Đặc điểm của trò chơi học tập cho trẻ mầm non

Trau dồi kiến thức qua trò chơi vẫn luôn là cách giúp trẻ ghi nhớ và học hỏi hiệu quả nhất. Do đó, nhữngtrò chơi học tập luôn được phụ huynh và giáo viên quan tâm.

Dưới đây là các trò chơi học tập cho trẻ mầm non thú vị và hấp dẫn mà bố mẹ có thể tham khảo.:

1. Trò chơi "Ghi nhớ bước chân"

Trò chơi Ghi nhớ bước chân sẽ giúp củng cố kiến thức của trẻ về các loại hình học cơ bản như hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật Ngoài ra, đây cũng là hoạt động hỗ trợ phát triển kỹ năng quan sát và phản xạ nhanh của trẻ.

1.1. Chuẩn bị

Vẽ hoặc dán tranh vẽ các hình cơ bản (hình tròn, tam giác, hình vuông) xuống đất.

Đặc điểm của trò chơi học tập cho trẻ mầm non

1.2. Cách chơi

  • Cho trẻ chơi theo nhóm. Trước khi chơi, hãy cho một trẻ đại diện cho mỗi nhóm bốc thăm hoặc oẳn tù tì để chọn lượt chơi.
  • Nhóm phải đi vào đúng ô có hình vẽ theo mệnh lệnh của quản trò. Nếu trong đội có người đi sai, cả đội sẽ phải quay lại hình vẽ trước và nhường lượt chơi cho đội bạn. Khi kết thúc lần chơi, đội nào còn nhiều thành viên nhất thì đội đó thắng cuộc.

2. Trò chơi "Nhập vai các con vật"

Nhập vai các con vật là một trò chơi học tập của trẻ mầm non được nhiều bố mẹ và giáo viên áp dụng. Với trò chơi này, trẻ sẽ có cơ hội được rèn kỹ năng thính giác, nhận biết và phân biệt các con vật.

2.1. Chuẩn bị

Trò Nhập vai các con vật là trò chơi rất đơn giản, bố mẹ chỉ cần chuẩn bị nhạc bài hát Cá vàng bơi và những tấm tranh, ảnh hoặc video minh họa các động tác bơi, ngoi, lặn, múa của cá.

2.2. Cách chơi

  • Tất cả cùng nhau hát bài Cá vàng bơi, sau đó quản trò hỏi trẻ xem trong bài hát, chú cá vàng đã làm những động tác gì.
  • Sau khi trẻ trả lời, hãy cho con xem hình minh họa từng động tác (bơi, ngoi, lặn, múa), đồng thời giơ tay đếm 4 động tác đó. Trong trường hợp con không trả lời được, hãy cho trẻ vừa xem tranh vừa hát lại hành động trong bài để con kể tên.
  • Cuối cùng, tất cả cùng nhau thực hiện các hành động minh họa cho việc bơi, ngoi, lặn, múa của cá, đồng thời đếm từ 1 đến 4.

3. Trò chơi "Thi xem ai đếm đúng "

Trò chơi Thi xem ai đếm đúng sẽ tạo cơ hội cho trẻ vừa được luyện tập kỹ năng vận động tinh, phát triển kỹ năng nhận biết vừa tập đếm số cơ bản.

Đặc điểm của trò chơi học tập cho trẻ mầm non

3.1. Chuẩn bị

  • Nhiều dây có thắt nút với độ to vừa đủ để trẻ có thể sờ và nhận biết số lượng nút thắt. Lưu ý số nút thắt ở mỗi dây bằng nhau.
  • Khăn bịt mắt.

3.2. Cách chơi

Sau khi sử dụng dây bịt mắt trẻ, hãy phát cho mỗi trẻ một dây. Nhiệm vụ của trẻ là dùng tay để cảm nhận và đếm xem dây của mình có bao nhiêu nút thắt. Sau khi có hiệu lệnh từ quản trò (có thể sử dụng tiếng trống hoặc còi), trẻ sẽ bắt đầu đếm. Cuối cùng, trẻ nào đếm nhanh và đưa ra đáp án sớm nhất sẽ là người thắng cuộc.

4. Trờ chơi "Đoán tên các loại cây"

Đây sẽ là hoạt động ngoài trời thú vị và hấp dẫn đối với trẻ mầm non. Qua trò chơi Đoán tên các loại cây, trẻ sẽ được rèn kỹ năng vận động và phát triển ngôn ngữ của mình.

Đặc điểm của trò chơi học tập cho trẻ mầm non

4.1. Chuẩn bị

Đưa trẻ ra vườn để quan sát các loại cây cối.

4.2. Cách chơi

  • Quản trò yêu cầu trẻ quan sát các cây xung quanh mình, đồng thời ghi nhớ các đặc điểm của cây.
  • Quản trò miêu tả đặc điểm của từng loại cây. Nhiệm vụ của trẻ là lắng nghe, suy nghĩ và đoán xem đó là cây gì.
  • Sau đó, hãy hô: Một, hai, ba. Tìm cây, tìm cây! để trẻ chạy nhanh tới cây đó và gọi tên của cây. Ai chạy tới nhầm cây sẽ chịu một hình phạt nhỏ (ví dụ như nhảy lò cò).

5. Trò chơi "Cua cắp"

Cua cắp cũng là một trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo thú vị, vừa giúp trẻ luyện kỹ năng vận động tinh vừa học đếm số.

5.1. Chuẩn bị

  • Nhiều viên sỏi nhỏ và đã được rửa sạch.
  • Cốc cho trẻ để sỏi (số lượng cốc bằng với số người chơi).

5.2. Cách chơi

  • Trước khi chơi, hãy cho trẻ oẳn tù tì hoặc bốc thăm để chọn lượt chơi.
  • Bốc những viên sỏi thả xuống đất hoặt xuống mặt bàn.
  • Yêu cầu trẻ đan 10 ngón tay và nắm lại, chỉ để hai ngón trỏ duỗi thẳng ra làm càng cua. Sau đó, trẻ thay phiên nhau dùng hai ngón tay đó cắp từng viên sỏi nhưng tuyệt đối không được chạm vào viên sỏi khác. Nếu vi phạm, trẻ phải nhường lượt chơi cho bạn khác.
  • Trẻ sau khi cắp được sỏi phải đặt sỏi vào cốc của mình.
  • Quản trò tính giờ, khi hết giờ cốc của ai có nhiều sỏi hơn thì người đó thắng.

Nguồn: odphub.com

tham khao