Củ năng tươi nấu bao lâu chín

Mùa hè oi bức, nhiều người lại lựa chọn củ năng nấu chè để làm món giải nhiệt cho cả gia đình. Món ăn này không chỉ thơm ngon, hấp dẫn, khá dễ làm mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Hãy cùng chuyên mục Đồ uống, nước giải nhiệt của META tìm hiểu 4 cách nấu chè củ năng thanh mát qua bài viết này bạn nhé.

Cách nấu chè củ năng lá dứa nước cốt dừa thơm ngon

Chè củ năng lá dứa nước cốt dừa là một trong những món chè rất được yêu thích vào mùa hè. Sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên liệu sẽ tạo nên một món chè vừa có độ thanh mát, giòn sậm sựt lại cực kỳ thơm ngon, ngậy béo. Dưới đây là các nguyên liệu và công đoạn để làm nên món chè hấp dẫn này.

Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị

  • 300 gam củ năng
  • 3 muỗng canh bột năng
  • 100ml nước cốt dừa
  • 5 lá dứa
  • 2 muỗng canh nước lá dứa
  • 5 gam vừng trắng
  • 5 gam đậu phộng
  • 2 thìa cà phê muối
  • 150 gam đường phèn
  • 1 muỗng đường cát
  • Dụng cụ: Nồi inox, đũa, dao, chảo chống dính...

Chi tiết cách làm chè củ năng nước cốt dừa

Bước 1: Sơ chế củ năng

Củ năng mua về, bạn mang ra sửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi ngâm trong chậu nước có pha 1 thìa cà phê muối. Sau khoảng 10 phút, bạn rửa củ năng lại với nước sạch rồi cắt hạt lựu.

Tiếp đến, bạn chia củ năng thành 2 phần đều nhau để làm một phần màu trắng và 1 phần màu xanh.

Bước 2: Sên củ năng

  • Bạn cho 1 phần củ năng vào chảo chống dính cùng với 1 muỗng đường cát rồi cho thêm 2 muỗng canh nước lọc vào. Vừa đun bạn vừa đảo đều tay tới khi đường khô thì tắt bếp.
  • Phần củ năng còn lại, bạn cũng cho lên chảo rồi cho thêm 1 muỗng canh đường cát, 2 muỗng canh nước lá dứa và sên với lửa nhỏ. Đến khi nước cạn thì bạn tắt bếp.

Bước 3: Áo bột cho củ năng

Bạn cho từng phần củ năng vừa sên vào bát, rồi cho 2 muỗng canh bột năng vào và đảo đều. Sau đó, bạn cho củ năng vừa áo bột vào rây lọc để loại bỏ lớp bột dư.

Bước 4: Luộc củ năng

Bạn đun một nồi nước, khi nước sôi, bạn cho phần củ năng màu xanh vào luộc. Khi nào thấy củ năng nổi trên mặt nước thì bạn vớt ra và cho vào bát nước lạnh để chúng không bị dính vào nhau.

Sau đó, bạn làm tượng tự với phần củ năng màu trắng.

Bước 5: Nấu chè củ năng nước cốt dừa

Bạn bắc một nồi nước khác lên bếp rồi cho 400ml nước, 100 gam đường phèn vào đun sôi. Trong khi đợi nước sôi, bạn cho 1 muỗng canh bột năng vào 1 lít nước lọc khuấy lên cho tan.

Đợi đường phèn trong nồi tan hết, bạn cho 1/2 chỗ nước bột năng vừa pha vào nồi. Tiếp đến, bạn đợi cho nồi nước sôi lại thì cho hết phần củ năng luộc ở bước trên vào và nấu trong khoảng 5 phút nữa là được.

Bước 6: Nấu nước cốt dừa

Bạn cho 100ml nước cốt dừa, 100ml nước lọc vào 1 chiếc nồi khác, khuấy đều tay và đun trên lửa vừa. Sau đó, bạn cho 50 gam đường phèn vào khuấy cho tan.

Tiếp đến, bạn cho 1/2 thìa cà phê muối và lá dứa đã rửa sạch vào.

Bạn cho 1/2 phần nước bột năng còn lại vào khuấy đều để tạo độ sệt cho nước cốt dừa, đun thêm khoảng 2 - 3 phút thì tắt bếp.

Bước 7: Trình bày thành phẩm

Bạn múc chè củ năng ra bát, cho thêm 1 muỗng nước cốt dừa rồi rắc vừng rang, đậu phộng lên trên là có thể thưởng thức rồi đấy.

>> Xem thêm: Cách nấu chè đậu trắng bằng nồi cơm điện mau mềm, không bị sượng ngon nhất

Cách nấu chè hạt sen củ năng thanh mát

Chè hạt sen củ năng không chỉ thanh mát mà còn rất tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, loại chè này thường được mọi người khá yêu thích vào mùa hè.

