Con tằm sắn làm như thế nào

Tuy có vẻ bề ngoài khá đáng sợ với chi chít chân và gai nhưng tằm lá sắn được quảng cáo như một loại thực phẩm “đại bổ như sâm” đang được chị em săn lùng về tẩm bổ hay làm mồi nhậu cho chồng với giá 150.000 đồng/kg.

Được quảng cáo tốt cho thận, dạ dày, ruột và thần kinh, chữa được chứng suy nhược, khó ngủ; bổ sung dưỡng chất cho người gầy yếu, trẻ em chậm lớn, suy dinh dưỡng; tăng cường sinh lực cho đàn ông… vì vậy, tằm lá sắn nhận được sự chú ý của hàng loạt các chị em với vô số công dụng tốt cho sức khỏe còn hơn cả sâm nhung.

Chị Nguyễn Huyền Trang, trú tại phường Phú Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết mới mua được 2kg tằm với giá 150.000 đồng/kg về ăn dần. Vì nhìn tằm khi còn sống bò lổm ngổm rất sợ nên chị phải nhờ người bán luộc qua rồi mới chuyển đến.

Con tằm sắn làm như thế nào
Tằm lá sắn trở thành đặc sản được rao bán trên chợ mạng với giá đắt hơn thịt lợn.

“Con này là đặc sản đấy, tìm khắp Hà Nội không chợ nào bán đâu, tôi phải đặt hàng trước cả tháng mới mua được 2kg. Nhìn kinh dị vậy thôi nhưng ăn ngon lắm, bùi bùi, dai dai, ngậy ngậy mà nghe nói tốt cho sức khỏe nên tôi mua về cất tủ lạnh ăn dần”, chị Trang nói.

Chị Trang chia sẻ, trước đây chỉ biết người dân nuôi tằm để nhả tơ, dệt lụa chứ không hề biết tằm lại có thể ăn được. Mấy năm gần đây, thấy có người đăng bán nên chị mua về ăn thử, không ngờ lại thấy ngon nên năm nào cũng phải canh mua bằng được.

Con tằm sắn làm như thế nào
Tằm rang thịt ba chỉ.

“Tằm mua về tôi chia thành từng túi nhỏ, mỗi túi tầm 300gr rồi cất vào tủ lạnh ăn dần bởi không phải lúc nào cũng có để mua. Con này có thể luộc lá chanh rồi chấm mắm tỏi ớt hoặc rang với thịt ba chỉ đều ngon”, chị Trang cho hay.

Cũng đặt thử 1kg tằm về làm ruốc cho con, chị Đinh Thanh Bình (trú tại Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để mua được 1kg tằm, chị Bình phải đăng kí trước cả tuần, mỗi kg có giá 150.000 đồng, thêm 30.000 đồng tiền ship nhưng khi nhận về không khỏi bất ngờ vì nó quá to so với tưởng tượng.

Con tằm sắn làm như thế nào
Nhiều người không khỏi “dở khóc dở cười” bởi con tằm lá sắn giống hệt con sâu khoai với chi chít chân và gai.

“Tôi nghe người bán nói đây là con tằm chưa nhả tơ nên có nhiều đạm, rất tốt cho trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng nên mới mua về định làm ruốc cho con. Ai ngờ cầm túi tằm mà sợ phát khiếp, con nào con nấy to như ngón tay, hệt con sâu khoai toàn chân với gai nhưng tiếc tiền nên phải nhắm mắt nhắm mũi mang đi chế biến”, chị Bình nhăn mặt.

Theo chị Bình, làm theo hướng dẫn của người bán, sau khi chần qua nước sôi với lá chanh thái nhỏ và vài hạt muối, chị mang ra rang khô rồi giã làm bột ruốc rắc cơm cho con ăn.

“Tôi để lại một ít rang với mỡ hành mà cả nhà không ai dám động đũa bởi nó quá to. Bữa hôm sau tôi dùng kéo cắt hết chân và gai đi thì mọi người mới dám thử. Công nhận ăn có vị rất lạ, bùi bùi, dai dai nhưng nghĩ đến vẫn sợ”, chị Bình cho hay.

