Đánh giá phòng khám phước an năm 2024

Công khai kết quả đánh giá chất lượng của các cơ sở khám, chữa bệnh để người dân biết và chọn lựa khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ là một yêu cầu xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng mong đợi của người dân. Bên cạnh hoạt động đánh giá chất lượng tất cả bệnh viện theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành đang được Sở Y tế triển khai, trong năm 2019, lần thứ hai Sở Y tế đã triển khai đánh giá chất lượng tất cả các phòng khám đa khoa công lập và tư nhân đang hoạt động trên địa bàn thành phố.

Trong khi chờ Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí chất lượng dành cho phòng khám đa khoa, thực hiện Kế hoạch số 2316/KH-SYT ngày 07/5/2019 của Sở Y tế về tổ chức đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đối với phòng khám đa khoa của thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, Sở Y tế đã tổ chức đợt đánh giá chất lượng toàn bộ phòng khám đa khoa trong năm 2019 với công cụ đánh giá là bộ “Tiêu chí chất lượng áp dụng cho phòng khám đa khoa trên địa bàn TP.HCM, phiên bản 3.0” do Sở Y tế xây dựng và ban hành.

Sở Y tế đã triển khai kiểm tra, đánh giá chất lượng các phòng khám đa khoa trong thời gian 4 tháng, từ tháng 6/2019 đến tháng 10/2019. Đối tượng đánh giá chất lượng bao gồm 216 phòng khám đa khoa công lập và tư nhân trên địa bàn thành phố đã được cấp Giấy phép hoạt động (tính tới thời điểm tháng 4/2019), bao gồm: 28 phòng khám đa khoa công lập thuộc các bệnh viện, Trung tâm y tế quận, huyện; và 188 phòng khám đa khoa tư nhân.

Đoàn đã tổ chức đánh giá được 202/216 phòng khám theo Kế hoạch. Còn 14 phòng khám chưa được đánh giá, lý do cụ thể như sau: (1) Có 04 phòng khám đã giải thể và PYT quận báo ngưng hoạt động, bao gồm: Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Y tế Phúc An, Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Thiện Tâm, Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH Phòng khám đa khoa và Bác sĩ gia đình Thiên Phú, Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH Đầu tư Y tế Quốc tế Đông Á (quận 10); (2) Có 02 phòng khám đã gửi hồ sơ ngưng hoạt động PKĐK và chuyển hình thức sang chuyên khoa, bao gồm: Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH Lab Group International Việt Nam, Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH Y Khoa Đông Á; (3) Có 05 phòng khám xin hoãn đánh giá do đang trong thời gian sửa chữa cơ sở vật chất hoặc đang thực hiện hồ sơ cấp lại GPHĐ do thay đổi địa điểm hoặc thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn, bao gồm: Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Y tế Quận Tân Bình, Phòng khám đa khoa thuộc Doanh nghiệp tư nhân Phòng khám đa khoa Hồng Lạc; Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH Trung Anh Minh; Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Vân Hải; Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức; (4) Có 01 phòng khám xin không đánh giá do vừa đi vào hoạt động và công ty đang có điều chỉnh về nhân sự: Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Gia Việt; (5) Có 01 phòng khám đang bị đình chỉ hoạt động và đang làm thủ tục giải thể: Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Tân Mỹ; (6) Có 01 phòng khám đoàn kiểm tra đã xuống thực tế tuy nhiên không đánh giá do phòng khám có dấu hiệu chưa đi vào hoạt động, chỉ có 01 bác sĩ tiếp Đoàn: Phòng khám đa khoa thuộc Bệnh viện quận Tân Phú.

Theo “Tiêu chí chất lượng áp dụng cho phòng khám đa khoa trên địa bàn TP.HCM, phiên bản 3.0” do Sở Y tế xây dựng với thang điểm tối đa là 5 điểm, các mức chất lượng được phân loại như sau: Dưới 2 điểm: đạt mức chất lượng kém; từ 2 đến dưới 2,5 điểm: đạt mức chất lượng trung bình; Từ 2,5 đến dưới 3 điểm: đạt mức chất lượng trung bình – khá; Từ 3 đến dưới 4 điểm: đạt mức chất lượng khá; Từ 4 điểm trở lên: đạt mức chất lượng tốt.

