Có nên dùng phần mềm diệt virus crack

Smartphone, máy tính... thường xuyên phải đối mặt với các mối đe dọa và những cuộc tấn công từ bên ngoài. Ngay cả khi bạn cài đặt phần mềm diệt virus, chúng chưa chắc đã hoạt động như quảng cáo. Trước khi tìm hiểu kỹ, chúng ta cần biết cách thức hoạt động của virus trên Android, và chúng khác với phần mềm độc hại như thế nào.

Có nên dùng phần mềm diệt virus crack
Apple sử dụng cao chiêu để ngăn chặn nỗ lực theo dõi của TikTok

(PLO)- Trong bản cập nhật iOS 14.5, Apple đã bổ sung tính năng App Tracking Transparency (ATT) cho phép người dùng ngăn chặn nỗ lực theo dõi của các ứng dụng.

Virus là gì và nó khác phần mềm độc hại
như thế nào?

Virus máy tính đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông từ vài thập kỷ trước. Như bạn đã biết, chúng hoạt động bằng cách sao chép và ẩn mình bên trong một chương trình cụ thể, liên kết... hoặc khi bạn chạy phần mềm crack. 

Trên Android, virus không hoạt động giống như trên máy tính. Chúng được thiết kế khéo léo để theo dõi, lấy cắp dữ liệu cá nhân và cuối cùng là tiền của bạn. 

Có nên dùng phần mềm diệt virus crack

Chúng ta có nên cài đặt phần mềm diệt virus trên Android không?

Thông thường, thuật ngữ phần mềm độc hại và virus được sử dụng để thay thế cho nhau, tuy nhiên, trong thực tế virus chỉ là một loại phần mềm độc hại. 

Nếu không chắc chắn về những ứng dụng bạn tải xuống hoặc các liên kết bạn nhấp vào, bạn có thể cài đặt phần mềm diệt virus để ngăn chặn các hoạt động đáng ngờ ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, giống như bất kỳ ứng dụng nào khác, phần mềm diệt virus cũng sẽ tiêu thụ tài nguyên và ngốn pin của điện thoại.

Bên cạnh đó, không phải mọi phần mềm diệt virus đều hoạt động đúng như quảng cáo. Vào năm 2019, một cuộc khảo sát của AV-Comparatives cho thấy có khá nhiều phần mềm diệt virus không phát hiện được phần mềm độc hại trên điện thoại. Các phần mềm này chỉ hiển thị một thanh tiến trình quét virus, nhưng thực chất chúng không có tác dụng. 

Có nên dùng phần mềm diệt virus crack

Có nên dùng phần mềm diệt virus crack
Cách ngăn chặn Google theo dõi Gmail của bạn

(PLO)- Gmail là một trong những dịch vụ email tốt nhất hiện nay, tuy nhiên, nếu không thích cảm giác bị theo dõi, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ sau đây để hạn chế.

Các bước để bảo vệ dữ liệu trên điện thoại 

Việc cài đặt phần mềm diệt virus trên điện thoại không phải là giải pháp hữu hiệu. Thay vào đó, người dùng cần thận trọng khi tải xuống ứng dụng hoặc nhấp vào các liên kết không rõ ràng. 

Đầu tiên, bạn chỉ nên tải xuống ứng dụng từ Google Play, không cài đặt ứng dụng (dưới dạng .apk) thông qua các cửa hàng của bên thứ ba. Tất nhiên, các ứng dụng trên Google Play không an toàn tuyệt đối 100% nhưng chúng cũng phần nào đã được kiểm tra kĩ càng. 

Cách đây không lâu, các nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện hơn 20 ứng dụng trên Google Play bị nhiễm phần mềm độc hại Joker, và tất nhiên đây không phải là lần đầu tiên. 

Bên cạnh đó, người dùng cũng nên thường xuyên cập nhật phần mềm và hệ điều hành lên phiên bản mới nhất. Ngoài việc khắc phục lỗ hổng, các bản vá còn giúp cải thiện hiệu suất thiết bị. 

Dưới đây là một số cách giúp bạn an toàn khi sử dụng điện thoại:

- Không tải xuống ứng dụng từ cửa hàng của bên thứ ba, hoặc cài đặt phần mềm crack.

- Xem xét kỹ lưỡng quyền hạn của ứng dụng khi chúng yêu cầu.

- Hạn chế nhấp vào các liên kết được đính kèm trong email hoặc tin nhắn, kể cả khi chúng được gửi từ bạn bè, người thân... Để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng các dịch vụ VirusTotal để kiểm tra liên kết trước khi nhấp vào. 

- Thường xuyên cập nhật các bản vá bản mật (nếu có). 

Có nên dùng phần mềm diệt virus crack
Microsoft cảnh báo khẩn cấp về lỗ hổng PrintNightmare

(PLO)- Vừa qua, Microsoft đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp về lỗ hổng PrintNightmare, ảnh hưởng đến rất nhiều người dùng Windows.

