Đặc điểm của Ngân hàng chính sách

Ngân hàng chính sách xã hội được biết đến với vai trò là một tổ chức hoạt động với mục đích hỗ trợ người nghèo và được Nhà nước xây dựng chính sách hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã hiểu rõ về ngân hàng chính sách xã hội là gì này do đó chưa biết cách bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho mình. Trong bài viết dưới đây, Công ty luật ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc những quy định liên quan đến loại hình ngân hàng này từ các quy định mới nhất hiện nay.

Đặc điểm của Ngân hàng chính sách
Ngân hàng chính sách xã hội là gì

Ngân hàng chính sách xã hội là gì được quy định tại Quyết định số 525/QĐ-TTg ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một tổ chức tín dụng nhưng nhà nước là chủ thể có quyền sở hữu thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng chính sách xã hội có phạm vi hoạt động trên toàn quốc và có đầy đủ các đặc điểm của một pháp nhân. 

– Phương thức hoạt động chủ yếu của ngân hàng chính sách xã hội là xây dựng nguồn vốn từ nguồn là các tổ chức, cá nhân và nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo nhằm mục đích tạo lập quỹ để cho người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất. Đây cũng là một trong những biểu hiện của chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nước ta. 

Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng chính sách xã hội

– Mục đích của việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội là gì nhằm để cung cấp hoạt động tín dụng với chính sách ưu đãi dành cho người nghèo và một số đối tượng thuộc diện chính sách khác. 

– Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội là không phải vì lợi nhuận. 

– Theo quy định hiện hành, ngân hàng chính sách xã hội thực hiện chức năng và vai trò của mình thông qua các hoạt động tín dụng sau: 

+ Huy động vốn

+ Cho vay

+ Thanh toán

+ Ngân quỹ 

+ Nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế – xã hội.

– Ngân hàng chính sách xã hội có chức năng như một công cụ kinh tế của Nhà nước để thực hiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có thể được tiếp cận với nguồn vốn vay nhiều ưu đãi để thực hiện các mục đích phát triển. Từ đó giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đối sống, bảo đảm an sinh xã hội, dân giàu – nước mạnh.

Đối tượng cho vay của ngân hàng chính sách xã hội

Đối tượng cho vay của ngân hàng chính sách xã hội gồm: 

– Hộ nghèo

– Hộ cận nghèo

– Hộ mới thoát nghèo

– Hộ sản xuất

– Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nghèo, vùng khó khăn

Bộ máy tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội là gì được cơ cấu gồm các bộ phận như sau: 

Một là, Hội đồng quản trị ở Trung ương

– Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội gồm: Các thành viên chuyên trách và các thành viên kiêm nhiệm. Đây là những thành viên là đại diện của cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các tổ chức chính trị – xã hội được trao thẩm quyền. 

– Hội đồng quản trị giữ chức năng quản trị và quyết định tất cả các hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội. Gồm:

+ Chiến lược phát triển 

+ Kế hoạch hoạt động hàng năm

+ Ban hành các quy định, quy chế tổ chức và hoạt động 

– Ban chuyên gia tư vấn và Ban kiểm soát NHCSXH là cơ quan giúp việc cho Hội đồng quản trị

Hai là, Ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh và cấp huyện

– Ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh và cấp huyện là bộ phận được phân bố tại các chi nhánh của Ngân hàng chính sách xã hội các cấp. Trong đó, các thành viên là cán bộ tại các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) cùng cấp làm Trưởng ban. 

– Chức năng của Ban đại diện là thực hiện giám sát việc thực thi các Nghị quyết, và các quyết định của Hội đồng quản trị khi ban hành. 

Trên đây là những kiến thức do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích về Ngân hàng chính sách xã hội là gì. Có thể thấy vai trò quan trọng của tổ chức này trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo của nước ta. Nếu Qúy khách hàng còn có những vướng mắc nào khác liên quan đến Ngân hàng chính sách xã hội hoặc các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dịch vụ uy tín.

Ngân hàng chính sách (tiếng Anh: Policy Banks) là ngân hàng của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mà phục vụ cho các đối tượng khách hàng theo chính sách ưu tiên của Nhà nước.

Đặc điểm của Ngân hàng chính sách

Định nghĩa

Ngân hàng chính sách trong tiếng Anh là Policy Banks. Ngân hàng chính sách là ngân hàng của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mà phục vụ cho các đối tượng khách hàng theo chính sách ưu tiên của Nhà nước.

Đặc trưng

- Nguồn vốn của ngân hàng chính sách: Nguồn vốn chủ yếu là từ vốn của Ngân sách Nhà nước cấp, huy động vốn từ xã hội, bằng các hình thức phát hành chứng khoán, thu hút tiền gửi có kì hạn và không kì hạn, vốn tiếp nhận từ các dự án tài trợ không hoàn lại hay vay nợ của Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ của các nước.

- Hoạt động sử dụng vốn: Hoạt động của ngân hàng chính sách đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn ban đầu, bù đắp chi phí và có trách nhiệm phát triển vốn.

- Hoạt động chủ yếu là cho vay các đối tượng chính sách như người nghèo, sinh viên, xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu lao động, tạo việc làm...

- Do hoạt động ngân hàng không vì mục tiêu lợi nhuận, cho nên sự phân bổ vốn đầu tư phụ thuộc vào qui mô dự án và định hướng chính sách. Hơn nữa, thủ tục và điều kiện nói chung là đơn giản và linh hoạt theo từng đối tượng khách hàng vay.

- Ngoài ra, ngân hàng chính sách còn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh với chính sách ưu đãi cho các đối tượng khách hàng.

Liên hệ thực tiễn

- Ngân hàng chính sách ở các quốc gia có tên gọi khác nhau như: Ngân hàng bình dân (Pháp), ngân hang người nghèo (Băng-la-đét), ngân hàng chính sách (Thái Lan). 

- Ở Việt Nam, loại hình Ngân hàng này có Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển Việt Nam.

Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH)

NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. 

NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quĩ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.

NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo...

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính tiền tệ, NXB Tài chính)

Minh Lan

Ngân hàng Chính sách xã hội (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Bank for Social Policies, viết tắt: VBSP) là tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Khác với ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng là 0%; Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

Ngân hàng Chính sách xã hội