Dạy trẻ biết chia sẻ giúp đỡ

Giáo án PTTCKNXH: Dạy trẻ biết quan tâm ,chia sẻ, và giúp đỡ. (5 tuổi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.27 KB, 5 trang )

(1)

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ TRƯỜNG


Đề tài: Dạy trẻ biết quan tâm ,chia sẻ, và giúp đỡ.
Đối tượng: MGL 5- 6 Tuổi (Lớp 5 tuổi A2)


Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyến
Trường mầm non Liên Châu
I. Mục tiêu


1. Kiến thức


- Trẻ hiểu được khái niệm “Chia sẻ, giúp đỡ và quan tâm”, từ đó trẻ phân biệt được
các hành vi nên làm và không nên làm khi chơi với bạn bè, mọi người xung quanh.
- Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình dành cho bạn, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ,
chơi đoàn kết với bạn bè, mọi người xung quanh.


2. Kỹ năng


- Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô, khả năng phán đoán, lắng nghe, tiếp nhận ý
kiến của người khác.


- Phát triển kỹ năng hợp tác, khả năng làm việc nhóm khi tham gia các trị chơi tập
thể cùng bạn.


3. Thái độ


- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô, cùng bạn.


- Giáo dục trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ, luôn yêu thương, gần gũi với những người xung
quanh.



II. Chuẩn bị


- Ảnh minh họa nội dung biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và không quan tâm, chia sẻ,
giúp đỡ


mọi mọi người xung quanh.


- Bảng, các hình ảnh giúp đỡ bạn, tranh giành đồ chơi với bạn....
- Máy chiếu, máy tính, bài giảng điện tử.


III. Tổ chức hoạt động


Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ


HĐ1: Gây hứng thú


- Nồng nhiệt chào đón các gia đình đến với chương trình “Gia
đình


tài ba”.


- Đến với chương trình hơm nay có sự tham gia của 3 gia đình.
+ Gia đình số 1:


+ Gia đình số 2:
+ Gia đình số 3:



(2)

+ Gia đình số 4:
(3 Gia đình giới thiệu)



Xin mời các gia đình giới thiệu về gia đình của mình nào.
- Đến với CT hơm nay các gia đình sẽ trải qua 3 phần.
+ Phần 1: Gia đình vui vẻ


+ Phần 2: Gia đình thơng thái
+ Phần 3: Gia đình trổ tài
HĐ 2: Nội dung


Phần 1: Gia đình vui vẻ


Sau đây chương trình xin phép được bắt đầu với phần thứ nhất
mang tên “Gia đình vui vẻ” qua bài hát “Nhà mình rất vui”
- Các gia đình vừa cùng giao lưu với nhau bài hát gì?
- Trong bài hát nói đến những ai?


- Tình cảm của mọi người trong gia đình như thế nào?
- Cơ chốt:


Đúng rồi đấy! Mọi người trong gia đình ln dành tình cảm
yêu thương cho nhau và rất vui vẻ phải khơng nào.Và chúng ta
cũng vậy hãy dành tình cảm, tình yêu thương cho tất cả mọi
người trong gia đình để gia đình của chúng ta ln vui vẻ và
hạnh phúc nhé.


Kết thúc phần thi thứ nhất xin dành tặng mỗi gia đình
10 điểm. Xin chúc mừng các gia đình.


- Lắng nghe
- Trẻ hát
- Trả lời



- Lắng nghe


* Phần 2: Gia đình thơng thái


Và tiếp theo là P2 của chương trình mang tên “Gia đình thơng
thái”


- Trong phần chơi này các gia đình sẽ nhận được 1 hộp quà,
trong hộp quà sẽ có các số tương ứng với các ngôi nhà chúng ta
sẽ khám phá nội dung bài học của ngày hôm nay. Các đội sẽ
lần lượt lên bốc thăm ô số của mình.Trong mỗi ơ cửa sẽ có 1
tình huống, các đội sẽ cùng thảo luận về nội dung tình huống
đó. Hết thời gian thảo luận đội đó sẽ đưa ra câu trả lời, nếu trẻ
lời đúng sẽ dành được 10 điểm . Nếu chưa đúng và đủ thì đội
khác sẽ bổ xung ý kiến cho đội bạn. Nếu đội bạn bổ sung đúng
thì sẽ dành được điểm của câu hỏi đó.


Ngơi nhà số 1: Giúp đỡ người thân trong gia đình



(3)

- Cho trẻ xem đoạn phim về em bé biết giúp đỡ mẹ và trị
chuyện


+ Chúng mình vừa được xem đoạn phim có nội dung là gì?
+ Chúng mình nhận xét gì về em bé? Em bé đã ngoan chưa?
Tại sao?


- E bé đã làm gì giúp mẹ của mình?


+ Khi các con ở nhà chúng mình đã biết làm gì để giúp đỡ ơng


bà bố mẹ ?


=> Giáo dục :


Các con ạ, khi ở nhà chúng mình phải biết giúp đỡ ơ bà bố mẹ
những việc như quét nhà, trông em, dọn đồ chơi… để chúng
mình ln là những em bé ngoan nhé.


