Đảng ủy khác đảng bộ như thế nào năm 2024

TCCS - Thời gian qua, hoạt động của ban cán sự đảng và đảng ủy cơ quan bộ, ngành nói chung đã được thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hoạt động của ban cán sự đảng và đảng ủy cơ quan nảy sinh một số vấn đề, cần có những giải pháp giải quyết kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng.

Khái quát về ban cán sự đảng và đảng ủy cơ quan trong các bộ, ngành

Ban cán sự đảng của các bộ, ngành ở Trung ương là tổ chức đảng do Ban Bí thư thành lập, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Bí thư, thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với các bộ, ngành do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương.

Ngày 14-12-1992, Bộ Chính trị khóa VII đã ban hành Quyết định số 48-QĐ/TW, “Về việc lập ban cán sự đảng ở các bộ và cơ quan ngang bộ”. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VIII đến Đại hội XI đều quy định về lập ban cán sự đảng trong cơ quan hành pháp, tư pháp cấp trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 7-3-2013, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Quy định số 172-QĐ/TW, “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương”. Tiếp đó, ngày 7-2-2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 97-QĐ/TW, về “Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương” chỉ rõ nhiệm vụ của ban cán sự đảng ở các bộ, ngành trung ương:

1- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phương hướng, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức bộ máy, cán bộ theo thẩm quyền, phân cấp; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành chủ trương, quy định của Đảng; phối hợp với các cấp ủy đảng thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong đảng bộ.

2- Ban cán sự đảng thảo luận tập thể, biểu quyết và quyết nghị các vấn đề sau:

- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, lĩnh vực được phân công. Cụ thể hóa chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành các chương trình, kế hoạch thực hiện của cơ quan, ngành, lĩnh vực.

- Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án quan trọng mà ban cán sự đảng, cơ quan có trách nhiệm soạn thảo.

- Triển khai thí điểm một số chủ trương mới theo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Lãnh đạo, chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức, bộ máy và biên chế, công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo phân cấp.

- Lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành chủ trương, quy định của Đảng trong lĩnh vực được phân công. Cho chủ trương, quan điểm xử lý kỷ luật đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo phân cấp quản lý.

3- Phối hợp với các ban, cơ quan trung ương của Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và đảng ủy cơ quan để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng đảng bộ cơ quan trong sạch, vững mạnh.

Theo Quy định số 97-QĐ/TW, thành viên ban cán sự đảng các bộ, ngành gồm: bộ trưởng (hoặc người đứng đầu ngành), các thứ trưởng (hoặc các cấp phó của người đứng đầu ngành), vụ trưởng vụ tổ chức - cán bộ; thành viên khác (nếu có, một số nơi là chủ tịch công đoàn ngành) do ban cán sự đảng đề nghị, Ban Bí thư quyết định. Đồng chí bộ trưởng làm bí thư ban cán sự đảng, một đồng chí thứ trưởng làm phó bí thư ban cán sự đảng.

Quy định số 97-QĐ/TW quy định cụ thể về mối quan hệ giữa ban cán sự đảng với Bộ Chính trị, Ban Bí thư; với các ban, cơ quan trung ương của Đảng; với các đảng ủy khối trung ương; với đảng ủy cơ quan; với thủ trưởng (người đứng đầu) và tập thể lãnh đạo cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội; giữa các đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; quan hệ với tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.

Ban chấp hành đảng bộ cơ quan bộ, ngành (đảng ủy) do đại hội đảng bộ cơ quan bầu ra và là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ giữa hai kỳ đại hội. Theo Quy định số 215-QĐ/TW, ngày 5-12-2013, của Ban Bí thư, “Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên trực tiếp tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương”, đảng ủy cơ quan có 5 nhiệm vụ: lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng, tham gia công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng tổ chức đảng, lãnh đạo các đoàn thể quần chúng.