Windows Defender (giờ là Windows Security) liệu có đủ để bảo vệ chiếc máy tính Windows của anh em? Mình thì từng nghĩ nó đủ mạnh và từng xa lánh những phần mềm bảo mật Internet hay chống virus (AV). Thế nhưng sau một lần dính malware thì mình đã quay trở lại với các hãng bảo mật thứ 3.

Có nên dùng phần mềm diệt virus crack

Một trang web giả mạo cổng thanh toán PayPal, không nhìn đường link mà cứ thế đăng nhập là mất tài khoản như chơi.

Hẳn anh em đã nghe về chuyện email có nhúng mã độc. Mình thì thường xuyên gặp những email này, chúng được gởi đến theo kiểu vô thưởng vô phạt và cũng chẳng hiểu sao mà mình lại nằm trong mail list của những đối tượng như vậy. Mình thường nhận các email dạng hóa đơn do cũng thường xuyên mua game, mua app từ các dịch vụ trực tuyến. Và rồi một ngày nọ mình ăn quả lừa từ một email giả mạo Paypal và kẻ gian đã làm giả rất tinh vi. Thực ra đây là sai sót của mình bởi mình đã không chủ động kiểm tra địa chỉ người gởi email mà chỉ đơn thuần nhấp vào nút mở đường link để xem thông tin giao dịch. Vậy là trình duyệt mở lên, một đường dẫn lạ lẫm đang được load và lúc này mình lập tức tắt tab vì thấy không ổn rồi. Tuy nhiên, malware có vẻ như đã được tải về máy và Windows Defender cũng đã hiện thông báo cảnh báo nguy cơ bảo mật. Mình nghĩ rằng nếu không để ý, cứ thế mở trang web từ link email thì trường hợp xấu nhất sẽ dính ransomware mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc, còn với xui vừa vừa sẽ là vô ý đăng nhập tài khoản Paypal vào trang web giả mạo đó và sẽ bị kẻ gian lấy tài khoản. Vẫn hên là Windows Defender nhận ra được con malware kia và quét thành công, chưa gây hao tổn gì tới hệ thống.

Mình từng dùng nhiều phần mềm bảo mật khác nhau và thích xài nhất là BitDefender, ESET và Avira nhưng đó là vài năm trước, thời của Windows 7, Windows 8. Với Windows 10 thì Windows Defender đã được tích hợp sâu hơn và việc cài đặt phần mềm bảo mật riêng không còn được ưu tiên mỗi khi cài lại Windows nữa. Chỉ đến sự cố vừa rồi mình xài lại BitDefender bản Total Security mua được giá khuyến mãi để dùng cho nhiều máy và nhận thấy đúng là có những mối hiểm họa tiềm ẩn mà Windows Defender không thể phát hiện sớm được và cũng chỉ đến khi xài phần mềm này thì mình mới biết là rủi ro bảo mật luôn hiện hữu khi chúng ta lướt web.

Có nên dùng phần mềm diệt virus crack

Chẳng hạn như hôm qua mình nhận được mấy cái email với tựa đề là Electric Autos và dĩ nhiên nó là spam. Mình thường duyệt email bằng phần mềm Windows Mail tích hợp trên Windows 10 và BitDefender lập tức báo email đó không có an toàn đâu bạn ơi cũng như chặn luôn đường link được nhúng tinh vi trong email. Thao tác tiếp theo đơn giản là xóa email đó đi, khỏi lăn tăn.
Có nên dùng phần mềm diệt virus crack

Ngoài ra khi lướt web, mình cũng không để ý đến yếu tố là nhiều trang web vô tình hay cố ý có chứa mã độc. Chẳng hạn như khi mình tìm Photoshop CC 2020 bằng Google Image thì trong quá trình lướt tìm ảnh, BitDefender cũng cảnh báo sớm những trang nguy hiểm từ đó có thể tránh truy cập để giảm thiểu rủi ro bảo mật.

Windows Defender dù bảo vệ theo thời gian thực nhưng thực tế nó vẫn để lọt những mối đe dọa như mình nêu trên. Nếu nó chủ động can thiệp và cảnh báo sớm thì mình đã không bị dụ bấm vào đường link trong email giả mạo. Có thể về sau Windows Defender đã được nâng cấp để mang lại khả năng bảo vệ tốt hơn nhưng hiện tại theo quan điểm của mình, nếu anh em thật sự quan tâm đến vấn đề bảo mật thì một công cụ bảo mật phía thứ 3 như BitDefender, ESET, Kaspersky, Avira, Norton, McAfee … vẫn đảm bảo hơn Những phần mềm này chuyên biệt và họ có những công nghệ bảo mật của riêng mình thành ra cho dù Microsoft đã tích hợp Windows Defender vào Windows từ lâu nhưng những phần mềm AV vẫn có đất diễn trước tình hình malware, các mối đe dọa ngày càng tinh vi hơn.

Anh em có xài phần mềm bảo mật Internet hay diệt virus không?