Đánh giá dấu vết kim loại năm 2024

Thực tiễn điều tra các vụ án hình sự cho thấy, sau khi tội phạm xảy ra thường có nhiều loại dấu vết khác nhau được để lại ở hiện trường. Đây là những phản ánh vật chất do hành vi phạm tội gây ra được lưu giữ trên các đồ vật khác nhau dưới các dạng thể rắn, thế lỏng, thế khí, mùi vị, âm thanh, ánh sáng, từ trường, điện trường...

Đánh giá dấu vết kim loại năm 2024
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Thực tiễn điều tra các loại dấu vết hình sự trong vụ án

- Thực tiễn điều tra các vụ án hình sự cho thấy, sau khi tội phạm xảy ra thường có nhiều loại dấu vết khác nhau được để lại ở hiện trường (như: Dấu vết đường vân, dấu vết cơ học, dấu vết súng đạn; dấu vết in, dấu vết cắt, dấu vết trượt...). Đây là những phản ánh vật chất do hành vi phạm tội gây ra được lưu giữ trên các đồ vật khác nhau dưới các dạng thể rắn, thế lỏng, thế khí, mùi vị, âm thanh, ánh sáng, từ trường, điện trường... Các dấu vết (như dầu vẫn tay để lại trên tường, mặt bàn, ly...) được phát hiện và thu giữ nhờ các phương tiện khoa học kỹ thuật (kính lúp, bột ô xít nhôm, ô xít đồng, mạt sắt,.).

Tuy nhiên, chỉ khi nào việc thu giữ các dấu vết đó được thông qua các thủ tục pháp lý nghiêm ngặt theo quy định của BLTTHS (như: Biên ban khám nghiệm hiện trường, biên bản thu giữ mẫu vật, biên bản Xác minh, biên bản giám định,...) thì các dấu vết được phát hiện, thu Bitr tại hiện trường (sau khi được chuyển hóa) mới có thể được coi là chứng cứ và mới có giá trị chứng minh về các tình tiết của vụ án hình sự đã xảy ra. Cần chú ý: Đối với mỗi loại dấu vết cần phải có 1 phương tiện để phát hiện và thu thập thích hợp.(xem thêm: dịch vụ ly hôn)

Tình huống minh họa

Vào hồi 21h ngày 21/6/2018 tại KM 46+900 thuộc xã TM, thị xã ST, tỉnh H xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết 01 người. Người điều khiến xe ô tô trình bày nguyên nhân gây tai nạn chính là do nổ lốp xe. Tại biên bản khám nghiệm hiện trường có ghi nhận: Không có vết lốp răn để lại trên hiện trường, xe được xe khác kéo về. COĐT xác định lỗi thuộc về lái xe đã khởi tổ vụ án, khởi tả 1. can đối với đối tượng. Bị can P đã mời Luật sư bào chữa cho mình Sau khi tiếp cận vụ án, qua trao đôi với khách hàng, Luật sư nhôn định: Hiện trưởng vụ án và hiện trường tang vật rất quan trọng.(đọc thêm về: luật sư tư vấn ly hôn)

Luật su đã đến hiện trường vụ án, tuy nhiên theo thời gian, vụ án lại xảy nơi giao thông đi lại đồng nên hầu như không còn dấu vết tại hiện trường, ngoại trừ các đầu vết để lại theo đánh số và bản vẽ sơ bộ đánh dấu trên hiện trường. Luật sư đến nơi để tang vật liên quan đến vụ án, theo đó Luật sư quan sát tỉ mi về chiếc lốp xe, nhận thấy: Cơ quan công an đã không thảo lốp trước khi xe khác kéo xe gây tại nạn về, theo đó qua quan sát Luật sư khẳng định: Nếu có giám định cũng không còn khả năng kết luận: Lốp nổ trước khi gây tại nạn hay lốp no sau khi gây tai nạn. Luật sư tiếp tục đến hiện trường vụ án lần nữa va xác định: Tại hiện trường không có vết rê, vết phanh hay vết răn của ra lốp xe. Theo Luật sư nhận định: Lốp nổ trước khi gây tai nạn. Theo đó, Luật sư để nghị CQĐT cần đình chỉ vụ ản vì khách hàng không c lỗi khi tham gia giao thông.(tìm hiểu về: văn bản đơn ly hôn)