Rao bán tằm lá sắn trên chợ mạng, chị Phan Anh (trú tại Mỹ Đình, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết quê mình ở Phú Thọ, việc nuôi tằm lá sắn làm thực phẩm từ lâu đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều người. 

Con tằm sắn làm như thế nào
Ngoài làm thực phẩm tươi sống, tằm còn được sấy khô bán làm thuốc.

Chị Phan Anh cho rằng, cây sắn lấy củ để nuôi gia súc, gia cầm còn lá được tận dụng để nuôi tằm lấy thịt. Tằm nuôi bằng lá sắn thường to gấp 2-3 lần tằm nuôi bằng lá dâu, chủ yếu phục vụ cho các quán nhậu, làm thức ăn cho người dân địa phương và các tỉnh lân cận.

“Là loại thực phẩm rất tốt nhưng kén người ăn bởi không phải ai cũng ăn được nên thi thoảng tôi mới gom 1 chuyến xuống Hà Nội bán. Ai muốn mua phải đặt trước chứ không có sẵn bởi chỉ cần 1 đêm là con tằm nhả tơ, cuốn kén kín mít, sau vài ngày là thành nhộng”, chị Phan Anh nói.

Theo BS Kim Minh, nhộng tằm, tằm chín là những món ăn rất giàu dinh dưỡng, được dân gian dùng làm thuốc bổ, dùng cho trẻ suy dinh dưỡng, người suy nhược, phụ nữ sau đẻ ít sữa, đàn ông di mộng tinh.

Nhộng tằm rất giàu đạm, chất béo và chứa nhiều vitamin (như vitamin A, B1, B2, PP, C), khoáng chất (nhất là canxi và photpho). Giá trị dinh dưỡng của nó không thua kém thịt cá.

Theo Đông y, tằm chín vị mặn, bùi béo, thơm, tính ấm, có chất bổ như sâm nhung, được dùng làm thuốc bồi dưỡng thần kinh, ăn ngủ kém, di mộng tinh, hư lao, trẻ em chậm lớn, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa nuôi con, cơ thể suy nhược.

(Theo Dân Việt)

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Hài

  • Thời sự
  • Dân sinh

Thứ bảy, 20/8/2022, 12:13 (GMT+7)

Nông dân miền núi Thanh Hóa đang vào chính vụ nuôi tằm lá sắn làm thực phẩm, có hộ thu lời gần 100 triệu đồng mỗi mùa.

Một cánh đồng trồng sắn ở huyện Bá Thước. Cây sắn được trồng nhiều ở các huyện miền núi Thanh Hóa như Cẩm Thủy, Bá Thước, Thạch Thành..., chủ yếu lấy củ chế biến tinh bột làm mì tôm hay thức ăn gia súc. Từ tháng 3 đến 9, lá sắn được nông dân tận dụng nuôi tằm.

Ông Lương Văn Tuân, Phó thôn Hồng Sơn, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, cho hay trong thôn có gần 30 hộ nuôi tằm sắn, tính cả huyện thì có đến hàng nghìn hộ làm nghề này. "Nghề nuôi tằm giúp bà con có khoản thu nhập ổn định vì không mất tiền mua thức ăn, quy trình nuôi lại đơn giản và giống ngắn ngày", ông Tuân nói.

Gia đình chị Phạm Thị Hồng, ở phố Hồng Sơn, thị trấn Cành Nàng, là một trong số hộ nuôi nhiều tằm lá sắn nhất địa phương. Trồng 2 ha cây sắn, chủ yếu lấy củ bán cho nhà máy vào cuối năm, khi cây sắn ở giai đoạn phát triển lá vào mùa hè, chị Hồng tận dụng lấy lá nuôi tằm.

Mỗi ngày, chị Hồng cùng chồng lên khu vườn trước nhà bẻ lá sắn về làm thức ăn cho đàn tằm đang thì ăn rộ.

Chị Hồng cho biết nghề nuôi tằm có từ lâu đời nhưng trước kia chủ yếu nuôi lấy thực phẩm cho gia đình. Khoảng ba năm nay, do nhu cầu thị trường lớn nên người dân Bá Thước mở rộng nuôi đại trà, bán thương phẩm.