Hạt sen thơm bùi kết hợp cùng củ năng giòn sần sật sẽ tạo nên món chè vô cùng hấp dẫn. Theo dõi các bước làm dưới đây để có thể tự mình thực hiện bạn nhé.

Nguyên liệu nấu chè hạt sen của năng

  • 300 gam củ năng
  • 200 gam hạt sen
  • 500 gam đường phèn (có thể điều chỉnh tùy vào sở thích)

Chi tiết cách nấu chè hạt sen củ năng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Củ năng đem rửa sạch, gọt vỏ rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó, bạn vớt ra, rửa lại 1 lần nữa. Nếu củ năng to, bạn có thể bổ làm đôi, làm 3 sao cho vừa miệng.
  • Với hạt sen khô, bạn rửa sạch rồi ngâm nước khoảng 2 tiếng. Nếu có hạt sen tươi thì bạn không cần ngâm mà chỉ cần rửa sạch là được.

Bước 2: Nấu chè

  • Bạn cho hạt sen vào nồi rồi đun trên bếp với lửa vừa cho tới khi hạt sen chín bở. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên nấu hạt sen quá lâu bởi sẽ khiến hạt sen nát và nước bị đục.
  • Sau đó, bạn vớt hạt sen đã chín vào bát và cho đường phèn vào ướp.
  • Khi đường tan hết, bạn cho toàn bộ hỗn hợp này vào nồi nước luộc hạt sen ban nãy rồi đun sôi. Khi nước sôi, bạn cho phần củ năng vào nấu thêm khoảng vài phút. Lưu ý không nấu quá lâu bởi sẽ khiến củ năng mất đi độ giòn đặc trưng.

Bước 3: Thành phẩm

Sau khi nấu chín, bạn múc chè hạt sen củ năng ra bát là có thể thưởng thức được rồi. Bạn có thể cho thêm thạch, nước cốt dừa, mè hoặc đậu phộng vào ăn chung nếu thích nhé.

>> Xem thêm: Cách nấu chè vải hạt sen, chè vải đậu xanh thơm ngon, thanh mát 

Cách nấu chè củ năng nhãn nhục ngọt thanh, bổ dưỡng

Món chè củ năng nhãn nhục này là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhãn nhục, củ năng và hạt sen. Với hương vị ngọt thanh, giàu dưỡng chất, món chè này cực thích hợp để sử dụng vào những ngày hè oi nóng. Dưới đây là các nguyên liệu và cách làm, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 200 gam củ năng
  • 200 gam hạt sen
  • 100 gam nhãn nhục
  • 300 gam đường phèn

Chi tiết cách nấu chè củ năng nhãn nhục

Bước 1: Bạn rửa sạch hạt sen rồi cho vào nồi áp suất hầm với 1 lít nước.

Bước 2: Rửa sạch củ năng và nhãn nhục rồi thái thành miếng vừa ăn.

Bước 3: Khi hạt sen chín mềm, bạn cho tiếp củ năng, nhãn nhục vào đun cùng rồi chờ cho sôi lại thì cho tiếp đường phèn vào.

Bước 4: Sau đó, bạn vặn lửa thật nhỏ và đun tiếp khoảng 5 phút nữa cho hạt sen ngấm đường thì tắt bếp.

Bước 5: Múc chè ra bát, chờ chè nguội và cho thêm đá bào vào là có thể thưởng thức được rồi đó.

>> Gợi ý: Cách làm đường phèn viên, cách nấu nước đường phèn pha đồ uống tại nhà

Cách nấu chè hạt sen củ năng táo đỏ

Chè hạt sen củ năng táo đỏ là một trong những gợi ý lý tưởng cho ngày hè oi nóng. Món chè này vừa ngon lại vừa giúp thanh nhiệt rất tốt cho sức khỏe. Mời bạn cùng theo dõi các bước làm nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 300 gam củ năng 
  • 100 gam nhãn nhục
  • 100 gam táo đỏ
  • 50 gam đường phèn
  • 1 nắm lá dứa

Cách nấu chè hạt sen củ năng táo đỏ

Bước 1: Bạn tiến hành sơ chế các nguyên liệu củ năng, nhãn nhục như cách làm đã chia sẻ bên trên. Với táo đỏ, bạn cũng nên rửa qua và để cho ráo nước.

Bước 2: Bạn cho 1,5 lít nước lọc vào nồi rồi cho thêm bó lá dứa đã được rửa sạch cùng đường phèn vào.

Bước 3: Khi đường phèn tan, bạn cho thêm nhãn nhục vào nấu cùng.

Bước 4: Khi nhãn nhục nở, bạn cho thêm táo đỏ vào.