Ơ số 2: Giúp cô giáo làm việc


- Cô cho trẻ xem những hình ảnh các bạn nhỏ giúp cơ giáo làm
những công việc ở lớp.


- Các con vừa được xem những hình ảnh gì ?
- Các con thấy các bạn nhỏ như thế nào ? Vì sao ?
- Các bạn đã biết giúp cơ những cơng việc gì ?


- Hàng ngày khi đến lớp chúng mình đã làm những việc gì để
giúp cơ giáo?


=> Cơ chốt và giáo dục: Các con ạ ! Các bạn nhỏ rất ngoan
ngoan đã biết quan tâm, giúp đỡ cô giáo làm những cơng việc
như lau các góc tủ, dọn đồ chơi, kê bàn ghế…Các con cũng
vậy nhé, khỉ đến lớp chúng mình cũng có thể giúp đỡ cơ giáo
làm những công việc nhỏ, phù hợp với sức của mình nhé.
Ơ số 3: Nhường nhịn, chia sẻ, đồn kết với bạn bè
Chúng ta cùng xem trong ô cửa này có nội dung gì nhé
- Vừa rồi chúng mình được xem video có nội dung gì ?


- Có chuyện gì đã xảy ra giữa 2 bạn ? Hai bạn làm như vậy là


đúng hay sai? Mẹ đã khuyên 2 bạn như ntn? 2 bạn đã thay đổi
chưa?


- Thế ở lớp các con đã biết chia sẻ, nhường nhịn với các bạn
trong lớp chưa? Các con đã chia với bạn những gì nào?


=> Giáo dục: Các con ạ bạn là người thân thiết với chúng ta
nhất, là người luôn đem đến cho ta những niềm vui khi đến
trường. Chính vì vậy chúng ta phải ln đồn kết, u thương,


- Trẻ xem
- Trả lời


- Trẻ trả lời


- Lắng nghe


- Trẻ xem
- Trả lời


- Lắng nghe


- Trẻ xem
- Trả lời



(4)

chia sẻ với các bạn để chúng ta có thật nhiều những người bạn
tốt các con nhé.


Và ô cửa cuối cùng sẽ có nội dung gì chúng ta cùng mở ơ
cửa nhé.



Ơ số 4: Giúp đỡ người xung quanh


Chúng mình vừa được xem đoạn phim rồi, trong đoạn phim nói
đến nội dung gì?


- Bạn nhỏ trong phim là người như thế nào? Dựa vào đâu các
con biết điều đó?


Bạn nhỏ đã giúp đỡ và quan tâm tới bà và chú hàng xóm qua
những điều gì?


- Cơ chốt


- Qua đay chúng ta nên học tập em bé ở những điều gì?
- Cơ chốt và giáo dục trẻ.


Vừa rồi các gia đình đã khám phá các ơ số cửa chương trình nói
đến nội dung gì?


(Nói đến sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ mọi người xung
quanh)


Khép lại phần thứ 2 các gia đình đã hồn thành xuất săc các câu
hỏi của CT xin dành tặng mỗi gia đình 10 điểm.


- Trẻ xem
- Trả lời


- Lắng nghe



Phần 3: Gia đình trổ tài


Vừa rồi các gia đình đã rất giỏi vượt qua 2 phần thi của ct
và bây giờ là phần thứ 3 mang tên “ Gia đình trổ tài”.


- Ở phần thi này cả 3 gia đình sẽ tham gia chơi 2 trò chơi.
* Trò chơi 1: Hoa điểm 10


Trò chơi thứ nhất mang tên “Hoa điểm mười”


- Cách chơi: CT đã chuẩn bị 2 cây, trên mỗi cây có những bơng
hoa chứa hình ảnh đúng và sai về sự quan tâm, giúp đỡ và chia
sẻ với những người xung quanh. Các gia đình sẽ xếp thành 1
hàng dọc, lần lượt từ thành viên đầu tiên sẽ chạy dích dăc qua
các chướng ngại vật lên chọn bơng hoa có chứa hình ảnh có nội
dung đúng và đem về đặt về rổ của đội mình, sau đó bạn tiếp
theo sẽ lên chọn tiếp cứ như vậy cho đến khi thời gian chơi kết
thúc. Và thời gian là 1 bản nhạc, nếu đội nào đem về cho mình
nhiều bơng hoa chứa hình ảnh đúng hơn thì đội đó là đội chiến
thắng.


- Lắng nghe



(5)

- Luật chơi: Mỗi lần lên chơi, mỗi thành viên chỉ được lấy 1
bông hoa. Khi thành viên đầu tiên lấy được hoa quay về thì
thành viên tiếp theo mới được lên lấy. Hết thời gian chơi thì
bơng hoa lấy được sẽ khơng được tính.