"Nuôi loài tằm này không mất tiền mua thức ăn, đầu tư cũng không đáng kể...", chị Hồng nói và cho hay mỗi năm gia đình nuôi gần 20 lứa, mỗi lứa kéo dài 15-18 ngày, thu nhập 50-70 triệu đồng.

Giống tằm sắn được lấy từ cơ sở nhân giống ở Phú Thọ với giá 500.000-800.000 đồng mỗi lạng trứng, lúc cao điểm có thể đến một triệu đồng. Người nuôi sau đó đem ủ trong những chiếc khay nhỏ, 3-4 ngày sau tằm con sẽ nở. Vừa nở ra, tằm nhỏ đã biết ăn và lớn rất nhanh.

Anh Nguyễn Văn Thơ (35 tuổi, ở thị trấn Cành Nàng) đang chăm sóc nong tằm mới nở gần một tuần trước. "Thức ăn cho lũ tằm mới nở thường phải chọn những lá sắn non hoặc bánh tẻ, lá già quá tằm khó ăn và chậm lớn", anh Thơ chia sẻ kinh nghiệm.

Thời điểm chính vụ khoảng giữa tháng 8, gia đình anh Thơ tận dụng cả sàn nhà cấp 4 và khu bếp để nuôi tằm. Người nuôi thường trải những tấm bạt xuống nền nhà để phân tằm không bám xuống gây mất vệ sinh.

Chu kỳ một lứa tằm thương phẩm thường kéo dài 15-18 ngày nên cứ hết một lứa, người nuôi mới phải dọn vệ sinh, khử khuẩn một lần.

"Nuôi tằm sắn không cần kỹ thuật cầu kỳ, chủ yếu cho ăn đầy đủ thì chúng sẽ lớn đều...", bà Nguyễn Thị Như, 65 tuổi, cho hay.

Theo bà Như, tằm sắn cũng thi thoảng bị bệnh, có thời điểm mất trắng nhưng tỷ lệ không nhiều. Tằm thường mắc bệnh nấm hoặc gặp thời tiết quá nắng nóng sẽ chết nên người nuôi có kinh nghiệm thường chọn vị trí thoáng mát, trời nóng phải bật quạt lấy gió cho đàn tằm.

Tằm sắn thường ăn rộ vào khoảng ngày thứ 12 sau khi nở và kéo dài đến lúc chín. Đây là thời điểm người nuôi vất vả nhất. Để nuôi gần một lạng trứng giống, lúc này chị Hồng phải huy động hai nhân lực lấy lá suốt ngày cho tằm ăn. "Lá sắn phải lấy lúc khô ráo, nếu có nước tằm ăn vào sẽ nhiễm lạnh và chết", chị Hồng cho biết thêm.

Hai đứa trẻ ở thị trấn Cành Nàng tranh thủ những ngày hè chưa tới trường giúp bố mẹ thu hoạch tằm chín.

Tằm chín sẽ có thương lái đến tận nhà thu mua, sau đó mang đi các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá... bán cho các nhà hàng. Giá tằm hiện dao động 70.000-80.000 đồng/kg.

Theo người dân, hai năm trước do ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến giá tằm xuống thấp, nhưng năm nay giá cả đã ổn định, có thời điểm đầu vụ lên đến 120.000 đồng/kg vẫn không có hàng xuất bán.

Tằm sắn là loại côn trùng giàu đạm, chất béo và chứa nhiều vitamin (A, B1, B2, PP, C), khoáng chất (nhất là canxi và photpho). Theo đông y, tằm chín vị mặn, bùi béo, thơm ngậy, tính ấm, được dùng làm thuốc bổ thần kinh, dành cho người ăn ngủ kém, trẻ em chậm lớn, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, cơ thể suy nhược...

Tằm sắn chủ yếu được chế biến rang, ăn kèm với lá mơ, lá lốt hoặc lá sung.

Video đính kèm bài ảnh: Mùa nuôi tằm lá sắn

Lê Hoàng