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết. Đại tá Nguyễn Văn Quyền, Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự (PC54) Công an Hà Nội bảo rằng, những vụ án giết người, đốt xác phi tang rất ít khi xảy ra, nhưng đó đều là những vụ án gây kinh hoàng trong dư luận nhân dân. Đặc điểm của những vụ án này là thủ phạm đều có sự tính toán từ trước, có ý thức hủy hoại hiện trường, tránh sự phát hiện của Cơ quan điều tra. Đây chính là thách thức của lực lượng điều tra nói chung và lực lượng kỹ thuật hình sự nói riêng khi bắt đầu bước chân vào hiện trường vụ án.

Sau khi cháy, các vật chứng liên quan đến vụ án đã bị than hóa khiến cho dấu vết gần như bị xóa hoàn toàn. Mặt khác, những vụ án đốt xác nạn nhân hoặc đốt hiện trường thường được đối tượng lựa chọn thời điểm khuya khoắt và địa điểm vắng vẻ nên hầu như không có nhân chứng để khai thác tài liệu liên quan.

Đối với công tác khám nghiệm hiện trường, qua thực tế các vụ án và kinh nghiệm của giám định viên có thâm niên, khi tiếp cận những vụ cháy, chưa kể đó là những vụ án thì việc khám nghiệm để kết luận nguyên nhân cháy là rất khó, đòi hỏi có sự tổ chức khám nghiệm một cách khoa học, thậm chí phải có chiến thuật khám nghiệm hợp lý. Đặc biệt cán bộ chỉ đạo công tác khám nghiệm là những người kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Ở những vụ cháy mà nguyên nhân do hoạt động của tội phạm gây ra, hiện trường càng hóc búa hơn bởi trước khi gây án, đối tượng có sự chuẩn bị kỹ càng về phương thức thủ đoạn, thời điểm gây án, các dụng cụ và chất cháy…

2h ngày 8/2/2007, một số người dân xung quanh phát hiện tại số nhà 16, ngách 68, ngõ chùa Liên Phái (phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng) xảy ra cháy. Sau khi lực lượng chữa cháy dập tắt lửa, vào được bên trong thì phát hiện một tử thi bị cháy đen nằm trên giường trong phòng ngủ ở tầng 2 của ngôi nhà. Nạn nhân là bà chủ nhà Nguyễn Thị Minh Ngân (52 tuổi) làm y sĩ tại Bệnh viện Phụ sản trung ương.

Đánh giá dấu vết kim loại năm 2024
Hiện trường một vụ án đốt xác.

Bà Ngân sống một mình trong ngôi nhà 4 tầng ở ngõ chùa Liên Phái. Khám nghiệm hiện trường, Cơ quan Công an đã kết luận bà Ngân bị tử vong do vật cứng đập vào đầu trước khi bị đốt xác. Trước khi tẩu thoát, kẻ thủ ác đã dùng chăn màn, quần áo chất lên người nạn nhân rồi đốt xác phi tang, xóa dấu vết.

Ở vụ án này, lực lượng khám nghiệm không thể thu được dấu vết gì do quá trình chữa cháy đã làm mất sạch những dấu vết của hung thủ. Không còn cách nào khác, toàn bộ phần rác còn lại trên sàn nhà được quét lại và đích thân Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng phòng Kỹ thuật hình sự cùng anh em trong Đội khám nghiệm hiện trường bới từng mảnh vụn trong đống rác này để tìm ra lời giải.

Cùng với thông tin cung cấp của người nhà nạn nhân thì qua sàng lọc rác đã phát hiện thiếu chiếc điện thoại di động của nạn nhân Ngân. Chiếc điện thoại này nạn nhân đã sử dụng để liên lạc đến sát thời điểm bị hạ sát. Do đó, mặc dù tiền bạc, sổ tiết kiệm của nạn nhân, đồ trang sức... vẫn còn nguyên tại hiện trường nhưng qua khám nghiệm xác định đây là vụ án giết người cướp tài sản. Và thủ phạm nhiều khả năng đã lấy đi chiếc điện thoại của nạn nhân.

Nhận định này hoàn toàn chính xác và giúp định hướng điều tra theo chiếc điện thoại tang vật. Hơn 1 tháng sau, Cơ quan điều tra đã đã bắt được thủ phạm là Trần Chí Công (57 tuổi), một đồng nghiệp của bà Ngân. Trước đó hai người đã từng quan hệ thân thiết với nhau. Do cờ bạc, nợ nần, Trần Chí Công đã nghĩ cách sát hại bà Ngân để cướp tài sản. Sau khi gây án, Công đã lấy đi chiếc điện thoại của nạn nhân. Y tháo sim điện thoại vứt đi nhằm xóa dấu vết nhưng bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan Công an đã tìm ra chiếc điện thoại.

Trong những vụ án đốt xác, hầu như những dấu vết cổ điển như vân tay, vân chân và dấu vết sinh học như mẫu máu, tóc... đã bị mất hết do nhiệt tác động, hoặc quá trình cấp cứu nạn nhân, phun nước chữa cháy. Cán bộ kỹ thuật hình sự phải thu thập và khai thác toàn bộ thông tin tại hiện trường dựa vào những vật dụng còn sót lại sau đám cháy.

Đôi khi, cán bộ khám nghiệm phải quét toàn bộ hiện trường để bới tìm những vật chứng, có lúc là những vật kim loại rất nhỏ như chiếc cúc áo, khuyên tai, hoặc hung khí gây án bằng kim loại... Mà trong những vụ cháy thì một số nguyên liệu không thể cháy hết được. Đó là những vật á kim, kim loại, thậm chí những sản phẩm cháy có nguồn gốc từ xenlulo (như giấy) khi chưa bị tác động bởi chữa cháy thì còn nguyên và cán bộ khám nghiệm phải khai thác thông tin trên sản phẩm cháy này. Trong một số vụ án, việc "giải mã" dấu vết than hóa này là chìa khóa quan trọng để mở toàn bộ vụ án.

Điển hình như vụ án Kim Ki Jong, quốc tịch Hàn Quốc sát hại một nữ sinh viên người Việt Nam dạy tiếng Hàn, sau đó phi tang bằng cách cho vào vali, kéo ra khu đất trống thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy rồi đổ xăng đốt phi tang. Tôi còn nhớ vào buổi chiều 4/9/2008, sau khi phát hiện xác chết cháy tại bãi đất trống gần siêu thị BigC thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, tung tích nạn nhân còn chưa được làm rõ thì đã có tin kẻ gây án là một người nước ngoài khiến nhiều người ngạc nhiên, vì sao lại xác định thủ phạm nhanh đến vậy?

Sau này, khi xem lại bản ảnh hiện trường, tôi đã được Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng phòng Kỹ thuật hình sự giải thích, "chìa khóa" may mắn giúp các anh xác định và khoanh vùng chính xác thủ phạm, chính là từ những dòng than hóa trong cuốn sổ được thủ phạm "hóa" cùng nạn nhân.

Hiện trường vụ án lúc phát hiện khá thương tâm. Xác chết được xác định là nữ giới bị nhét trong một chiếc vali có khóa kéo nhãn hiệu Dulop có kích thước 80x60x40cm. Sau khi bị thiêu cháy, xác cô gái trần trụi, co quắp trên khuôn sắt còn lại của chiếc vali kéo tay được hung thủ dùng để nhồi xác nạn nhân đưa đến khu vực này rồi dùng xăng đốt phi tang trong đêm.