Và sau đây trị chơi xin được bắt đầu.(Cơ mở nhạc cho trẻ chơi


trị chơi, khi trẻ chơi cơ bao quát động viên trẻ kịp thời)


* Trò chơi 2: Gia đình nào giỏi


- Cách chơi: CT đã chuẩn cho mỗi gia đình 1 tờ tranh trong
mỗi tờ tranh có chứa các hình ảnh đúng và sai. Nhiệm vụ của
các gia đình đó là sẽ tìm những hình ảnh đúng và tô màu vào
bông hoa bên cạnh hình ảnh đúng. Sau đó đếm xem có bao
nhiêu bơng hoa thì viết chấm trịn vào HCN phía trên. Trong
thời gian chơi là 1 bản nhạc gia đình nào làm xong trước và
đúng thì gia đình đó chiến thắng.


- Luật chơi: Gia đình nào tơ đẹp và chính xác trong thời gian
quy định thì gia đình đó chiến thắng.


- Cơ tổ chức cho trẻ chơi, kết thúc trị chơi cơ cho trẻ đem bài
lên để nhận xét. Cơ tun dương, động viên khích lệ trẻ.


* Kết thúc


- Vậy là cả 4 gia đình đã hồn thành xuất sắc các phần thi trong
chương trình ngày hơm nay. BTC xin tuyên bố tất cả các gia
đình đều chiến thắng. Xin chúc mừng các gia đình.


- Trẻ chơi trò chơi


- Lắng nghe






Ý nghĩa của việc dạy trẻ kỹ năng giúp đỡ người khác

Lòng tốt và sự tử tế sẽ đưa mọi người đến gần nhau hơn, đó là cách giúp trẻ giao tiếp và kết bạn, xây dựng được những mối quan hệ tốt. Khi trẻ biết mở lòng “cho đi”, các em sẽ nhận lại được nhiều điều tốt đẹp hơn. Không chỉ là mang lại niềm vui, sự thoải mái cho bản thân và người được giúp đỡ, mà khi gặp khó khăn, cũng sẽ có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ các em.

Dạy trẻ biết chia sẻ giúp đỡ

Lòng tốt giúp con có được những mối quan hệ bạn bè quý giá

Giúp đỡ người khác được xem là hành động có giá trị nhân văn cao đẹp và khi được thực hiện một cách tự nguyện, nó sẽ hình thành nếp sống đẹp cho trẻ và tác động tích cực tới trẻ trong quá trình phát triển nhân cách. Theo nhà tâm lý học, sức khỏe trẻ em Hillary Kimberly (Mỹ), giúp đỡ người khác sẽ xây dựng nhân cách, sự tự tin, trách nhiệm, lòng vị tha của đứa trẻ.

Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Dạy trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau - Phạm Thị Thanh Dung

1. Kiến thức:

- Trẻ hiểu được khái niệm “Chia sẻ, giúp đỡ lần nhau”, từ đó trẻ phân biệt được các hành vi nên làm và không nên làm khi chơi với bạn.

- Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình dành cho bạn, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, chơi đoàn kết với bạn bè.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô, khả năng phán đoán, lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của người khác.

- Phát triển kỹ năng hợp tác, khả năng làm việc nhóm khi tham gia các trò chơi tập thể cùng bạn.

Dạy trẻ biết chia sẻ giúp đỡ
7 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Ngày: 06/10/2020 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 2Download