Như vậy, trong mỗi bộ, ngành, ban cán sự đảng là tổ chức đảng lãnh đạo hoạt động của toàn ngành, nhưng không phải là tổ chức đảng lãnh đạo toàn diện. Đảng ủy cơ quan lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng, tham gia công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng tổ chức đảng và lãnh đạo các tổ chính trị - xã hội trong cơ quan. Theo Quy định số 97-QĐ/TW, thủ trưởng (người đứng đầu) và tập thể lãnh đạo cơ quan căn cứ nghị quyết, kết luận của ban cán sự đảng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật, điều lệ mỗi tổ chức. Tuy nhiên, ban cán sự đảng không phải là tổ chức đảng cấp trên của đảng ủy cơ quan. Quy định số 97-QĐ/TW chỉ rõ: Ban cán sự đảng có trách nhiệm phối hợp với đảng ủy cơ quan trong việc tổ chức học tập, quán triệt chủ trương, quy định của Đảng; lãnh đạo thực hiện các nghị quyết, quyết định của ban cán sự đảng liên quan đến nhiệm vụ chính trị; lãnh đạo công tác kiểm tra và trao đổi ý kiến bằng văn bản đối với những nội dung về công tác cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý; xây dựng đảng bộ cơ quan trong sạch, vững mạnh. Ban cán sự đảng kịp thời thông báo với đảng ủy cơ quan những chủ trương, nghị quyết của ban cán sự đảng liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan để đảng ủy cơ quan góp ý kiến, phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tuy ban cán sự đảng không phải là cấp trên của đảng ủy cơ quan, nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, ban cán sự đảng là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo đối với thủ trưởng cơ quan bộ, ngành và phối hợp với đảng ủy cơ quan trong việc triển khai các nhiệm vụ, nội dung công tác.

Đảng ủy khác đảng bộ như thế nào năm 2024
Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng đoàn kiểm tra 544 chủ trì Hội nghị triển khai quyết định kiểm tra của Ban Bí thư đối với Ban Cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam_Ảnh: TTXVN

Thực trạng hoạt động, mối quan hệ giữa ban cán sự đảng với đảng ủy cơ quan trong các bộ, ngành

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, theo quy định của Bộ Chính trị, ban cán sự đảng các bộ, ngành chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức các hội nghị phổ biến, tuyên truyền, quán triệt; tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành; chủ trì triển khai cụ thể hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng thành chương trình, kế hoạch công tác của bộ, ngành. Trong quá trình triển khai, ban cán sự đảng mời đảng ủy cơ quan tham gia phối hợp, tham gia ý kiến, phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Ban cán sự đảng phối hợp với đảng ủy cơ quan thực hiện đúng quy trình, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ; khi xem xét và quyết định kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, triển khai các khâu trong công tác cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ, đã chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của bộ, ngành. Ban cán sự đảng chủ trì thực hiện các quy trình của công tác cán bộ, đặc biệt là trong thực hiện quy hoạch cán bộ các cấp, giới thiệu cán bộ ứng cử vào các vị trí công tác theo yêu cầu; thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ…, ban cán sự đảng đã tổ chức đầy đủ việc tham gia ý kiến của ban thường vụ đảng ủy và đảng ủy cơ quan. Do chỉ có văn phòng kiêm nhiệm, gồm chủ yếu các cán bộ kiêm nhiệm giúp việc, nên ban cán sự đảng bộ, ngành gặp không ít khó khăn trong hoạt động, trong đó có việc thẩm tra, xác minh cán bộ có vấn đề cần xem xét về chính trị nội bộ; tuy nhiên, công tác bảo vệ chính trị nội bộ vẫn được thực hiện bảo đảm các quy định của Đảng, Nhà nước. Trong xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ, công chức, ban cán sự đảng đã thực hiện đúng nguyên tắc, phối hợp chặt chẽ với đảng ủy cơ quan, nên nhiều vụ, việc phức tạp ở một số nơi đã được giải quyết.

Trong công tác kiểm tra, giám sát, ban cán sự đảng các bộ, ngành đã quán triệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ. Ban cán sự đảng đã chỉ đạo thanh tra bộ, ngành phối hợp với ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ quan trong kiểm tra, giải quyết một số vụ, việc ở cơ quan bộ, ngành. Các ban cán sự đảng bộ, ngành đã phối hợp với Ủy ban kiểm tra Trung ương xây dựng, trình Ban Bí thư ban hành Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương với ban cán sự đảng bộ, ngành. Một số ban cán sự đảng bộ, ngành đã phối hợp với đảng ủy cơ quan xây dựng quy định, quy trình về kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo,… đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện ban cán sự đảng quản lý.

