Công thức tính số nơtron trong hạt nhân

I. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

1. Điện tích hạt nhân

a) Proton mang điện tích $1+$

- Nếu hạt nhân có $Z$ proton

$ \Rightarrow$ Điện tích hạt nhân bằng $Z+$.

$ \Rightarrow$ Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng $Z$.

- Ví dụ: Oxi có 8 proton

$ \Rightarrow$ Điện tích hạt nhân oxi là $8+$.

$ \Rightarrow$ Số đơn vị điện tích hạt nhân oxi là $8$.

b) Nguyên tử trung hòa về điện: số proton bằng số electron

$ \Rightarrow$ $Z$ = số proton = số electron

- Ví dụ: Nguyên tử nitơ có số đơn vị điện tích hạt nhân là 7

$ \Rightarrow$ Nguyên tử nitơ có 7 proton và 7 electron.

2. Số khối

a) Số khối hạt nhân ($A$) bằng tổng của tổng số hạt proton ($Z$) và tổng số hạt nơtron ($N$)

- Công thức: $A = Z + N$

- Ví dụ: Hạt nhân nguyên tử Liti có 3 proton và 4 nơtron

$ \Rightarrow {A_{\,Liti}} = 3+4 = 7$

b) Số đơn vị điện tích hạt nhân $Z$ và số khối $A$ đặc trưng cơ bản cho hạt nhân và nguyên tử

- Khi biết $Z$ và $A$ của một nguyên tử:

$ \Rightarrow$ Số proton, số electron, số nơtron ($N=A-Z$) của nguyên tử đó.

- Ví dụ: Nguyên tử $Na$ có $A=23$ và $Z=11$

$ \Rightarrow$ $Na$ có 11 proton, 11 electron, 12 nơtron.

II. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Định nghĩa

- Nguyên tố hóa học gồm những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân ($Z$) nhưng khác số khối ($A$).

- Ví dụ: Tất cả các nguyên tử có $Z = 6$ đều thuộc nguyên tố cacbon.

$ \Rightarrow$ Các nguyên tử cacbon đều có 6 proton và 6 electron.

$ \Rightarrow$ Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân thì có cùng tính chất hóa học.

2. Số hiệu nguyên tử ($Z$)

- Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là $Z$.

$ \Rightarrow$ Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số proton = Số electron = $Z$

3. Kí hiệu nguyên tử

- Nguyên tố $X$ có số khối $A$ và số hiệu $Z$ được kí hiệu như sau:

${}_{Z}^{A}X$

$ \longrightarrow$ $X$: Kí hiệu hóa học

$ \longrightarrow$ $A$: Số khối nguyên tử

$ \longrightarrow$ $Z$: Số hiệu nguyên tử

- Ví dụ:

${}_{11}^{23}Na$

$ \longrightarrow$ Số hiệu nguyên tử $Na$ = Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số proton = Số electron = $Z$ = $11$

$ \longrightarrow$ Số khối nguyên tử $A_{Na}= 23$ $ \Rightarrow$ Số nơtron $N_{Na}=23-11=12$

III. ĐỒNG VỊ

- Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau.

- Ví dụ:

+ Hiđro có 3 đồng vị là: ${}_{1}^{1}H$ , ${}_{1}^{2}H$ , ${}_{1}^{3}H$

+ Clo có 2 đồng vị là: ${}_{17}^{35}Cl$ , ${}_{17}^{37}Cl$

IV. NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Nguyên tử khối ($A$)

- Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử: cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.

- Do khối lượng của $e$ quá nhỏ nên nguyên tử khối coi như bằng số khối $A$.

$Nguyên\,\,tử\,\,khối = {m_p} + {m_n} = A$

- Ví dụ: Nguyên tử $P$ có $Z=15$ và $N=16$ $ \Rightarrow$ Nguyên tử khối của $P$ là $31$

2. Nguyên tử khối trung bình ($\bar A$)

- Do một nguyên tố thường có nhiều đồng vị nên nguyên tử khối của nguyên tố này là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó.

- Công thức:

$\bar A = \frac{{{A_1}.{x_1} + {A_2}.{x_2} + \,...\, + {A_n}.{x_n}}}{{100}}$

$ \longrightarrow$ ${A_1}, {A_2},…\,{A_n}$: Nguyên tử khối của các đồng vị

$ \longrightarrow$ ${x_1}, {x_2},…\,{x_n}$: Phần trăm số nguyên tử của các đồng vị

- Ví dụ: Nguyên tố Clo có 2 đồng vị là ${}_{17}^{35}Cl$ chiếm $75,77\%$ và ${}_{17}^{37}Cl$ chiếm $24,23\%$. Nguyên tử khối trung bình của Clo là:

${\bar A_{\,Cl}} = \frac{35.75,77 + 37.24,23}{100} \approx 35.5$


Page 2

Công thức tính số nơtron trong hạt nhân

SureLRN

Công thức tính số nơtron trong hạt nhân

Công thức tính số nơtron trong hạt nhân

Hạt nhân nguyên tử là gì? Thế nào là nguyên tố hóa học?

Công thức tính số nơtron trong hạt nhân

Hạt nhân nguyên tử


- Hạt nhân gồm các hạt proton và các hạt nơtron. Hạt nhân có Z proton thì có điện tích Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.   Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron. Z = P = E- Số khối A của hạt nhân: là tổng số proton Z và số nơtron N. A = Z + N

- Khối lượng nguyên tử bằng tổng số khối lượng proton, notron và electron, vì khối lượng electron rất nhỏ nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân.