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Dạy trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau - Phạm Thị Thanh Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ QUY NHƠN TRƯỜNG MẪU GIÁO NHƠN PHÚ aõb LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TC-KNXH * Chủ đề: Động vật * Đề tài: Dạy trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau Lớp : Lá Thời gian : 30-35 phút Giáo viên : Phạm Thị Thanh Dung Ngày dạy: 25/11/2019 Tháng 11/2019 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu được khái niệm “Chia sẻ, giúp đỡ lần nhau”, từ đó trẻ phân biệt được các hành vi nên làm và không nên làm khi chơi với bạn. - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình dành cho bạn, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, chơi đoàn kết với bạn bè. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô, khả năng phán đoán, lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của người khác. - Phát triển kỹ năng hợp tác, khả năng làm việc nhóm khi tham gia các trò chơi tập thể cùng bạn. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô, cùng bạn. - Giáo dục trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, luôn yêu thương, gần gũi với những người bạn trong lớp. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Câu chuyện: “Đôi bạn tốt”. Nhạc trò chơi, nhạc bài hát “Tình bạn”. - Slide: + Hình ảnh thể hiện sự giúp đỡ bạn. + Hình ảnh hành động không nên làm. - Ảnh minh họa nội dung “nên” và “không nên” khi chơi cùng bạn. - Các hình ảnh giúp đỡ bạn, tranh giành đồ chơi với bạn.... - Ô cửa bí mật. - 3 bảng , ti vi, máy tính, loa. - Bảng dán hoa kết quả của 3 đội thi. - 3 phần quà. 2. Học cụ của trẻ: - Con suối 50cm. -12 mũ gà, 12 mũ vịt và 12 mũ gà. - Hình ảnh hành vi đúng sai, bút dạ. III – Phương pháp biện pháp * Phương pháp: Thực hành, luyện tập, trò chơi * Biện pháp : Trò chuyện, động viên IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Giới thiệu cuộc thi “Đôi bạn tốt” - Đến với cuộc thi hôm nay gồm 3 đội chơi: Gà con, Vịt con và Thỏ con. - Cuộc thi của chúng ta gồm 3 phần thi: + Phần thi thứ nhất: Bạn nào nhanh trí + Phần thi thứ hai: Chung sức + Phần thi thứ ba: Về đích - Để mở màn cho hội thi là tiết mục chào hỏi của 3 đội với bài hát “Tình bạn ”. 2. Hoạt động 2: Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau là gì? - Trước khi bước vào các phần thi, cô đã chuẩn bị cho cả lớp 1 điều bất ngờ, chúng ta cùng khám phá nhé! - Cho trẻ khám phá ô cửa bí mật sau khi trả lời đúng các câu hỏi của cô, câu trả lời đúng thì ô cửa được mở: + 3 đội giao lưu bài hát gì? + Trong bài hát nói bạn Thỏ Nâu bị gì? + Các bạn rủ nhau làm gì? + Các bạn đi thăm Thỏ Nâu mua những gì? + Các bạn chúc Thỏ Nâu điều gì? + Qua bài hát con thấy tình cảm của các bạn như thế nào đối với Thỏ Nâu? - Giới thiệu cho trẻ quan sát một số hình ảnh bạn bè trong lớp chưa biết nhường nhịn nhau: tranh giành đồ chơi, bắt nạt bạn bè và một số hình ảnh bạn bè yêu thương, đoàn kết, biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. + Đây là hình ảnh gì? Hành vi này là đúng hay sai? + Nếu con là bạn nhỏ trong hình ảnh con sẽ làm gì khi bạn khóc nhè? + Bạn nào trong bức ảnh con thấy chưa ngoan? Vì sao? + Trong các bức ảnh trên con thích việc làm của bạn nào nhất? Vì sao? + Đã là bạn bè thì các con phải chơi với nhau như thế nào? + Ở lớp con thích chơi với bạn nào? Vì sao? - Cô giới thiệu bạn Jerry đưa đến cho cả lớp 1 số tình huống để trẻ giải quyết (bài giảng Elearning): + Hình ảnh nào sau đây thể hiện sự giúp đỡ bạn? + Hình ảnh nào sau đây tương ứng với hành động các con không nên làm? + Khi lớp có bạn mới đến học thì các con sẽ làm gì? - Như thế nào thì được gọi là “Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau”? => Chia sẻ, giúp đỡ lần nhau là biết quan tâm, giúp đỡ, yêu quý bạn bè. Muốn trở thành một người bạn tốt, các con cần biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, biết nhường nhịn, đoàn kết với các bạn của mình và mọi người xung quanh. 3. Hoạt động 3: Thi tài * Phần thi thứ nhất: Bạn nào nhanh trí - Cô tạo tình huống: Cho trẻ xem một đoạn video câu chuyện “Đôi bạn tốt” và cho trẻ giải quyết tình huống bạn Gà con bị Cáo đuổi bắt. Cô gợi ý cho trẻ nghĩ cách giải cứu cho bạn Gà con. Mời 3 đội giơ tay trả lời. Đội nào trả lời nhanh và đúng sẽ được nhận được bông hoa. - Trò chuyện nội dung câu chuyện. + Thím vịt đem con đến gởi nhà ai? + Gà con tức giận đã nói gì với vịt? + Con gì rình bắt con gà? + Nếu con là vịt thì lúc đó con sẽ làm gì? Cô kể tiếp câu chuyện. - Cô giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, biết nhường nhịn và đoàn kết với các bạn của mình. * Phần thi thứ hai: Chung sức + Cách chơi: 3 đội sẽ cử đại diện lên thi đua bật qua suối để tìm hình ảnh có hành vi đúng và sai dán lên bảng theo yêu cầu của cô. + Luật chơi: Mỗi lần chỉ một bạn bật lên dán sau đó chạy về cuối hàng và bạn khác lên dán. Kết quả mỗi đội bao nhiêu hình ảnh đúng thì sẽ được nhận bấy nhiêu bông hoa về cho đội của mình . * Phần thi thứ ba: Về đích + Cách chơi: Cho 3 đội về nhóm để chọn các hình ảnh có hành vi sai và gạch dấu nhân vào hành vi sai. + Đội nào gạch đúng nhiều hình ảnh sẽ nhận nhiều bông hoa. 4. Hoạt động 4: Kết thúc - Cô tổng kết lại số điểm các đội đạt được sau các vòng thi, đội nào nhiều hoa nhất thì đội đó chiến thắng. - Mời đại diện 3 đội lên nhận quà. - Cô củng cố lại nội dung bài học và nhắc nhở trẻ: + Làm thế nào để chúng ta trở thành những người bạn tốt? - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Cho trẻ nhẹ nhàng chuyển hoạt động. Truyện kể Đôi bạn tốt Thím Vịt bận đi chợ xa đem con đến gởi bác gà mái mẹ. Gà mái mẹ gọi con ra chơi với Vịt con. Gà con xin phép mẹ dẫn Vịt con ra vườn chơi và tìm giun để ăn. gà con nhanh nhẹn đi trước. Vịt con lạch bạch theo sau. Thấy Vịt con chậm chạp, Gà con tỏ ra không thích lắm. Ra tới vườn, Gà con lấy hai chân bới đất tìm giun. Ngón chân của Vịt có màng không bới đất được. Vịt con cứ lạch bạch khiến đất bị nén xuống. Gà con không tài nào tìm giun được. Gà con tức quá nói với Vịt con: – Bạn chẳng biết bới gì cả, bạn đi chỗ khác chơi để tôi bới một mình vậy. Vịt con thấy Gà con cáo với mình cũng buồn, liền bỏ ra ao tìm tép ăn. Một con Cáo mắt xanh, đuôi dài nấp trong bụi rậm, thấy Gà con đi tìm mồi một mình định nhảy ra vồ. Gà con sợ quá vội ba chân bốn cẳng chạy ra bờ ao. Gà con vừa chạy vừa kêu : “Chiếp, chiếp, chiếp !”. Vịt con đang lặn ngụp tìm tép, nghe tiếng bạn gọi vội lướt nhanh vào bờ kịp cõng bạn ra xa. Cáo chạy tới bờ đã thấy Gà và Vịt đang ở gần ao sâu. Chờ mãi không được, Cáo liếm mép và bỏ đi. Nhờ Vịt có đôi chân như mái chèo bơi rất nhanh mà Gà con thoát chết Lúc này Gà con mới thấy việc mình đuổi Vịt con là không tốt, và xin lỗi bạn. Vịt con không giận mà còn mò tép cho gà con ăn. Từ đấy mỗi khi Vịt con đến chơi. Gà con mừng tíu tít đi tìm giun cho Vịt con ăn. Gà con nhanh nhẹn đi trước, Vịt con lạch bạch theo sau. Hai bạn gà và Vịt rất quý mến nhau.