Nhìn tổng thể, hoạt động của ban cán sự đảng và đảng ủy cơ quan bộ, ngành nói chung đã thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của ban cán sự đảng và đảng ủy cơ quan các bộ, ngành thời gian qua vẫn bộc lộ một số hạn chế sau:

Một là, có sự chồng chéo trong hoạt động của đảng ủy cơ quan với ban cán sự đảng ở các bộ, ngành. Đơn cử, hoạt động phổ biến, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, của đảng ủy bộ, ngành triển khai theo kế hoạch “ngành dọc” của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, nhưng do yêu cầu, nhiệm vụ công tác của bộ, ngành, nên vẫn văn bản đó, lại phải tiếp tục triển khai với nội dung có chiều sâu hơn theo kế hoạch của ban cán sự đảng bộ, ngành… Hiện nay, ở cấp bộ, ngành, có 4 chủ thể có mối quan hệ đan xen là: ban cán sự đảng, đảng ủy, tập thể lãnh đạo bộ, ngành, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương. Đảng ủy Khối vừa có quan hệ cấp trên với đảng ủy bộ, ngành, vừa có quan hệ phối hợp công tác với ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo bộ, ngành. Do đó, nếu không xử lý tốt sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong mối quan hệ đan xen phức tạp của 4 chủ thể trên, nhất là giữa ban cán sự đảng và đảng ủy bộ, ngành.

Đảng ủy khác đảng bộ như thế nào năm 2024
Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương làm việc với Ban Cán sự đảng và Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư_Nguồn: mpi.gov.vn

Hai là, ở một số nơi, trong thực hiện các quy trình của công tác cán bộ đã nảy sinh sự thiếu thống nhất giữa ban cán sự đảng bộ, ngành với đảng ủy cơ quan bộ, ngành và gây ra nhiều hệ lụy. Trong chỉ đạo công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của bộ, ban cán sự đảng bộ, ngành cho ý kiến chỉ đạo về nhân sự; còn đảng ủy cơ quan trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện quy trình các bước, bỏ phiếu, lấy phiếu đánh giá, tín nhiệm... Trên cơ sở kết quả bỏ phiếu, lấy phiếu tín nhiệm đó, ban cán sự quyết định quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Khi bí thư ban cán sự và bí thư đảng ủy cơ quan thực hiện đúng trách nhiệm, xác định đúng vai trò, phối hợp chặt chẽ trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị thì công việc sẽ suôn sẻ. Còn trong trường hợp bí thư đảng ủy cơ quan bộ, ngành không phối hợp chặt chẽ với bí thư ban cán sự, thậm chí “bất hợp tác”, mâu thuẫn…, thì có thể xảy ra nhiều tình huống phức tạp, như bí thư đảng ủy sử dụng vị trí, mối quan hệ của mình để “hướng lái” làm “xô lệch” phiếu bầu, không bảo đảm khách quan, có khi trái ngược với chỉ đạo của ban cán sự; hoặc khi bí thư đảng ủy cơ quan thể hiện “quyền anh, quyền tôi”, cho rằng, “tôi với anh ngang nhau”, “anh không phải là cấp trên của tôi”…, gây ra mất đoàn kết và bầu không khí nặng nề trong cơ quan. Khi thiếu sự thống nhất giữa bí thư ban cán sự và bí thư đảng ủy cơ quan, thì việc xem xét kỷ luật cán bộ cũng gặp khó khăn. Đơn cử như, quá trình theo dõi, xem xét, đánh giá cán bộ, ban cán sự đảng xác định vi phạm của cán bộ đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật; song, khi chỉ đạo thực hiện quá trình đó, đảng ủy cơ quan lại cố tình “buông nhẹ”, thực hiện quy trình không đúng, vòng vo, kéo dài, không nghiêm túc. Mặt khác, trong trường hợp ban cán sự đảng, nhất là bí thư ban cán sự đảng vi phạm nguyên tắc tổ chức của Đảng, vi phạm pháp luật, thì đảng ủy cơ quan hầu như không phát huy được vai trò lãnh đạo, mất sức chiến đấu.

Như vậy, mối quan hệ giữa bí thư ban cán sự đảng bộ, ngành với bí thư đảng ủy cơ quan bộ, ngành là mối quan hệ phối hợp gắn kết, chung sức, chung lòng, sẻ chia trách nhiệm; nhưng trong thực tế, ở nơi này, nơi kia khi vẫn nảy sinh vấn đề trong quan hệ giữa hai vị trí này, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan. Vì vậy, một số bộ, ngành đã thiết kế, sắp xếp bí thư ban cán sự đảng bộ, ngành kiêm nhiệm (đồng thời) là bí thư đảng ủy cơ quan (như Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Mô hình này mới chỉ thực hiện ở một số bộ, ngành, trong một số giai đoạn và chưa được đánh giá, tổng kết và nhân rộng.

