Đánh giá chất lượng đất cát năm 2024

Nền đất đóng vai trò cốt lõi trong tất cả mọi công trình. Vì vậy cần kiểm tra đất tốt hay xấu. Nó có thể ảnh hưởng tới chất lượng và tuổi thọ của ngôi nhà. Làm sao để nhận biết đất mình là đất tốt hay đất xấu. Xây dựng LACO sẽ tư vấn cho bạn những kiến thức cần thiết. Để bạn có thể tự kiểm tra đất nền nhà mình trước khi quyết định xây công trình nhé!

Đánh giá chất lượng đất cát năm 2024

I. ĐẤT TỐT VÀ ĐẤT YẾU

1.Đất tốt:

Các loại đất tốt có cấu trúc hạt thô không dính và dễ thoát nước. Như đất cát, sét pha cát hạt lớn, đất đỏ, đất đỏ pha sỏi…. Loại đất này có khả năng chịu lực tốt vì chúng không thay đổi đáng kể về thể tích. Không gây lún nên chịu lực trực tiếp móng nhà trên nó. Các loại móng hay làm là móng đơn hay móng băng. Các loại đất này trong quá trình đào bới, san lấp có thể làm thay đổi cấu trúc đất do đó sẽ giảm lực đỡ của đất. Khả năng chịu tải của hai loại đất dính và không dính có thể cải thiện bằng cách đầm thật chặt trước khi làm nhà.

Đánh giá chất lượng đất cát năm 2024

Khi công trình có tải trọng lớn và móng chịu tải nặng có thể lún quá mức khi đất thổ trở nên bão hòa thì mới thay phương án móng khác (móng cọc, khoan nhồi).

2.Các lọai đất yếu

Các loại đất yếu ít chịu tải nên thận trọng đối với công trình như đất sét, sét dẻo pha cát, đất bùn sệt…Các loại đất này chịu nén kém hay dễ bị trương nở lớn, chất dẻo cao, cát và bùn đất lỏng ,không thoát nước tốt.

Đánh giá chất lượng đất cát năm 2024
Đất yếu hay không đủ cường độ thì có thể đưa đến nhiều ảnh hưởng tai hại đến nền nhà, móng hoặc phần cấu trúc bên trên. Những ảnh hưởng này là do lún hay sự chênh lệt trong chuyển động hay bởi thiếu tỷ trọng, hay thay đổi độ ẩm của đất nền chịu tải.Loại đất này muốn chịu tải được phải gia cố nền móng bằng nhiều phương pháp.

II. KHẢO SÁT NỀN ĐẤT

Việc phân loại và xác định đúng loại đất, độ chặt, độ dẻo, khả năng chịu tải và các đặc tính khác của đất giúp cho người thiết kế tính toán phương án móng hợp lý tránh được rủi do cho công trình. Kiểm tra đất tốt hay xấu giúp cho quyết định được phương pháp cần sử dụng. Đối với mỗi nền đất việc khảo sát là rất quan trọng nó cho ta biết được loại đất tốt hay xấu, từ đó giúp ta tính toán được mức chi phí đầu tư cho công trình.

Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.

Theo đó, tại quy định về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, bản đồ đất được hiểu như sau:

Chất lượng đất đai là một thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đất đai đối với một kiểu sử dụng cụ thể như: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa (loại đất), độ dốc (0 - 30; > 3 - 80;...). Chất lượng đất đai được phân định và mô tả bởi các thuộc tính cụ thể: hàm lượng các chất dinh dưỡng, khả năng hấp thu (CEC), độ chua, thành phần cơ giới… của đất (còn gọi là độ phì nhiêu của đất).

Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về thuật ngữ chất lượng đất đai. Để hiể rõ và chi tiết hơn về thuật ngữ này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 14/2012/TT-BTNMT.

Tôi đang thi công cho 2 công trình thuộc ngân sách nhà nước. Tôi có đem 2 mẫu cát, đá đi thí nghiệm ở 2 phòng LAS-XD khác nhau, 1 của tư nhân và 1 của Trung Tâm Kiểm Định thuộc Sở Xây Dựng. Nhưng 2 phòng LAS-XD này lại thí nghiệm theo 2 tiêu chuẩn khác nhau

Cục Giám định có công văn số 606/GĐ-GĐ1 trả lời câu hỏi về áp dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cát, đá xây dựng và cách đánh giá đường kính cốt thép trong xây dựng

Cục Giám định trả lời Ông Trần Trương Nhật Luân về áp dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cát, đá xây dựng và cách đánh giá đường kính cốt thép trong xây dựng

Sau khi nghiên cứu các câu hỏi của quý ông nêu trong thư điện tử địa chỉ [email protected] ngày 06/8/2007, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cú ý kiến như sau:

Câu hỏi 1:

- Tôi đang thi công cho 2 công trình thuộc ngân sách nhà nước. Tôi có đem 2 mẫu cát, đá đi thí nghiệm ở 2 phòng LAS-XD khác nhau, 1 của tư nhân và 1 của Trung Tâm Kiểm Định thuộc Sở Xây Dựng. Nhưng 2 phòng LAS-XD này lại thí nghiệm theo 2 tiêu chuẩn khác nhau: đơn vị tư nhân thì theo TCVN 7570:2006 và TCVN 7572:2006, của Trung Tâm Kiểm Định thì theo TCVN 1770:1986 và TCVN 1772:1986,...

- Đơn vị giám sát không chấp nhận kết quả của Trung Tâm Kiểm Định, buộc phải thực hiện theo tiờu chuẩn mới.

