Có nên nấu chín sữa tươi không

263
Chia sẻ
ChiasẻGoogle

Cách hâm nóng sữa tươi nào là tốt nhất và làm sao để hâm nóng sữa tươi đúng cách? đây là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là với những người mẹ đang nuôi con. Thực tế, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, tùy vào mục đích và điều kiện của mình, bạn sẽ lựa chọn sao cho phù hợp.

1. Cách hâm nóng sữa tươi bằng nước nóng.

Có nên nấu chín sữa tươi không
Có nên nấu chín sữa tươi không

Đây là cách làm nóng sữa được nhiều người áp dụng nhất, bởi nó không ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng cũng như giảm nguy cơ bị bỏng.

Mọi người thường dùngcách này với sữa tươi tiệt trùng hoặc sữa mẹ, sữa bột, sữa công thức cho trẻ sơ sinh.

Với sữa tươi chưa tiệt trùng, việc hâm nóng bằng nước nóng không thể tiêu diệt được vi khuẩn; do vậy các chuyên gia khuyến khích là nên tiệt trùng bằng cách đun sôi sữa tươi trước khi uống.

Để làm nóng sữa tươi bằng cách này, bạn nên :

  • Đun sôi một nồi nước, sau đó đặt ra ngoài.
  • Cho sữa tươi vào một bình sạch bằng nhựa.
  • Sau đó đặt bình sữa vào nồi nước, giữ một lúc, không để đáy bình chạm vào đáy nồi vì có thể làm tan chảy nhựa. Nếu nước không quá sôi thì có thể đặt xuống, không sao cả vẫn an toàn.
  • Đợi khoảng vài phút; tùy vào việc trước đó bạn đã đặt sữa tươi ở tủ lạnh hay ở bên ngoài thì thời gian sẽ nhanh chậm khác nhau.
  • Kiểm tra nhiệt độ sữa tươi bằng nhiều cách, uống thử hoặc nhỏ một ít ra bàn tay.

Ngoài ra, bạn cũng có thể hâm nóng bằng cách cho bình sữa tươi bên dưới một vòi nước nóng, cho chảy qua đến khi nào bạn thấy sữa nóng lên thì dừng.

Lưu ý, không cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi uống sữa tươi vì các bé chưa thể hấp thu và có khả năng bị dị ứng sữa cao.

Xem thêm :Sữa bột pha để được bao lâu và cách bảo quản sữa bột đã pha.

2. Cách hâm nóng sữa tươi bằng bếp lò.

Có nên nấu chín sữa tươi không
Có nên nấu chín sữa tươi không

Đun sôi sữa tươi không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn và giúp bạn cảm thấy ấm bụng hơn khi uống, đặc biệt là với những ngày lạnh.

Nhiều người nghĩ việc đun sôi sữa tươi bằng bếp lò sẽ làm giảm dinh dưỡng nhưng thực tế không hẳn là như vậy, do nó có hàm lượng chất béo cao nên nhiệt độ sôi của nó lên đến 140 -160 độ C (tùy thuộc vào tỉ lệ % chất béo có trong sữa).

Nhưng đúng là nếu đun sôi không đúng cách thì có thể làm giảm chất lượng sữa tươi và có thể gây hại cho cơ thể bạn.

Cách đun sôi sữa tươi tốt nhất là :

  • Chọn một chiếc nồi đồng, nhôm và thép không gỉ thay vì các vật liệu khác vì nó làm nóng nhanh hơn.
  • Nên đun sôi sữa tươi với lửa to, đến khi sủi bọt bong bóng thì tắt lửa luôn.
  • Không nên đun nhỏ lửa vì thời gian đun sẽ lâu hơn, các thành phần dinh dưỡng sẽ bị suy giảm.
  • Không nên đun quá lâu, dưới 3 phút là ổn, bởi càng đun lâu mùi vị sữa sẽ bị thay đổi, các chất dinh dưỡng bị biến đổi.
  • Chú ý phải khuấy sữa liên tục, để không bị cháy hoặc sữa không nóng đều. Nên dùng muỗng gỗ khi khuấy.
  • Không nên cho đường vào trước, tốt nhất cho đường sau khi sữa đã nóng già.
  • Không nên đun sôi lại nhiều lần, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì không cần đun sôi lại, còn nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng thì có thể sẽ phải đun sôi lại lần nữa trước khi uống.
  • Sau khi đun xong phải cho vào lọ đậy kín luôn.

Lưu ý, với sữa mẹ thì không nên hâm nóng bằng cách này mà chỉ nên ngâm sữa mẹ trong nước nóng.

Xem thêm :4 bước pha sữa đúng cách cho bé sơ sinh.

3. Cách hâm nóng sữa tươi bằng lò vi sóng.

Có nên nấu chín sữa tươi không
Có nên nấu chín sữa tươi không

Đây là phương pháp làm nóng sữa tiện lợi nhất và nhanh nhất, tuy nhiên nó cũng có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ sơ sinh.

Bởi vì cách làm nóng sữa tươi bằng lò vi sóng sẽ gây ra những điểm nóng, lạnh không đồng đều; từ đó dẫn đến việc có thể bị bỏng khi uống sữa.

Tuy nhiên, chỉ cần cẩn thận thì bạn không cần lo lắng về vấn đề này. Để hâm nóng sữa tươi bằng lò vi sóng, bạn nên :

  • Đổ sữa tươi vào một chiếc cốc sạch, tránh chất liệu kim loại.
  • Đặt một chiếc đũa gỗ hoặc thìa gỗ vào cốc sữa, để tránh sủi bọt và tràn ra.
  • Bật lò vi sóng trong khoảng 20 giây.
  • Nếu bạn lo sợ tràn thì cứ cách 5-10 giây thì đưa ra ngoài khuấy đều rồi lại cho vào lò vi sóng hâm nóng tiếp.
  • Cuối cùng, khi lấy cốc sữa ra, đừng vội uống luôn, hãy khuấy sữa một chút trong vài giây, đảm bảo nó không nóng quá rồi mới uống.

Xem thêm :Cách làm váng sữa tại nhà chỉ với 3 bước đơn giản.


Trên đây là 3 cách hâm nóng sữa tươi tại nhà phổ biến nhất và đơn giản nhất. Với những hướng dẫn này, đảm bảo bạn sẽ có được một cốc sữa nóng dinh dưỡng và an toàn cho cơ thể.