Vấn đề đặt ra và một số đề xuất trong giải quyết mối quan hệ giữa ban cán sự đảng với tổ chức đảng trong các bộ, ngành hiện nay

Từ thực tiễn hoạt động của ban cán sự đảng các bộ, ngành với đảng ủy cơ quan các bộ, ngành thời gian qua, đặt ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, cần phân định rõ ràng hơn về thẩm quyền, trách nhiệm trong một số hoạt động giữa ban cán sự đảng bộ, ngành với đảng ủy cơ quan.

Ban cán sự đảng bộ, ngành quyết nghị về “quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và chế độ, chính sách… đối với cán bộ”, đảng ủy cơ quan “tham gia công tác tổ chức, cán bộ”; nhưng trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ, “đảng ủy cấp trên cơ sở trong các bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, quyết định việc bố trí cán bộ, đảng viên có vấn đề chính trị cần xem xét”(1). Do đó, cần có sự chỉ đạo của ban cán sự, cơ quan có thẩm quyền về công tác cán bộ, thì đảng ủy cơ quan mới thực hiện khâu thẩm tra, xác minh, nếu không sẽ không đủ cơ sở, căn cứ để “quyết định thẩm tra, xác minh, kết luận… cán bộ, đảng viên có vấn đề chính trị cần xem xét”. Do vậy, một số ban cán sự gặp khó khăn bởi không có tổ chức, bộ máy để thực hiện khâu thẩm tra, xác minh, vốn khá phức tạp. Vì vậy, cần có quy định rõ ràng, cụ thể về việc ban cán sự đảng bộ, ngành phối hợp với đảng ủy cơ quan thực hiện nhiệm vụ này theo kế hoạch công tác cán bộ của ban cán sự đảng.

Trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phổ biến, quán triệt Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xác định trách nhiệm phối hợp giữa ban cán sự đảng, bí thư ban cán sự đảng với đảng ủy cơ quan theo hệ thống Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, cần tránh trùng lặp để đem lại hiệu quả cao nhất và trên cơ sở đó, thực hiện tốt quy định “ban cán sự đảng phối hợp với các Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương trong công tác xây dựng Đảng ở đảng bộ”.

Đảng ủy khác đảng bộ như thế nào năm 2024
Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải và Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Giao thông vận tải ký quy chế phối hợp công tác_Ảnh: mt.gov.vn

Thứ hai, tập trung xây dựng đảng bộ cơ quan bộ, ngành, nhất là ban chấp hành đảng bộ (đảng ủy), lựa chọn nhân sự bí thư đảng ủy cơ quan thực sự tiêu biểu cho đảng bộ về phẩm chất, trí tuệ, đoàn kết, uy tín, trách nhiệm.

Đảng ủy cơ quan cần được xây dựng, củng cố, kiện toàn, bảo đảm cơ cấu, nhưng yêu cầu chất lượng vẫn là hàng đầu. Về cơ cấu, đảng ủy có sự tham gia của lãnh đạo các đơn vị thực thuộc bộ, ngành, giúp việc quán xuyến chung toàn cơ quan được thuận lợi; ủy ban kiểm tra của đảng ủy có sự tham gia của lãnh đạo thanh tra bộ sẽ phát huy tác dụng, vai trò trên cả hai phương diện. Bí thư đảng ủy cơ quan bộ, ngành thông thường là thứ trưởng hoặc phó thủ trưởng ngành và phải đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, uy tín, trách nhiệm… theo quy định và cần có tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm chung. Trên cơ sở đó, đồng chí bí thư đảng ủy mới gắn kết được hoạt động của đảng ủy cơ quan với ban cán sự đảng bộ, ngành bằng ý thức, tinh thần trách nhiệm cao nhất, vì mục tiêu, nhiệm vụ chung.