Kết quả: Có 06 phòng khám (2,9%) đạt mức chất lượng tốt; 42 phòng khám (20,8%) đạt mức chất lượng khá; 39 phòng khám (19,3%) đạt mức chất lượng trung bình – khá; 74 phòng khám (36,6% ) đạt mức chất lượng trung bình; 41 phòng khám (20,3%) đạt mức chất lượng kém.

Về ưu điểm, cần được phát huy và nhân rộng:

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, Sở Y tế xây dựng “Tiêu chí chất lượng áp dụng cho phòng khám đa khoa trên địa bàn TP.HCM, phiên bản 3.0” có độ bao phủ rộng hơn, bao gồm các cơ sở pháp lý và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của phòng khám đa khoa, có yêu cầu cao hơn so với bộ tiêu chí phiên bản 2.0.2, tuy nhiên, nhìn chung các phòng khám đã có nhiều nỗ lực trong việc tuân thủ các quy định chuyên môn, cải tiến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.

Sở Y tế ghi nhận một số phòng khám đã được đầu tư và triển khai nhiều hoạt động cải tiến chất lượng theo tiêu chí chất lượng phòng khám đa khoa do Sở Y tế ban hành; đảm bảo duy trì đầy đủ các chuyên khoa so với các biên bản thẩm định của Sở Y tế; tạo thuận lợi cho người dân khi đến khám, chữa bệnh. Qua đánh giá, Sở Y tế ghi nhận số lượt khám chữa bệnh tại các cơ sở này tương đối cao, chứng tỏ người dân đã tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh của phòng khám, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, cụ thể là PKĐK An Phúc, PKĐK Hợp Nhân, hệ thống PKĐK Phước An, PKĐK Vigor Anbis Japan.

Về nhược điểm, tồn tại cần được khắc phục:

Như đã nêu trên, Bộ “Tiêu chí chất lượng áp dụng cho phòng khám đa khoa trên địa bàn TP.HCM, phiên bản 3.0” có độ khó hơn so với các bộ tiêu chí phiên bản trước, đòi hỏi các phòng khám ngoài việc tuân thủ quy định, phải thực sự đào sâu, nghiên cứu kỹ để có được sự cải tiến chất lượng hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

Qua đánh giá, Đoàn nhận thấy vẫn còn những tiêu chí chiếm lượng ở mức 1 khá cao, cụ thể là tiêu chí số 13 về“Triển khai hệ thống báo cáo, phân tích sự cố y khoa” (10,2%), tiêu chí số 15 về “Tuân thủ các quy định về hoạt động xét nghiệm” (9,3%), tiêu chí số 16 “Tuân thủ các quy định về biển hiệu, quảng cáo và truyền thông” (7,2%), tiêu chí số 11 “Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong phẫu thuật, thủ thuật” (6,2%) và tiêu chí số 4 “Xây dựng và tuân thủ hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh”(6,2%) ; tiêu chí “Tuân thủ các quy định về hồ sơ bệnh án” (5,5%).

Các lỗi chủ yếu và thường gặp như sau: thực hiện quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa được Sở Y tế xác nhận nội dung quảng cáo theo qui định; quảng cáo vượt quá phạm vi chuyên môn mà phòng khám được phép thực hiện. Bên cạnh đó, các phòng khám chưa chú trọng vào đầu tư công tác kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm; chưa đảm bảo các điều kiện về an toàn sinh học; chưa tuân thủ quy chế ghi chép hồ sơ bệnh án; chưa đảm bảo tuân thủ việc đăng ký hành nghề về Sở Y tế khi có thay đổi nhân sự; NVYT chưa đảm bảo đào tạo liên tục đủ số tiết theo quy định.