- Theo giải thích của Trung Tâm Kiểm Định thì 2 tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 và TCVN 7572:2006 là 2 tiêu chuẩn mới, chưa có hiệu lực. 2 tiêu chuẩn này chỉ được sử dụng khi Bộ Xây Dựng gởi về cho các Sở Xây Dựng và từ Sở mới triển khai cho các phòng LAS-XD khác, đơn vị tư nhân kia đó thực hiện sớm không đúng quy định.

- Như vậy, 2 tiêu chuẩn mới kia đó có hiệu lực chưa? Xin Cục Giám định cho biết để tôi trả lời với đơn vị giám sát.

Trả lời:

1. Cát (hay cốt liệu nhỏ) và đá (hay cốt liệu lớn) dùng cho xây dựng được kiểm tra, đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật có mã số TCVN 7570:2006 và tiêu chuẩn về phương pháp thử đó có mã số TCVN 7572:2006.

Các tiêu chuẩn “ TCVN 7570:2006- Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật” và Tiêu chuẩn “ TCVN 7572:2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử” được Nhà nước ban hành và có hiệu lực thi hành từ năm 2006 với những nội dung cần thiết phù hợp với tình hình hiện nay. Trong các lời nói đầu của các tiêu chuẩn này đó nêu ra việc thay thế các tiêu chuẩn cũ, cụ thể là:

  1. Tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 đó thay thế “TCVN 1770:1986 – Cát xây dựng -Yêu cầu kỹ thuật” và “ TCVN 1771:1987- Đá dăm sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật”
  1. Tiêu chuẩn TCVN 7572:2006 đó thay thế “ TCVN 1772:1987- Đá sỏi trong xây dựng - Phương pháp thử”.

2. Như vậy việc Nhà thầu giám sát thi công xây dựng không công nhận kết quả thí nghiệm cát, đá do phòng thí nghiệm vật liệu & kết cấu công trình thuộc Trung tâm tư vấn & kiểm định xây dựng thuộc Sở Xây dựng là hoàn toàn có cơ sở. Ông Luân có thể hoàn toàn yên tâm trình kết quả thớ nghiệm do phòng thí nghiệm LAS XD của tư nhân với nhà thầu giám sát thi công xây dựng để làm căn cứ nghiệm thu.

Câu hỏi 2:

Theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 "Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu" quy định "cốt thép dùng trong thiết kế bêtông cốt thép phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5574:1991 và TCVN 1651:1985.

- Khi tôi đem thép đi thí nghiệm thì đơn vị thí nghiệm lại đánh giá thép tròn trơn theo TCVN 1651:1985, còn thép gai lại đánh giá theo TCVN 6285:1997 và bảo rằng dung sai đường kính đạt theo tiêu chuẩn.

- Nhưng khi đơn vị thực hiện "kiểm tra chứng nhận chất lượng phù hợp" xem kết quả thí nghiệm, lại đánh giá đường kính cốt thép theo TCVN 6285:1997 và theo mục 4.1.5 của TCVN 4453:1995 "đường kính cốt thép không được vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính" và kết quả là thép của tôi không đạt đường kính danh nghĩa theo TCVN 4453:1995.

- Như vậy trong 3 cách đánh giá đường kính danh nghĩa của cốt thép TCVN 1651:1985, TCVN 6285:1997 và mục 4.1.5 của TCVN 4453:1995 tiêu chuẩn nào

Trả lời:

1. Tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Qui phạm thi công và nghiệm thu” qui định cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải phù hợp với TCVN 5574:1991 “Kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế” và TCVN 1651:1985 “Thép cốt bê tông cán nóng” là đúng.

2. Ngay tại lời nói đầu của Tiêu chuẩn “ TCVN 6285:1997- Thép cốt bê tông- Thép thanh vằn ” đó nêu ra : “TCVN 6285:1997 thay thế cho các điều quy định cho thép cốt thép nhóm CI, CII, CIII của TCVN 1651: 1985”. Bởi vậy đơn vị thí nghiệm đó áp dụng đúng tiêu chuẩn, cụ thể là:

  1. Mục 1.4 của TCVN 1651:1985 đó quy định “ Sai lệch cho phép về đường kính của thép cốt tròn nhẵn phải phự hợp với TCVN 1650: 1985. Thộp tròn cán nóng.
  1. Kích thước (đường kính danh nghĩa, diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa), khối lượng và dung sai được nêu trại mục 4 của TCVN 6286:1997.

3. Do ban hành trước nên TCVN 4453:1995 không đề cập đến TCVN 6285:1997 . TCVN 1651:1985 lại không qui định về dung sai đường kính cốt thép gai, do đó đơn vị “kiểm tra chứng nhận chất lượng phù hợp” đó áp dụng TCVN 6285:1997 để đánh giá đường kính cốt thép là hợp lý.

Mục 4.1.5 của TCVN 4453:1995 yêu cầu “ Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo: Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại ”. Đây không phải qui định về dung sai cho phép của đường kính cốt thép. Bởi vậy, việc đơn vị “kiểm tra chứng nhận chất lượng phù hợp” xem kết quả thí nghiệm và áp dụng mục 4.1.5 của TCVN 4453:1995 để đánh giá thép có đường kính không đạt tiêu chuẩn là không đúng.

Tóm lại:

- TCVN 1651:1985 và TCVN 6285:1997 qui định dung sai cho phép của đường kính cốt thép. Các tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá đường kính cốt thép trước khi đưa vào sử dụng dùng cho công trình

- TCVN 4453:1995 qui định mức độ hao mòn cho phép của đường kính cốt thép khi bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác trong quá trình thi công. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá sự hao mòn đường kính cốt thép trong quá trình thi công.

Công ty TNHH thiết bị kỹ thuật và sản xuất Trung Anh. Chuyên cung cấp thiết bị máy thí nghiệm phong las xây dựng Chất lượng - Uy tín tại Hà Nội.