Trong thực tiễn hoạt động, vận hành, đã bộc lộ một số vướng mắc trong quan hệ giữa ban cán sự đảng với đảng ủy cơ quan, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng. Do vậy, để giải quyết những vướng mắc đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng, cần bổ sung một số quy định, như:

Cần bổ sung cụ thể cơ chế ban cán sự đảng bộ, ngành phối hợp với “đảng ủy cấp trên cơ sở trong các bộ, ngành, cơ quan trung ương: quyết định thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định việc bố trí cán bộ, đảng viên có vấn đề chính trị cần xem xét”. Nghiên cứu, cụ thể hóa quy định ban cán sự đảng bộ, ngành “được sử dụng bộ máy giúp việc chuyên môn của cơ quan, đơn vị để thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo”. Hiện nay, việc được lập văn phòng ban cán sự đảng bộ, ngành với số lượng biên chế nhất định cũng chỉ đáp ứng yêu cầu cơ bản về hành chính… Những công việc liên quan đến công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng… đòi hỏi nhiều hơn về công sức và lực lượng. Việc sử dụng bộ máy giúp việc chuyên môn của cơ quan, đơn vị để thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo của ban cán sự đảng bộ, ngành nên theo hướng lập phòng (hay tổ, bộ phận bảo vệ chính trị nội bộ) trong vụ tổ chức - cán bộ, tham mưu giúp ban cán sự đảng trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ, trực tiếp thực hiện thẩm tra, xác minh cán bộ, đảng viên có vấn đề cần xem xét về chính trị nội bộ. Thực tế nhiều năm trước đây, Cục Bảo vệ chính trị nội bộ, Ban Tổ chức Trung ương đã tham gia với Bộ Công thương lập Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ trong Vụ Tổ chức - Cán bộ, làm công tác tham mưu, giúp việc cho ban cán sự đảng có kết quả tích cực. Mặt khác, nên sử dụng văn phòng cơ quan bộ, ngành thực hiện một số công việc giúp ban cán sự đảng; có thể hợp nhất văn phòng đảng ủy cơ quan với văn phòng ban cán sự đảng để thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho ban cán sự đảng bộ, ngành và đảng ủy cơ quan một cách hiệu quả hơn.

Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá mô hình bí thư ban cán sự đồng thời là bí thư đảng ủy cơ quan; nghiên cứu mô hình hợp nhất ban cán sự đảng với đảng ủy cơ quan bộ, ngành thành một tổ chức đảng duy nhất trong mỗi bộ, ngành.

Trong thực tế, vai trò của đảng bộ, trực tiếp là đảng ủy cơ quan trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị chưa thực sự rõ, thậm chí còn mờ nhạt. Việc phát huy vai trò của đảng viên, đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, đảng viên là chuyên viên, chuyên gia và công tác quản lý đảng viên chưa được thực hiện tốt. Các hoạt động còn nặng tính hình thức, thiếu thiết thực, sinh hoạt chi bộ có nơi còn chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, nguyên tắc tự phê bình và phê bình còn bị xem nhẹ.

Trong xu thế thực hiện cải cách hành chính nhà nước và cải cách hành chính trong Đảng và hiệu quả từ các mô hình đã có, việc nhất thể hóa người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức đảng, thực hiện bí thư ban cán sự đảng kiêm bí thư đảng ủy cơ quan là cần thiết để giải quyết một số vấn đề vướng mắc đặt ra, nhằm ổn định tình hình, xây dựng và phát triển cơ quan… Khi thực hiện mô hình bí thư ban cán sự đồng thời là bí thư đảng ủy cơ quan thì một đồng chí thứ trưởng, phó thủ trưởng ngành giữ chức phó bí thư thường trực đảng ủy cơ quan. Đồng thời, nghiên cứu mô hình hợp nhất ban cán sự đảng với đảng ủy cơ quan thành một tổ chức đảng duy nhất ở mỗi bộ, ngành để tập trung, thống nhất và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng (hiện nay, Văn phòng Chính phủ đã thực hiện theo mô hình này). Nhìn rộng hơn, cần bổ sung quy định về mối quan hệ công tác giữa Ban Cán sự đảng Chính phủ và ban cán sự đảng các bộ, ngành, khi về “mặt chuyên môn”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là cơ quan lãnh đạo các bộ, ngành, nhưng về “công tác đảng” thì Ban Cán sự đảng Chính phủ và ban cán sự đảng bộ, ngành chỉ là quan hệ phối hợp (do cùng cấp quyết định) nên gây không ít khó khăn, bất cập trong quan hệ công tác giữa hai chủ thể trên, cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Do đó, cần nghiên cứu chế định mang tính ràng buộc về trách nhiệm lãnh đạo giữa Ban Cán sự đảng Chính phủ và ban cán sự đảng các bộ, ngành, chứ không đơn thuần là cơ chế “phối hợp”./.

------

(1) Xem: Khoản 6, Điều 15, Quy định số 58-QĐ/TW, của Bộ Chính trị, ngày 08-02-2022, “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”