Về nguyên nhân của nhược điểm, tồn tại:

Các phòng khám đa khoa chưa chủ động tiếp cận, nắm bắt và hiểu những quy định pháp luật trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; các văn bản pháp luật của cơ quan quản lý chưa đến được với các phòng khám một cách đầy đủ và kịp thời, dẫn đến các phòng khám không triển khai thực hiện và tuân thủ đúng quy định.

Công tác quản lý chất lượng còn dàn trải, chưa đi vào chiều sâu, còn nhiều hình thức. Đa số phòng khám chưa có nhân viên chuyên trách về quản lý chất lượng hoặc nhân viên chưa được đào tạo về quản lý chất lượng do đó chưa hiểu hoặc chưa quan tâm sâu đến cải tiến chất lượng bệnh viện. Nguồn nhân lực còn quá mỏng.

Nhiều phòng khám chưa quan tâm đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; chưa có kiến thức về quản lý hoạt động phòng khám

Đa số các phòng khám có chủ đầu tư là người ngoài ngành y tế, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật chưa chú trọng đến hoạt động cải tiến chất lượng chuyên môn, chưa chủ động nắm bắt các quy định pháp luật trong hoạt động khám chữa bệnh.

Công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của một số phòng Y tế quận – huyện đối với hoạt động của các phòng khám đa khoa trên địa bàn phụ trách còn hạn chế. Công tác thanh tra, xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe đối với cơ sở cố tình vi phạm.

Qua đợt kiểm tra, đánh giá chất lượng phòng khám đa khoa năm 2019, Sở Y tế yêu cầu:

Tất cả phòng khám đa khoa tiếp tục phát huy những tiêu chí đã đạt mức trung bình khá trở lên, có giải pháp khắc phục các tiêu chí còn ở mức chất lượng kém. Khuyến khích các phòng khám đa khoa chủ động tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau nhằm không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ người bệnh và chất lượng chuyên môn.

Đối với trường hợp Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Cộng Hòa (quận Tân Phú): yêu cầu phòng khám chỉ được khám bệnh, kê đơn, không được thực hiện danh mục kỹ thuật trên người bệnh. Giao Phòng Y tế quận Tân Phú giám sát hoạt động của phòng khám và báo cáo về Sở Y tế nếu như phát hiện phòng khám thực hiện kỹ thuật trên người bệnh để Thanh tra Sở Y tế kịp thời xử lý nghiêm theo quy định.

Tổ quản trị app “Tra cứu nơi KCB” của Sở Y tế cập nhật và đăng tải công khai kết quả đánh giá chất lượng của các phòng khám đa khoa trên app để người dân được biết và chọn lựa khi có nhu cầu.

Các phòng chức năng có liên quan tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát tăng cường công tác hậu kiểm của Sở Y tế, đặc biệt đối với những phòng khám có phản ánh sai phạm của người dân và báo chí và các phòng khám còn ở mức chất lượng kém. Tiếp tục ang cường hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật, quy định của ngành đến phòng khám đa khoa; triển khai bằng văn bản trên Cổng Thông tin điện tử ngành y tế và trong hội nghị giao ban phòng khám đa khoa.

Sở Y tế kiến nghị Bộ Y tế tăng mức xử phạt mang tính răn đe đối với các phòng khám cố tình vi phạm các quy định pháp luật khi sửa đổi Luật Khám, chữa bệnh vào năm 2020. Sở Y tế duy trì hoạt động đánh giá chất lượng phòng khám đa khoa mỗi 2 năm, riêng các phòng khám có mức chất lượng kém có thể chủ động đăng ký đánh giá lại sớm hơn nếu đã khắc phục các tiêu chí còn ở mức kém.

Dưới đây là điểm chất lượng trung bình của các phòng khám đa khoa được đánh giá theo “Tiêu chí chất lượng áp dụng cho phòng khám đa khoa trên địa bàn TP.HCM, phiên bản 3.0” do Sở Y tế ban hành: