Con người sống được tối đa bao nhiêu độ c năm 2024

Năm 2012, Xtích Sơ-vơ-rin-xen (Stig Severinsen), một thợ lặn người Đan Mạch, đã lập kỷ lục nín thở lâu nhất-22 phút. Trước khi tạo nên kỳ tích này, Sơ-vơ-rin-xen đã hít thở ô-xy nguyên chất trong 19 phút. Việc này khiến cơ thể anh bão hòa với khí ô-xy.

So với chịu đói, khả năng chịu khát của con người thấp hơn nhiều. Nguyên nhân, nước chiếm tới 60% cơ thể người trưởng thành, đóng vai trò quan trọng trong quá trình bôi trơn các khớp xương, rửa trôi chất thải và điều hòa thân nhiệt. Vì thế, thông thường, con người chỉ có thể không uống nước trong khoảng 3 ngày. Tuy nhiên, ngày 1-4-1979, lịch sử đã ghi nhận trường hợp An-đrê-át Mi-ha-véch (Andreas Mihavecz), 18 tuổi, người Áo, vô tình được tìm thấy trong tình trạng bị bỏ đói và lãng quên dưới phòng giam trong tầng hầm một nhà tù ở Brê-gen (Bregenz). Tổng cộng, An-đrê-át không ăn, không uống 18 ngày. Khi được tìm thấy, anh chỉ còn 24kg. Sự việc không chỉ gây kinh ngạc bởi sự sống sót thần kỳ mà còn dấy lên làn sóng phẫn nộ về sự tắc trách của chính quyền thời điểm đó.

Ở chiều hướng ngược lại, theo các bác sĩ, con người chỉ có thể uống tối đa 10 lít nước trong vòng 1 giờ mà không làm loãng các chất điện giải trong cơ thể khiến các cơ co giật và có thể tử vong.

Ông Uym Hốp đã 8 lần lập kỷ lục thế giới về khả năng chịu lạnh siêu phàm. Ảnh: Amazonaws

Nước sôi 100 độ C có thể làm bỏng da người. Tuy nhiên, khả năng chịu nóng của con người có thể còn cao hơn nhiều. Nhiệt độ trung bình của cơ thể con người thay đổi từ 36,2 độ C tới 37,6 độ C tùy theo thời gian trong ngày. Tùy cơ địa và môi trường sinh sống mà con người có thể thích nghi với các mức nhiệt khác nhau. Thông thường, sức nóng 50 độ C đã khiến con người rơi vào trạng thái ngột ngạt. Tuy nhiên, thực tế thí nghiệm đã chứng minh, con người có thể chịu đựng được tối đa đến 160 độ C. Để kiểm chứng khả năng này, hai nhà vật lý người Anh đã tự chui vào lò nướng bánh mỳ trong vài giờ đồng hồ. Kết quả thật đáng kinh ngạc khi họ vẫn sống sót. Kết luận được đưa ra là trong điều kiện lý tưởng môi trường khô ráo, con người có thể chịu được nhiệt độ cao tới 160 độ C.

Khả năng chịu lạnh của con người cũng từng xuất hiện ở mức phi thường. Thông thường, khi nhiệt độ không khí xuống dưới 0 độ C, con người đã rơi vào trạng thái tê cứng. Nếu không được tăng nhiệt, cơ thể con người sẽ bị tổn thương và dẫn tới tử vong do lạnh giá bởi hiện tượng máu giảm hoặc không thể lưu thông. Tuy nhiên, có những người có khả năng chịu lạnh hơn thế rất nhiều lần. Điển hình là ông Uym Hốp (Wim Hof), người Hà Lan. Người đàn ông 58 tuổi này đã 8 lần lập kỷ lục thế giới về khả năng chịu lạnh siêu phàm. Ông có thể đi dạo ở Bắc Cực dưới nhiệt độ -20 độ C, lặn sâu dưới băng hơn 80m với một bộ đồ bơi bình thường và leo lên đỉnh Everest mà chỉ mặc một chiếc quần soóc. Uym Hốp cũng từng ngâm mình trong bể chứa đá cao 1,5m với khoảng thời gian là 1 giờ 12 phút.