Bước 5: Cuối cùng, bạn cho tất cả phần củ năng đã sơ chế vào nấu thêm vài phút nữa thì tắt bếp. Lưu ý không nên nấu lâu để củ năng vẫn giữ được độ giòn đặc trưng.

Bước 6: Bạn múc chè ra bát rồi chờ chè nguội và thưởng thức thôi.

>> Xem thêm: Cách nấu chè đậu trắng với nếp ngon mau mềm, không bị sượng

Trên đây là 4 cách nấu chè củ năng ngon, thanh mát giải nhiệt mùa hè đơn giản nhất để bạn tham khảo. Hi vọng rằng với những chia sẻ này của chúng tôi, bạn sẽ có thể thực hiện được nhiều món chè củ năng hấp dẫn để chiêu đãi bạn bè cùng những người thân yêu vào những ngày hè sắp tới.

Chúc bạn thành công.

Nếu có nhu cầu trang bị nồi áp suất, nồi inox, chảo chống dính hay các đồ gia dụng khác, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website META.vn hoặc liên hệ với số hotline bên dưới.

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Tham khảo thêm:

Gửi bình luận

Xem thêm: củ năng, cách nấu chè

Củ năng giòn sần sật là một loại nguyên liệu nấu ăn vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu củ năng là gì? Và những công dụng cùng cách chế biến loại củ này. Vì vậy, Cao đẳng nấu ăn Hà Nội sẽ giới thiệu tới bạn đọc những thông tin đó.

Củ năng có tên khoa học là Eleocharis dulcis (Burmef). Tuy nhiên với người Việt chúng ta, những cái tên như Mã thầy hay Bột tề có thể sẽ quen thuộc hơn. Loại quả này không chỉ được sử dụng trong các kỹ thuật chế biến món ăn. Mà chúng còn được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc Đông Y.

Củ năng tươi nấu bao lâu chín

Nhìn từ bên ngoài, củ năng cũng có dạng tròn hơi dẹt, khá giống với hành tây. Vỏ mã thầy màu đen và tương đối dày. Tuy nhiên, “thế giới” bên trong chính là một màu trắng tinh khiết. Khi gọt hết “lớp áo”, củ năng chỉ nên được sử dụng trong vòng 2-3 ngày. Còn nếu để nguyên vỏ nhưng qua công đoạn loại bỏ nước thì bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh lên tới 3 tuần. 

Loại củ này sinh sống nhiều tại các vùng khí hậu như Châu Á, Châu Úc hay Châu Phi và các quần đảo trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương,...

Củ Năng Có Công Dụng Gì?

Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận trong củ năng có chứa 

  • 68.52% nước.
  • 18,75% tinh bột.
  • 2,25% protein.
  • 0,19% lipid.
  • Còn lại là các chất pectin, đường, photpho, sắt cùng các vitamin…

Củ năng tươi nấu bao lâu chín

Do đó, củ năng đem lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng.

  • Giúp Giải Rượu: Khi tiêu thụ quá nhiều rượu hay bia, ta sẽ cảm thấy nóng và khó chịu. Khi đó, uống nước củ năng ép với một chút chanh, muối sẽ giúp cơ thể hình thành “tấm chắn” ngăn ngừa các chất độc của bia, rượu.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Với sự góp mặt của các axit béo như linoleic acid, củ năng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển ở thần kinh trẻ em.
  • Có tác động tích cực với đường ruột: Trong củ năng có hàm lượng khá lớn tinh bột. Tuy nhiên, chúng lại thuộc vào loại tiêu hóa chậm. Do đó, chúng sẽ giúp người dùng cải thiện các vấn đề tiêu hóa. Cũng như nâng cao sức khỏe đường ruột một cách hiệu quả.
  • Nâng cao khả năng kháng khuẩn: Hai loại nguyên tố flavonoids, polyphenolic đều tồn tại trong củ năng. Với tính chất kháng khuẩn tuyệt vời của mình, chúng sẽ góp phần cải thiện hoạt động dạ dày, giảm thiểu hiện tượng khó chịu, mất ngủ. Đặc biệt là có thể ngăn chặn và hạn chế sự phát triển của các loại virus và các tế bào ung thư.
  • Cải thiện sự ngon miệng: Đây là một công dụng tuyệt vời không kém của củ năng. Chúng đặc biệt thích hợp cho nhóm người già.

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Củ Năng

Theo Đông y, củ năng có thuộc tính hàn khá cao. Do đó, những người đang thuộc thể hư hàn không nên sử dụng loại củ này. Đồng thời, với tất cả mọi người, mỗi tuần chỉ nên thưởng thức củ năng từ 1-2 lần để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Củ năng tươi nấu bao lâu chín

Do sinh ra và lớn lên ở trong nước, củ năng có khả năng cao là nơi trú ngụ của tập thể ấu trùng sán. Vì vậy, bạn không nên ăn sống. Đồng thời khi gọt vỏ, cần bỏ nhiều ở phần cuống để đảm bảo loại bỏ được hết những ký sinh trùng gây bệnh.

Hướng Dẫn Chế Biến Củ Năng Đơn Giản Mà Ngon

Củ năng được ứng dụng nhiều vào các món chè. Trong bài viết này, Trường dạy nấu ăn sẽ chỉ bạn 2 cách nấu chè củ năng tại siêu đơn giản mà lại thơm ngon.

Nấu Chè Củ Năng Đường Phèn

Nguyên liệu:

  • Củ năng: 100gr.
  • Đường phèn: 270gr.
  • Dừa nạo: 200gr.
  • Bột năng: 100gr.
  • Củ dền: 1 củ.
  • Sữa tươi: 1 hộp.
  • Một chút lá dứa.

Cách làm

Củ năng tươi nấu bao lâu chín

Cùng học nấu ăn món chè củ năng đường phèn nhé!

Bước 1: Sơ chế

  • Củ năng: rửa sạch, gọt vỏ và đem đi cắt hạt lựu. Rồi chia làm 3 phần bằng nhau.
  • Củ dền: rửa sạch, bỏ vỏ rồi xay lấy nước và lọc bỏ xác.
  • Lá dứa: rửa sạch, cắt khúc vừa phải rồi cho vào máy xay cùng 100ml nước. Sau đó lọc lấy nước và bỏ xác.
  • Dừa nạo: Ngâm cùng 200ml nước ấm rồi vắt để lấy nước cốt. (Bạn cũng có thể lựa chọn mua nước cốt dừa có sẵn)
  • Với 3 phần củ năng: lần lượt ngâm 2 phần vào nước lá dứa, nước củ dền trong 15 phút. Rồi lắc bột năng. Còn 1 phần thì chỉ lắc bột năng. Như vậy, bạn sẽ thu được 3 loại củ năng với 3 màu: xanh, hồng, trắng.
  • Cho toàn bộ 200gr đường phèn vào 400ml nước để đun sôi. Sau đó để hạ nhiệt trong vòng 5 phút. Rồi cất vào tủ lạnh.

Bước 2: Chế biến

  • Đun sôi nước rồi cho lần lượt 3 loại củ năng vào cho chín. Khi thấy chúng nổi lên thì vớt ra, cho vào nước nguội.
  • Sử dụng 1 bát nước đường phèn đã lạnh để ngâm từng màu. Điều này sẽ đảm bảo củ năng được ngấm đường mà không bị dính với nhau.
  • Chế biến nước chè: Đổ 200ml nước cốt dừa cùng 100ml sữa tươi và 70gr đường phèn để đun sôi.

Vậy là xong. Bạn chỉ cần cho các loại củ năng vào nước chè, cho thêm đá viên và thưởng thức thôi.

Nấu Chè Củ Năng Hạt Sen

Nguyên liệu:

  • Củ năng: 300gr.
  • Hạt sen: 200gr.
  • Đường phèn: 500gr.

Cách làm:

Củ năng tươi nấu bao lâu chín

Trung cấp nấu ăn sẽ hướng dẫn bạn được cách nấu chè củ năng hạt sen siêu đơn giản!

Bước 1: Sơ chế 

  • Củ năng: Rửa sạch, bỏ vỏ rồi thái thành những miếng vừa ăn. Sau đó ngâm củ năng vào bát nước lạnh để giữ màu.
  • Hạt sen: Rửa sạch và ngâm trong nước lạnh khoảng 2 tiếng (với hạt sen khô). Nếu bạn sử dụng hạt sen tươi thì có thể bỏ qua bước ngâm hạt sen.

Bước 2: Chế biến

  • Bắc nồi lên bếp. Cho nước, hạt sen và nấu cho đến khi chín bở. Tuy nhiên không được nấu quá lâu. Điều này có thể khiến hạt sen bị nát và làm đục nước. Vì vậy, khi hạt sen đã chín bở thì ngay lập tức tắt bếp.
  • Vớt toàn bộ hạt sen ra và ướp đường phèn trong một cái bát. Thỉnh thưởng đảo nhẹ tay để hạt sen thấm đều nhé.
  • Bạn cho hết hỗn hợp vào nồi luộc sen vừa nãy để đun sôi. Sau đó bỏ củ năng vào.

Khi củ năng chín là món chè đã xong rồi. Công việc cuối cùng là đơm ra và thưởng thức thôi.

Củ năng có những lợi ích đặc biệt. Nhưng cũng có những tác hại nhất định nếu không sử dụng đúng cách. Điều này đòi hỏi bạn cần hiểu rõ về loại củ này. Hy vọng với những hướng dẫn dạy nấu ăn trên, bạn còn có thể tự mình chế biến các món chè củ năng để thưởng thức cùng người thân, bạn bè.