Hôm đó, Hà Nội đổ mưa, có nơi mưa rất to nhưng may mắn sao, tại khu vực hiện trường vụ án, mưa chỉ lắc rắc nên những phần than hóa gần như được giữ nguyên vẹn. Trong chiếc vali đựng xác nạn nhân có một chùm chìa khóa 3 chiếc, 1 bấm móng tay, một chiếc ví gấp phụ nữ bằng nhựa màu đỏ có in hình hoa văn nổi, bên trong còn lại 1.500 đồng tiền xu, 1 điện thoại di động cháy đen, một cuốn sổ ghi chép đã bị than hóa do cháy. Lật cuốn sổ này, ở trang cuối cùng đã cháy thành than, nổi lên những nét chữ được viết bằng tiếng Hàn Quốc và một số chữ tiếng Việt.

Những trang viết than hóa này đã được chụp ảnh lại. Dòng chữ Hàn Quốc được dịch ra như sau: "Tôi đã gặp rất nhiều rủi ro ở Việt Nam… Tôi đã cùng người chết đến HCCB. Ngay sau khi gây ra việc này, tôi hy vọng tình yêu của Chúa sẽ giúp đỡ cho tôi…". Phía dưới những dòng chữ tiếng Hàn là một số chữ tiếng Việt về các bộ phận trên cơ thể con người như "eo, mông, ngực, rốn, lưng, tóc…" được viết với nét chữ nguệch ngoạc giống như một người nước ngoài đang học tiếng Việt. Nghi can thủ phạm là một người Hàn Quốc đã được khoanh vùng ngay khi tìm thấy dấu vết quan trọng này. Và chỉ vài ngày sau, hung thủ Kim Ki Jong đã bị bắt giữ.

Lật tẩy âm mưu trong một vụ đốt nhà

Trong bất kỳ vụ án nào liên quan đến đốt, nhiệm vụ của khám nghiệm hiện trường là tìm điểm cháy đầu tiên để xác định nguyên nhân. Điều này rất khó khăn do hiện trường đã bị xáo trộn trong quá trình chữa cháy, cấp cứu nạn nhân. Cán bộ khám nghiệm phải dựa vào những dấu vết còn lại trên hiện trường để dò tìm điểm cháy. Vậy, đâu là điểm cháy đầu tiên trong một vụ cháy?

Theo quy luật tự nhiên, đó là điểm cháy lâu nhất, có bám khói nhiều nhất. Nếu là vụ án thủ phạm dùng bật lửa hoặc diêm để đốt, dấu vết còn lại có thể là những bánh răng kim loại của bật lửa. Khám nghiệm cũng phải trả lời câu hỏi chất dẫn cháy là gì, là chất cháy do đối tượng mang đến hay từ những chất cháy sẵn có tại hiện trường. Hoặc qua dấu vết than hóa có thể xác định thời gian xảy ra vụ án để phục vụ công tác điều tra.

Vụ em dâu đốt nhà làm 3 người trong một gia đình chết thảm ở thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội xảy ra đêm 24 rạng ngày 25/1/2008, tức ngày 18 tháng Chạp năm Mậu Tý, tuy tính chất không phải là vụ án đốt xác phi tang nhưng cũng là một "bài toán" hóc búa đối với lực lượng điều tra hình sự nói chung và kỹ thuật hình sự nói riêng khi tiến hành khám nghiệm hiện trường. Không dấu vết, không nhân chứng, nếu không đánh giá kỹ, sẽ chỉ là một vụ tai nạn cháy bình thường bởi các nạn nhân không bị thủ phạm tấn công như những vụ án giết người, đốt xác phi tang từng xảy ra trước đó.

Đánh giá dấu vết kim loại năm 2024
Những dòng chữ than hóa thu được trong vụ án Kim Ki Jong đã giúp cơ quan điều tra nhận định chính xác thủ phạm.

Tầng 1 của ngôi nhà được xác định là hiện trường chính, bày ra trước mắt cán bộ khám nghiệm cảnh tượng ngổn ngang. 3 chiếc xe máy cháy rụi chỉ còn trơ khung cùng rất nhiều thiết bị sứ trong công trình phụ chưa được lắp đặt, ám khói đen và vỡ làm nhiều mảnh. Tại bậc lên xuống cầu thang là tử thi anh Nguyễn Chí Hưng bị cháy. Vợ anh Hưng là chị Bùi Thị Thu Hà (35 tuổi), giáo viên Trường Lomonoxop cùng con gái Nguyễn Thảo Hiền (10 tuổi) được mọi người đưa vào Bệnh viện 103 cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng và tử vong sau đó.

Tại hiện trường chính ở tầng 1, cửa sắt được khóa nên loại trừ khả năng đối tượng đột nhập từ ngoài vào. Lực lượng khám nghiệm nhận định đối tượng có thể đứng từ ngoài đổ chất cháy vào nhà rồi châm lửa đốt. Nhận định này hoàn toàn phù hợp khi các ổ điện tại tầng 1 không có dấu hiệu chập cháy.

Mặt khác, 3 chiếc xe máy của gia đình để tại đây thuộc dòng xe Honda Dream, không mấy khi xảy ra hiện tượng chập cháy như những loại xe lắp đặt thêm các thiết bị bảo vệ điện tử khác. Do đó, loại trừ nguyên nhân cháy do bất cẩn hoặc do chập cháy điện gây ra.

Từ những đánh giá này, lực lượng khám nghiệm tập trung đi sâu khai thác dấu vết vật chứng tại nơi đối tượng có thể thực hiện hành vi gây cháy. Tìm kiếm khu vực gần cửa đã phát hiện dấu vết cháy xuất phát từ đây, đặc biệt mùi chất cháy để lại cho thấy đối tượng đã sử dụng xăng để đốt. Trên đường đi trước cửa nhà, phát hiện những vật dụng nghi là vật đựng chất cháy bằng nhựa, phễu…

Từ dấu vết vật chứng thu tại hiện trường, về cơ bản, lực lượng khám nghiệm đã đưa ra những phác thảo sơ bộ về thủ phạm gây án. Rõ ràng các đối tượng có sự chuẩn bị dụng cụ, chất cháy từ trước và có ít nhất 2 tên tham gia. Khi tiếp cận hiện trường, chúng sử dụng dụng cụ hình ống (sau này xác định là thước nhôm, quá trình chữa cháy phun nước đã đẩy chiếc thước nhôm này vào sâu trong nhà, lẫn với các vật dụng khác của gia đình), dùng phễu đặt lên miệng ống dẫn đổ chất cháy vào trong nhà, châm lửa đốt và tẩu thoát rất nhanh khỏi hiện trường.

Với kiểu gây án như vậy thì nguyên nhân chỉ có thể do thù tức mâu thuẫn cá nhân, trong đó đặc biệt ưu tiên những mâu thuẫn như nhà đất, mâu thuẫn trong chính các thành viên của gia đình.

Vụ án sau thời gian gần một năm mới được kết luận, nhưng xuyên suốt quá trình điều tra, Ban chuyên án vẫn kiên trì những định hướng ngay từ ban đầu để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ. Trong hàng tháng trời, các tổ trinh sát của Phòng Cảnh sát hình sự vẫn âm thầm theo dõi hoạt động của các đối tượng trong vòng nghi vấn, đi lại rất nhiều tỉnh, thành để xác minh tất cả các mối quan hệ. Công việc lặng lẽ nhưng áp lực thì vô cùng nặng nề.

Đã có lúc, vụ án tưởng chừng như rơi vào bế tắc nhưng không vì thế mà các trinh sát nản lòng. Đối với nhiều người, có thể vụ án đã trôi đi theo thời gian nhưng với các trinh sát, từng chi tiết nhỏ liên quan đến vụ án vẫn được ghi chép tỉ mỉ trong sổ công tác và được báo cáo đều đặn đến Ban chuyên án.

Đến đầu tháng 10/2008, cùng với thông tin do người dân cung cấp, 3 đối tượng tham gia vụ đốt nhà đã bị bắt giữ. Qua lời khai của các đối tượng, toàn bộ diễn biến hiện trường đều phù hợp với nhận định đánh giá ban đầu của Ban chuyên án. Chỉ vì mâu thuẫn, cô em dâu Nguyễn Thị Thuận đã nhờ 2 kẻ đồng hương dùng xăng đốt nhà anh chồng để đe dọa, nhưng hậu quả xảy ra vô cùng thảm khốc…