Việc thiếu ngủ có khả năng tàn phá sức khỏe con người. Vậy giới hạn thức của con người là bao lâu? Năm 1964, Ran-đi Gát-nơ (Randy Gardner), một học sinh trung học ở San Đi-ê-gô (San Diego), bang Ca-li-pho-ni-a (Califonia), Mỹ, đã lập kỷ lục thức liền 264,4 giờ (tương đương 11 ngày 25 phút).

Năm 2004, nhà ảo thuật người Séc Đê-nép Gia-rát-ka (Zdenek Zahradka) đã thiết lập kỷ lục thế giới với 10 ngày chôn trong quan tài, không ánh sáng, không ăn, không uống. Thứ duy nhất giúp anh duy trì sự sống đó là một chiếc ống thở. Tuy nhiên, Đê-nép chưa phải là người sống lâu nhất trong môi trường thiếu ánh sáng. Năm 2012, cảnh sát Nga đã phát hiện ra một giáo phái sống dưới lòng đất trong lãnh thổ nước Cộng hòa Ta-tát-tan (Tatarstan), nơi ghi nhận trường hợp nhiều con em của thành viên giáo phái này chưa một lần nhìn thấy ánh mặt trời.

Con người chịu được sức gió mạnh đến bao nhiêu? Năm 1946, Trung tâm Nghiên cứu Lang-li (Langley) của NASA, Mỹ, đã dùng một đường hầm cao 2,4m, trang bị quạt 36 cánh, để thí nghiệm giới hạn sức chịu đựng gió của con người. Nghiên cứu phát hiện, con người có thể chịu được sức gió lên tới 735km/h mà không gặp chấn thương nặng ngoại trừ việc đau mặt. Một kỷ lục khác được thiết lập vào năm 1954, Giôn Xtáp (John Stapp), một sĩ quan không quân Mỹ, không chịu thương tích nào sau khi lái trực thăng trong gió mạnh 917km/h.

Trên thực tế và qua các cuộc thí nghiệm, các nhà khoa học đã ghi nhận một số giới hạn chịu đựng khác của con người như: Lặn sâu 85m, mất khoảng 15% lượng máu trong cơ thể mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào, nghe âm thanh có độ lớn khoảng 160dB…

Thân nhiệt của con người lại luôn giữ ở mức cố định khoảng 37oC mà không phải ở bất cứ một mức nhiệt độ nào khác? Vấn đề này còn chứa nhiều bí ẩn và gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học.

Tuy nhiên, ngày nay khoa học đã phần nào làm sáng tỏ về vấn đề này: Về cơ bản, trong tổng số năng lượng của cơ thể loài người và các loài động vật có vú khác, có tới trên 70% số năng lượng được chuyển hóa thành nhiệt. Nhiệt này sau đó lại phát tán ra môi trường xung quanh, nếu không cơ thể tích quá nhiều nhiệt độ sẽ gây ra hiện tượng quá nóng, làm đình trệ các hoạt động bình thường của cơ thể. Cơ chế sản sinh ra nhiệt vô cùng phức tạp, được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của não bộ.

Trong trạng thái tĩnh, nhiệt mà não bộ cùng các cơ quan trong cơ thể như tim, gan, thận... sản sinh ra vượt quá 2/3 lượng nhiệt toàn cơ thể sản sinh ra, trong khi chất lượng của chúng lại chỉ chiếm chưa quá 10% toàn bộ cơ thể. Khi vận động, nhiệt mà các cơ bắp sản sinh ra có thể tăng cao gấp 10 lần. Vậy nên cho dù nhiệt được sản sinh ra ở trạng thái đỉnh điểm thì nhiệt độ cơ thể vẫn luôn được giữ ở mức ổn định, bởi vì khi cơ thể đồng thời sản sinh ra nhiệt lượng thì cũng là lúc não chỉ huy các cơ quan liên quan thực hiện việc bài tiết nhiệt lượng toả ra môi trường xung quanh.

Các bước của cơ chế truyền nhiệt rất phức tạp, nhưng có thể hiểu một cách tổng quát về nguyên lý như sau: chỗ có nhiệt lượng cao hơn sẽ truyền nhiệt xuống nơi thấp hơn, mọi bộ phận đều có chức năng bức xạ nhiệt và hấp thu nhiệt.

Căn cứ vào nguyên lý này, các nhà khoa học đã giải thích rằng với các dạng khí hậu, môi trường sống như hiện nay của trái đất thì nhiệt độ bình quân của cơ thể con người ở mức khoảng 37oC là phù hợp với tỷ suất sản sinh và phát tán nhiệt của cơ thể sao cho thích ứng được với mọi loại thời tiết và thích ứng cho não cũng như các cơ quan đạt được hiệu suất hoạt động cao nhất.

Tuy nhiên, về cơ chế hoạt động cũng như sự phức tạp củacác phản ứng hóa học để con người có thể tương thích với một thân nhiệt không đổi bằng 37oC cũng còn ẩn chứa nhiều bí mật chưa được khám phá. Những giải thích bước đầu này cũng chỉ là cơ sở để phát triển các nghiên cứu tiếp theo của khoa học.

Sự kỳ diệu của “máy điều hòa” trong cơ thể

Cũng như các loài động vật có vú khác, trong cơ thể con người có một hệ thống tự điều hoà nhiệt độ. Hệ thống này có khả năng nhạy cảm và thích ứng với sự biến đổi của môi trường tự nhiên.

Trong trường hợp thông thường, nhiệt độ cơ thể không thay đổi theo sự thay đổi của môi trường, bởi vì “máy điều hòa” trong cơ thể con người có thể thông qua trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể nằm ở não bộ có thể tự chủ và thi hành nhanh chóng hai chức năng là sản nhiệt và tỏa nhiệt, giúp cho cơ thể luôn giữ nhiệt độ không đổi.

Khi cơ thể người phải đối chọi với những ngày hè nắng như thiêu, sự thay đổi rất nhẹ về nhiệt độ huyết dịch sẽ gây thư giãn cho mạch máu dưới da, xúc tiến cho da tỏa nhiệt trực tiếp ra bên ngoài.

Ngược lại, vào những ngày mùa đông với những đợt gió mùa rét căm căm, kích thích lạnh sẽ tác động vào trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể, khiến cho mạch máu dưới da co lại, làm giảm nhiệt độ cơ thể, giảm thiểu sự tỏa nhiệt của da, đồng thời làm tăng độ căng cơ sườn, nâng cao độ trao đổi chất, xuất hiện “run cầm cập”, cơ thể tăng cường sản sinh nhiệt lượng.

Với cơ chế điều tiết như vậy, nhiệt độ cơ thể của con người luôn được giữ ở mức cố định khoảng 37oC. Tuy nhiên khi “máy điều hòa” gặp trục trặc hay hỏng hóc, thân nhiệt có thể bị lên cao hoặc xuống thấp hơn mức 37oC lập tức có những dấu hiệu bất thường như con người có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, sốt... Trong trường hợp, nhiệt độ cơ thể tụt xuống dưới 31oC hoặc lên cao quá 42oC thì nguy cơ tử vong là rất cao.

Tuy nói rằng nhiệt độ cơ thể của một người bình thường là 37oC nhưng đó chỉ là con số chung cho thân nhiệt, thực chất nhiệt độ của các bộ phận khác nhau trong cơ thể cũng không giống nhau. Nhiệt độ ở khoang miệng thấp hơn từ 0,3 - 0,5oC so với thân nhiệt. Nhiệt độ trong khoang bụng cao hơn khoang ngực, mà nhiệt độ ở gan lại cao hơn các cơ quan khác trong bụng. Nhiệt độ tại gan có thể đạt tới 38 - 39oC. Nhiệt độ da ở đầu ngón tay rất thấp, chỉ ở mức khoảng 30oC, nhiệt độ da đầu ngón chân có lúc chỉ 25oC...

Thân nhiệt với những thay đổi của sinh lý

Sự thực nhiệt độ cơ thể không phải là cố định tuyệt đối, mà theo các nhà khoa học, thân nhiệt thường có sự dao động thay đổi theo hiện tượng sinh lý của mỗi cá thể.

Trong một ngày một đêm, thân nhiệt cũng có sự dao động. Vào sáng sớm, nhiệt độ cơ thể ở mức thấp nhất, sau đó mới tăng dần, tới sẩm tối đạt trị số lớn nhất. Nhiệt độ cơ thể vào buổi tối lại giảm dần cho tới sáng hôm sau xuống tới trị số nhỏ nhất. Dao động chênh lệch giữa trị số lớn nhất và trị số nhỏ nhất khoảng 1oC.

Các nhà khoa học còn chứng minh được có sự liên quan giữa thân nhiệt với giới tính, tuổi tác, trạng thái, tư tưởng, tình cảm. Theo đó, nhiệt độ cơ thể nữ thường hơi cao hơn nhiệt độ cơ thể nam cùng độ tuổi. Mà nhiệt độ cơ thể nữ còn biến đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Nhiệt độ cơ thể nữ trong kỳ kinh nguyệt thường thấp hơn lúc bình thường 0,2 – 0,5oC. Còn trước kỳ kinh nguyệt và trước lúc có thai, nhiệt độ cơ thể phụ nữ lại cao hơn. Cũng theo các nhà khoa học thì sự thay đổi nhiệt độ cơ thể ở phụ nữ chủ yếu là do sự thay đổi về hormon nữ gây nên.

Đối với trẻ em, hệ thống thần kinh trung khu và các tuyến mồ hôi trên da chưa phát triển đầy đủ nên chức năng điều tiết thân nhiệt cũng kém hơn, nhất là đối với các bé đẻ non, nhiệt độ càng dao động lớn. Tuy vậy, khả năng trao đổi chất ở trẻ em khá mạnh nên nhiệt độ cơ thể thường cao hơn người trưởng thành. Ngược lại ở người già, khả năng trao đổi chất diễn ra thấp nên nhiệt độ thường thấp hơn so với người trưởng thành.

Sự biến đổi thân nhiệt và trạng thái hoạt động của cơ thể cũng có mối quan hệ rất rõ rệt. Khi cơ thể hoạt động và lao động với cường độ cao, thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên 1 - 2oC, như vận động viên chạy marathon, hoạt động cơ bắp khá mạnh, trong quá trình chạy nhiệt độ cơ thể tăng lên khá nhiều. Khi bị xúc động hoặc có những căng thẳng về thần kinh, do độ căng mạch máu tăng lên, cũng làm nhiệt độ cơ thể cao hơn

Con gái và con trai ai chịu lạnh tốt hơn?

Phụ nữ thường chịu lạnh kém hơn so với đàn ông trong cùng một môi trường do nhiệt độ trên da của nữ giới thấp hơn nam giới (kết quả của tình trạng lớp mỡ dưới da dày hơn và hormone estrogen); Cảm giác lạnh có tính di truyền ở một số người; Một số người cảm thấy lạnh vì những người bên cạnh trông có vẻ đang bị lạnh.

Con người sống được bao nhiêu độ C?

Cơ thể mỗi người có cơ chế tự điều hòa thân nhiệt phù hợp với môi trường sống xung quanh. Nhiệt độ cơ thể thường dao động từ 36 - 37,5 độ C và trung bình khoảng 36,8 độ C. Nhiệt độ trung bình của con người khi được đo ở 3 vị trí khác nhau lần lượt là: Ở trực tràng: Nhiệt độ trung bình 36,3 - 37,1 độ C.

Cơ thể con người chịu được nhiệt độ bao nhiêu?

Nhiệt độ cao gây ra nhiều tác động bên trong cơ thể người và có thể dẫn tới tử vong, trong khi đó, giới hạn chịu nhiệt của con người có thể chỉ là 32 độ C. Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018.

Cơ thể chịu được nhiệt độ bao nhiêu?

Các nhà nghiên cứu phát hiện khi nhiệt độ ở mức từ 40 độ C trở lên kết hợp độ ẩm cao, cơ thể người có thể quá sức chịu đựng. Nghiên cứu của giáo sư Lewis Halsey và cộng sự ở Đại học Roehampton, Anh, xác định nhiệt độ tới hạn đối với con người nhiều khả năng nằm trong khoảng 40 - 50 độ C.