- Nguyên tố hóa học: là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.- Tất cả các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có cùng số proton và cùng số electron. Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất hóa học giống nhau.- Số hiệu nguyên tử Z của một nguyên tố là số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố đó.- Số hiệu nguyên tử Z cho biết:+ Số proton trong hạt nhân nguyên tử.+ Số electron trong nguyên tử+ Nếu biết số khối A và số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố, ta tính được số nơtron trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó. N = A – Z- Kí hiệu nguyên tử: Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử.  Để kí hiệu nguyên tử, các chỉ số đặc trưng được ghi phía bên trái của kí hiệu nguyên tố.

       

Công thức tính số nơtron trong hạt nhân

Với: X là kí hiệu nguyên tố       A: Số khối       Z: số hiệu nguyên tử


Nguồn tin: Trang Hoahoc247

Những tin cũ hơn

 

Với giải bài 7 trang 180 sgk Vật lí lớp 12 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Vật lí lớp 12. Mời các bạn đón xem:

I. Cơ sở lý thuyết

1. Hạt nhân nguyên tử.

-Hạt nhângồm các hạt proton và các hạt nơtron. Hạt nhân có Z proton thì có điện tích Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron. Z = P = E

- Số khối A của hạt nhân: là tổng số proton Z và số nơtron N. A = Z + N

- Khối lượng nguyên tử bằng tổng số khối lượng proton, notron và electron, vì khối lượng electron rất nhỏ nên có thể coi khối lượngnguyên tửbằng khối lượng hạt nhân.

2. Nguyên tố hóa học:

-Nguyên tố hóa học: là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân

- Tất cả các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có cùng số proton và cùng số electron. Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất hóa học giống nhau.

- Số hiệu nguyên tử Z của một nguyên tố là số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố đó.

- Số hiệu nguyên tử Z cho biết:

+ Số proton trong hạt nhân nguyên tử.

+ Số electron trong nguyên tử

+ Nếu biết số khối A và số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố, ta tính được số nơtron trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó. N = A – Z

- Kí hiệu nguyên tử: Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Để kí hiệu nguyên tử, các chỉ số đặc trưng được ghi phía bên trái của kí hiệu nguyên tố.

Với: X là kí hiệu nguyên tố

A: Số khối

Z: số hiệu nguyên tử

II. Phương pháp xác định số notron

Giả sử một nguyên tử X có công thức cấu tạo ký hiệu: AZX

Trong đó:

  • X là tên của nguyên tử.
  • Z là số hiệu nguyên tử
  • A là số nucleon trong hạt nhân

Lưu ý: A = Z + N

  • A có tên gọi khác là số khối
  • N là số notron
  • Số Z = số hạt proton = số electron

Suy ra : N = A-Z

– Proton và nơtron đều có khối lượng xấp xỉ bằng 1đvC, electron có khối lượng quá nhỏ so với hạt nhân, có thể bỏ qua, do đó, có thể coi nguyên tử khối xấp xỉ bằng số khối của hạt nhân.

III. Bài tập

Bài tập 1: Hãy tìm số nucleon; số electron; số notron của các hạt nhân nguyên tử sau

Lời giải

a) 23892U

Ta thấy:

  • Số nucleon: A = 238
  • Số hiệu nguyên tử: Z = 92 => Số electron = 92
  • Số notron: N = A – Z = 238-92 = 146

b) 73Li

Ta thấy:

  • Số nucleon: A = 7
  • Số hiệu nguyên tử: Z = 3 => Số electron = 3
  • Số notron: N = A – Z = 7 – 3 = 4

c) 2713Al

Ta thấy

  • Số nucleon: A = 27
  • Số hiệu nguyên tử: Z = 13 => Số electron = 13
  • Số notron: N = A – Z = 27 – 13 = 14

d) 5626Fe

Ta thấy:

  • Số nucleon: A = 56
  • Số hiệu nguyên tử: Z = 26 => Số electron = 26
  • Số notron: N = A – Z = 56 – 26 = 30

Bài tập 2: Một hạt nhân nguyên tử có 143 notron và 92 electron. Hỏi số nucleon và kí hiệu của hạt nhân đó

Lời giải

Ta có:

  • N = 143
  • Z = số electron = 92

Số nucleon: A = N + Z = 143 + 92 = 235

Ký hiệu của hạt nhân nguyên tử cần tìm là: 23592U

Bài tập 3: Hãy so sánh số electron và số notron của hai hạt nhân sau: 2914Si và 5626Fe

Lời giải

Hạt nhân 2914Si

  • Số hiệu nguyên tử Z = 14 => số electron = 14
  • Số nucleon A = 29 => Số notron: N = A – Z = 29 – 14 = 15

Hạt nhân 5626Fe

  • Số hiệu nguyên tử Z = 26 => số electron = 26
  • Số nucleon A = 56 => Số notron: N = A – Z = 56 – 26 = 30

Từ phân tích trên, ta có:

  • Hạt nhân Fe có nhiều electron hơn hạt nhân Si: 26 – 14 = 12
  • Hạt nhân Fe có nhiều notron hơn hạt nhân Si: 30 – 15 = 15