Có nên cắt polyp hậu môn không

  • Polyp hậu môn là bệnh gì?
  • Nguyên nhân bị polyp hậu môn
  • Triệu chứng của polyp hậu môn
  • Chẩn đoán polyp hậu môn như thế nào?
  • Điều trị Polyp hậu môn hiệu quả

Polyp hậu môn là một trong những căn bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải. Căn bệnh này nếu không được điều trị triệt để gây những biến chứng nguy hiểm điển hình như:ung thư hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, sa trực tràng,… Vậy nguyên nhân và cách điều trị polyp hậu môn là gì? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được câu trả lời chính xác.

Polyp hậu môn là bệnh gì?

Polyp hậu môn là tình trạng các khối u tuyến nhung mao hình tròn hoặc elip có cuống hoặc không cuống xuất hiện trên bề mặt niêm mạc trực tràng hậu môn. Các khối u này sẽ bám ở thành hậu môn, di chuyển trong đường ruột và thường có màu tím thẫm.

Có nên cắt polyp hậu môn không

Hầu hết các polyp hậu môn thường lành tính. Tuy nhiên do bản chất của polyp là tế bào phát triển bất thường nên nếu không được điều trị có thể phát triển thành ung thư. Bên cạnh đó, polyp hậu môn còn có thể khiến sức khỏe bệnh nhân ngày một xấu đi.

Có tới 80% trường hợp mắc ung thư đại trực tràng do polyp hậu môn. Do đó, nếu xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo polyp hậu môn bệnh nhân  nên đi khám ngay để có phương án điều trị kịp thời.

Nguyên nhân bị polyp hậu môn

Do yếu tố di truyền

Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh ở những người cùng huyết thống cao gấp 2 lần so với người bình thường. Điều này có nghĩa nếu  trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc polyp hậu môn thì con cái họ cũng có khả năng mắc. Gen đột biến có thể di truyền từ đời này sang đời khác và tỷ lệ này là như nhau ở cả nam lẫn nữ. Bệnh polyp do di truyền thường có nguy cơ tiến triển thành ác tính.

Hậu môn viêm nhiễm

Hậu môn bị viêm nhiễm do áp xe hậu môn, táo bón hay quan hệ tình dục qua hậu môn, áp xe hậu môn… Hậu môn bị tổn thương sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn và tiến triển thành polyp hậu môn.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Những người có thói quen sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm khó tiêu hóa, cay nóng hoặc đồ ăn độc hại sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn thương hệ tiêu hóa. Đây có thể là một trong những nguy cơ  gây ra polyp ở hậu môn.

Có nên cắt polyp hậu môn không

Ngoài ra polyp hậu môn còn có các nguyên nhân khác như tĩnh mạch hậu môn tắc dẫn tới thiếu máu; cong, hẹp ống hậu môn, sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại…

Triệu chứng của polyp hậu môn

Đi ngoài ra máu

Đây là một trong những triệu chứng polyp hậu môn điển hình nhất. Người bệnh thường xuyên chảy máu khi đi ngoài. Có nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ có duy nhất triệu chứng này, máu chảy ngay cả khi không bị táo bón.

Máu thường có màu đỏ tươi, dính ở trong phân hoặc giấy vệ sinh, trong một số trường hợp phân chuyển sang màu đen. Thế nhưng màu phân có thể thay đổi do thuốc hoặc thực phẩm.

Đi ngoài phân lỏng

Khối polyp nằm ở vị trí trực tràng thấp gần với hậu môn, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đi ngoài phân lỏng. Polyp to hơn gây nên hội chứng ruột kích thích làm bệnh nhân bị ngoài nhiều lần phân lỏng.

Đau quặn bụng

Kích thước của khối polyp lớn sẽ làm các bộ phận trong đường ruột bị chèn ép dẫn đến bán tắc ruột hay bán tắc hoàn toàn ở ruột. Đây chính là nguyên nhân gây triệu chứng đau quặn bụng dữ dội cho người bệnh.

Triệu chứng toàn thân

Người bệnh có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược vì bị mất máu kéo dài do polyp. Ngoài ra. một số trường hợp polyp hậu môn còn có các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, lười vận động, hay choáng ngất,…

Chẩn đoán polyp hậu môn như thế nào?

Polyp hậu môn thường bị nhầm với các bệnh hậu môn trực tràng như bệnh trĩ, sa hậu môn – trực tràng,… do các triệu chứng tương tự nhau. Để chẩn đoán chính xác polyp hậu môn các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp sau:

Nội soi

Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất để phát hiện khối polyp, đánh giá tổn thương do bệnh lý. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi gắn đèn và camera vào hậu môn để kiểm tra xem có đúng là polyp hay không. Nếu phát hiện polyp bác sĩ có thể cắt bỏ rồi đem sinh thiết để nhận biết polyp lành tính hay ác tính.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) hậu môn trực tràng

Chụp CT là kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X tái tạo lại hình ảnh 3 chiều của vùng hậu môn trực tràng. Căn cứ vào hình ảnh chụp cắt lớp CT, bác sĩ có thể phát hiện khối polyp cũng như kích thước to hay nhỏ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị Polyp hậu môn hiệu quả

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, kích thước của khối polyp mà phác đồ điều trị cũng có sự khác nhau. Có hai phương pháp chính để điều trị polyp hậu môn qua thăm khám bác sĩ có thể chỉ định thực hiện:

Điều trị ngoại khoa

Cắt bỏ polyp là phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Thông thường trong quá trình nội soi, polyp sẽ được cắt bỏ. Trong trường hợp polyp có kích thước quá lớn, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật nội soi mới có thể loại bỏ.

Có nên cắt polyp hậu môn không

Trước khi thực hiện phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ làm sạch đường ruột của người bệnh rồi mới gây mê, đưa ống nội soi vào trực tràng. Dựa vào hình ảnh nội soi trên màn hình bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ khối polyp cho người bệnh.

Hoặc bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp xâm lấn không gây khó chịu đó là HCPT (cắt polyp bằng sóng cao tần). Đây là phương pháp điều trị polyp hậu môn hiện đại nhờ dùng sóng cao tần, dựa vào nguyên lý hoạt động của các ion.

Nhiệt nội sinh từ sự trao đổi của các ion khiến khối polyp bị se lại và rụng đi. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, hiệu quả cao trong thời gian ngắn, tỷ lệ biến chứng thấp.

Điều trị nội khoa

Trong giai đoạn đầu, kích thước polyp hậu môn của bệnh nhân còn nhỏ chỉ khoảng 2cm thì bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc mà không cần cắt bỏ. Các loại thuốc có thể dùng như: thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc đặt hậu môn,… Thuốc có tác dụng tiêu viêm, ngăn chặn polyp phát triển, giảm cảm giác đau đớn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh polyp hậu môn mà bạn cần nắm được. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán. Từ đó giúp người bệnh sẽ nắm được các thông tin về tình trạng bệnh cũng như có phác đồ điều trị phù hợp, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Để được tư vấn và đặt lịch khám, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 3366 hoặc Fanpage Tổ hợp Y tế MEDIPLUS.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!