.