File đính kèm:

  • Dạy trẻ biết chia sẻ giúp đỡ
    phat trien tinh cam tham mi 5 tuoi_12730571.doc

Dạy trẻ mẫu giáo biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ

  • doc
  • 21 trang

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“ DẠY TRẺ MẪU GIÁO BÉ BIẾT QUAN TÂM CHIA SẺ VỚI
NGƯỜI THÂN VÀ BẠN BÈ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NHÂN
CÁCH TRẺ ”

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận:
‘‘Trong cuộc sống không có món quà tinh thần nào quí giá bằng sự khoan dung, sự
quan tâm đáp đền ai đó bằng cách tặng một điều gì từ chính bản thân mình. Nếu biết quên
mình ai cũng có cơ hội để sống vì người khác”.
Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của
cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy,
đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những
người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý
đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại
nào thì chia sẻ và quan tâm vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của
cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó
gắn kết toàn xã hội
Quan tâm chia sẻ là những thái độ và hành động thể hiện sự ân cần, thiện chí và
giúp đỡ đối với người khác
Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn
giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng
quí của người khác để trân trọng và học tập.
Thật xúc động biết bao khi tôi đọc được dòng tâm sự của một cảnh sát Nhật gốc
Việt về một bé trai 9 tuổi kiên nhẫn đứng ở hàng cuối cùng trong dòng người chờ được
chia khẩu phần ăn nhưng khi được người khác nhường cho phần lương khô của mình cậu
bé lại lẳng lặng mang lên bỏ vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay về xếp hàng
với tâm sự rằng vẫn còn có người khác đói hơn mình, hy vọng phần ăn này sẽ được chia
đều cho mọi người ‘‘Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ
và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ
đây đang đứng trước giờ phút nguy cấp nhất bởi sự điêu tàn, nhưng chắc chắn đất nước
đó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ thời niên
thiếu”. Một câu hỏi đặt ra là người dân Nhật làm thế nào để có thể có trình độ dân trí và
đạo đức công dân cao như thế? Phải chăng những giá trị đạo đức đã được định hình nuôi
dưỡng ngay từ nhỏ và trở thành nhân cách, thành bản năng sống của mỗi người dân nơi
đây.
Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính
cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn
non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé
thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá trị đạo đức như sự quan tâm chia

sẻ đến mọi người nên được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ giúp chúng trở
thành những người có ích cho xã hội. Hơn nữa, nhân cách của con người được đánh giá
qua cách ứng xử của cá nhân đối với người xung quanh, vì vậy dạy trẻ biết yêu thương,
biết quan tâm chia sẻ ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân
cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh.
Tuy nhiên trên thực tế trẻ 3 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng
cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn, ở lớp học mầm non hiện tượng các bé tranh
giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than
phiền vì bé nhà mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý
mình.
Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn
kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn mày mò,
ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội
được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Dưới
đây là: ‘‘Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và
bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ”.
2. Thực trạng
2.1 Về phía trẻ
Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập. Tuy cùng
một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số
bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Ngọc Linh, Linh Đan,
Trí Đức, Thiện Kiên, Ngọc Minh, Đức Anh. Một số bé lại quá hiếu động như bé: Khôi
Nguyên, Hải Đăng, Đức Minh. Đặc biệt lớp có bé Thanh Bình tự kỷ tăng động hay đánh
bạn
Lớp có số trẻ nam đông hơn trẻ nữ: 32/18
Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải qua “
thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn khẳng
định mình là rất lớn, trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng
dành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển.
2.2 Về phía phụ huynh
Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công chức nhà nước nên ít
có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người giúp việc, vì vậy việc
thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn
gặp nhiều khó khăn.

Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc. Đôi khi yêu con
quá mà ‘‘che chắn” con quá kĩ.
2.3. Tài liệu tham khảo
Có một số bài báo hoặc tài liệu có đề cập đến đề tài này. Song, chưa có tài liệu nào
nghiên cứu, đưa ra các biện pháp pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với
người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ, để định hướng cho giáo viên
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Có rất nhiều khó khăn để chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình,
nếu không tìm ra các giải pháp phù hợp thì sẽ tạo ra sự phát triển không đồng đều về
nhận thức và với nhiều tính cách khác nhau trẻ khó có thể hoà nhập với môi trường mới
với cô giáo và các bạn ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Giải pháp đã sử dụng
Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết quan
tâm, chia sẻ thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết
học kể chuyện, thơ (với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp) hoặc xử lí một
vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn.
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do giáo viên chưa thấy được việc dạy
trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ,
hơn nữa việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu
để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm ra
các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và
những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có
đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo
dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với
khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ
tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể
hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều
kiện có sự giáo duc đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai
đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai.

2. Giả thuyết
Nếu tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp thì việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ
góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trẻ
3. Quá trình thử nghiệm sáng kiến
Từ những lý luận trên tôi đưa ra một số biện pháp áp dụng cho đề tài nghiên cứu
của mình
Biện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng
Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên
phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải nghiệm các kỹ
năng giáo dục thực tế.
Trẻ mẫu giáo bé 3 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếp
cận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là
tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên
các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet. Để thiết kế các bài dạy, hoạt động sinh động
hiệu quả tôi đã đăng ký tham gia các lớp học về giá trị sống do viện nghiên cứu chiến
lược trẻ em tổ chức và trực tiếp tham gia cộng tác giảng dạy tại các trung tâm dạy kỹ
năng sống cho trẻ em như: trung tâm Eveil có địa chỉ tại phường Định Công. Trung tâm
Smiles House địa chỉ tại số nhà 20 ngõ 12-Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Thông qua việc tự
học tự bồi dưỡng tôi hiểu rằng:
Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ,
cô cần:
Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ chơi hay món ăn mà trẻ ưa thích với bạn bè.
Lắng nghe trẻ, giúp chúng bày tỏ thái độ
Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề
Tôn trọng đồ đạc của trẻ
Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể
tích hợp
Biện pháp 2. Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ
Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên
góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và
giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên

trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động
trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với
tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về qui định trong lớp học và
giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vaò
năm học mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay
qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô
đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn
gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của
trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi
trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những
hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần
niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ vơí trẻ
khi chơi.
Trẻ lớp tôi đa phần nhà ở các khu đô thị, chung cư cao tầng nên ít có dịp tiếp xúc
tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên
nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt
chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi
trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết
trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn
Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn
thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô
giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn
khoăn cũng như những ‘ bức xúc” rất trẻ con của mình
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy
bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé
noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự
quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm theo hướng tích cực với chị em đồng
nghiệp, với phụ huynh.
Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ giúp
mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình.
Biện pháp 3. Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua trò chơi tập thể

Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng,
nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, và những đòi hỏi mới của hoạt
động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được những xung đột không
đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan
tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi,
cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một
cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với
cô, bạn bè và muốn học.
VD : Trò chơi 1 “ Ném bóng làm quen”
(Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác)
Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển sự chú
ý của trẻ đến các hoạt động tập thể
Chuẩn bị: Phòng rộng

Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu

Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn.Trước tiên cô giáo nói tên của mình
(chào các bạn tôi tên là Bình) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ . Trẻ nhận được bóng
từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau.
Trò chơi 2 : Tôi muốn..... như bạn
Mục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách tốt của người
khác
Chuẩn bị: Phòng rộng
Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ thương hay
tính tốt riêng. Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnh có nét gì đáng yêu
nhé
Sau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bên cạnh: Tôi
muốn ... (tóc dàit, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thông minh..) giống bạn
Trò chơi 3: Sóng biển rì rào
Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác
Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau
Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng
Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “ Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi những
con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo như thế nào?

Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng tạo tiếng rì rào
reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé”
Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng
nhạc hay la, la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng
Trò chơi 4: Đứng trong tờ báo
Mục đích: Phát triển kĩ năng hợp tác để giải quyết vấn đề
Phát triển tính sáng tạo
Chuẩn bị: Nhiều tờ báo lớn
Tiền hành: Cô giáo đặt trên sàn một tờ báo lớn và yêu cầu 4 trẻ cùng đứng lên. Sau
đó cô sẽ xé bớt một phần của tờ báo và 4 trẻ phải tìm cách dồn nhau vaò đứng vừa trong
phần còn lại của tờ báo, tờ báo được xé bớt dần, cô giáo có thể gợi ý để trẻ tìm cách
không ai bị loại ra như: cõng nhau,,,
Các nhóm lần lượt chơi hoặc chơi đồng thời ở các góc
Sau khi kết thúc trò chơi, cô giáo so sánh các tờ báo đã bị xé xem tờ nào có diện
tích nhỏ nhất, đội nào cùng nhau đứng trong tờ nhỏ nhất là thắng cuộc
Biện pháp 4. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các ngày hội ngày lễ
Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày hội
ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải
nghiệm các cảm xúc tích cực .Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với
cô giáo, bạn bè và cha mẹ .
Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ huynh lớp từ
đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các
ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh
nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức
riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động.
Ví dụ: Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt Nam
Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra
ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà và mẹ. Sau đó
dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại
cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. Cùng trẻ trang trí giấy mời bà và mẹ với lời
đề từ ấn tượng: ‘‘Để được quan tâm chia sẻ, để được yêu thương và hiểu các con nhiều
hơn kính mời bà và mẹ bé tới dự ngày hội 20/10 do lớp C1 tổ chức ”

Các bé được ‘‘bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ. Không thể
miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên những khuôn
mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành
tặng cho những người thân yêu.
Chúng tôi cũng chọn chủ đề về bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng trên phông sân
khấu: ‘‘Con yêu bà yêu mẹ nhất trên đời ”. Ngày hôm ấy, giữa ngập tràn bóng và hoa
những thiên thần nhỏ của lớp tôi xếp hàng hai bên cửa lớp chào đón các bà và mẹ. Vào
chương trình từng tốp các bé lên hát múa những bài thật hay và ý nghĩa về bà và mẹ, thật
bất ngờ và vui khi bà và mẹ được mời tham gia trò chơi ‘‘bà và mẹ có hiểu con, con có
hiểu bà và mẹ” kết quả là bé đoán chính xác về sở thích ăn mặc của bà và mẹ hơn là bà
và mẹ hiểu sở thích của con. Cả hội trường như nghẹn lại khi nghe bé Hà Trang nói về
cảm xúc của mình: ‘‘Con nhớ mẹ lắm, buổi sáng con thức dậy thì mẹ đã đi làm, buổi tối
con đi ngủ mẹ con vẫn chưa về. Con ước được mẹ dẫn đi chơi công viên, mẹ đưa con đi
học.”. Cả ngày bé không được nhìn thấy bóng dáng thân yêu của mẹ vì mẹ bé thường
xuyên bận công tác xa nhà...và cảm xúc vỡ òa khi các bé chạy đến ôm lấy cổ bà cổ mẹ
mà tặng hoa mà thỏ thẻ lời yêu thương. Thật không hạnh phúc gì bằng, bà vui lắm, mẹ
vui lắm.
Bà của bé Vi Anh nghẹn ngào mãi không nói lên lời cảm ơn các cô giáo và các con
đã tặng cho các bà và mẹ một món quà đặc biệt và ý nghĩa, trên khuôn mặt của các bà,
các mẹ những giọt nước mắt lăn dài vì hạnh phúc. Không thể tin được các bé yêu mới đi
học chưa được hai tháng mà có thể biết quan tâm chia sẻ nhường vậy.
Cũng là ngày hội lớn dành cho phụ nữ, nhưng ngày 8/3 ở lớp C1 lại thật đặc biệt vì
đó là ngày mà các bé gái tuy mới ba tuổi nhưng cũng cảm nhận được sự tôn vinh, chia sẻ
từ các bạn trai cùng lớp .
Với chủ đề ‘Hoa tình bạn” trong tiếng nhạc rộn ràng từng bé trai tự tin dắt một
người bạn gái ra cúi chào khán giả. Giống như một cuộc thi sắc đẹp các bé gái cũng được
các cô giới thiệu tên, sở thích và cả năng khiếu riêng nữa, rồi các bé được nghe các bạn
trai hát tặng những bài hát mà cả lớp yêu thích. Hồi hộp và thích thú nhất khi từng bạn
trai lên tiết lộ ‘‘bí mật” mình quí bạn gái nào nhất. Tôi tin rằng các bé gái sẽ không bao
giờ quên được giây phút các bạn trai lên tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng bởi vì tôi
đọc được trong ánh mắt các con niềm vui, tự hào vì được các bạn quan tâm chia sẻ, một
số phụ huynh còn phản hồi lại rằng chưa có bao giờ mà bé nhà mình lại vui như thế kể
chuyện ở lớp mãi không chịu ngủ, và ôm chặt em búp bê món quà được các bạn tặng nói
rằng con yêu em búp bê này nhất trên đời.

Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con như:
Tổ chức sinh nhật tháng tại công viên Nghĩa Đô, rồi ngày Tết Trung thu, Noel.. mỗi hoạt
động một hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là
giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ tới người thân và bạn bè. Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy
các bé em của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ và cách thể
hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn và quan tâm đến bạn bè.
Bây giờ chỉ cần một thay đổi nhỏ của cô giáo và các bạn là bé có thể phát hiện ra. Hôm
ấy mặc dù rất mệt nhưng tôi vẫn có gắng đi làm vì vậy không dấu được vẻ mệt mỏi, tôi
rất bất ngờ khi bé Tiến Anh chạy tới ôm cổ tôi thì thầm: Cô Bình ơi cô ốm à con đi lấy
nước cho cô uống nhé. Còn những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạn quấn
quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi mới, đồ chơi đẹp mà các cô và cả lớp mới làm.
Đa số trẻ lớp tôi là trẻ trai vì vậy các cháu rất hiếu động thường không tập trung và
thích trêu đùa các bạn, thậm chí còn đánh bạn. Để thu hút sự chú ý của các cháu, trước
tiên chúng tôi tìm hiểu mong muốn sở thích của các bé và cùng bé đề ra những qui định
chung của lớp như: ‘‘Không nói to, đoàn kết với các bạn, nhường đồ chơi cho bạn” vào
thứ hai hàng tuần. Đến cuối tuần chúng tôi tập trung trẻ lại cho trẻ tự nhận xét xem mình
đã thực hiện tốt nội qui chưa. Bé nào có tiến bộ sẽ được gắn một ngôi sao trên trán, được
cô ghi tên ở bảng vàng bé ngoan ở cửa lớp, còn những bé chưa thực hiện tốt nội qui thì
vẫn phải phấn đấu bao giờ ngoan mới được thưởng. Chính vì vậy, ngôi sao được dán trên
trán của bé được các bé đặt tên là ‘‘ngôi sao siêu nhân” bé nào được gắn sao cảm thấy rất
vinh dự. Bà bé Ngọc Minh còn đến lớp chia sẻ với chúng tôi: ‘‘Cháu đi ngủ cũng đòi gắn
sao, ngủ dậy mà không thấy là tìm bằng được”. Bây giờ các bé đã quen với nền nếp sinh
hoạt của lớp, hứng thú đi học, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi với bạn, đánh
bạn.
Lớp tôi cũng có một số bé gái sức khỏe yếu, hay nghỉ dài như bé: Ngọc Linh, Ngọc
Mai, Châu Anh, Linh Đan vì vậy mỗi khi đi học đến lớp các bé thường khóc nhiều và
không tham gia được các hoạt động học tập chung, bé Ngọc Mai khóc nhiều đến nỗi các
cô bác trong trường không ai là không biết tên, biết mặt . Để giúp các bé mạnh dạn, thích
đi học đến lớp, chúng tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý để những
bé mạnh dạn tự tin như: Minh Khuê, Khánh Vân, Hà Trang đến kết bạn, tạo cho các bé
nhiều cơ hội hợp tác chia sẻ như cùng vẽ tranh, nặn quả, làm đồ chơi...dần dần các bé đã
quen hơn với môi trường tập thể và thích đi học. Bây giờ bé Linh Đan, Ngọc Mai, Châu
Anh được cô giáo và các bạn rất yêu quí vì bé rất ngoan, biết nhường nhịn bạn và còn hát
hay, múa dẻo, thích được biểu diễn văn nghệ nữa.

Đặc biệt lớp tôi có bé Thanh Bình tự kỷ tăng động không kiểm soát được hành vi,
đầu năm chúng tôi và mẹ bé rất khó xử khi suốt ngày phải xin lỗi phụ huynh vì bé thường
xuyên đánh bạn. Sau một thời gian tìm hiểu biết được bé sống rất tình cảm thích được
chơi cùng các bạn, thích được ôm hôn các bạn nhưng nếu các bạn chỉ cần phản ứng nhẹ
làm bé không đạt được mong muốn là bé có thể quay sang cắn hoặc cào bạn. Chúng tôi
chia nhau ra quan sát và ở bên cháu mọi hoạt động có thể, nếu thấy cháu có biểu hiện
tăng động thì ôm cháu vào lòng nhìn vào mắt cháu và nói ‘Thanh Bình yêu bạn, Thanh
Bình không được đánh bạn, không làm bạn buồn nhé’. Đồng thời chúng tôi cũng giải
thích cho các bé khác hiểu và chia sẻ với bạn, không khó chịu khi bạn đến gần: ‘‘Bạn
Thanh Bình rất yêu quí các con nhưng bạn ấy hay quên, nếu bạn nhỡ tay làm các con đau
thì các con nhắc với bạn là ‘‘Thanh Bình phải yêu bạn” để bạn không trêu các con nữa
nhé! Sau một thời gian kiên trì cùng với sự chia sẻ của các bé trong lớp chúng tôi đã giúp
bé hòa nhập vui chơi chan hòa cùng các bạn. Bây giờ mỗi khi xúc động, không kiểm soát
được hành vi bé lại tự nói ‘‘ Thanh Bình yêu bạn” và ôm lấy bạn, các bé khác cũng
không phản ứng với hành vi bất thường của Bình nữa mà còn chơi vui vẻ cùng bé.
Biện pháp 6. Giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ trên hoạt động học
Những nội dung tích hợp trên lớp đôi khi còn hời hợt chưa có tác dụng khơi
gợi cảm xúc và kích thích mong muốn được thực hiện ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên
cứu tài liệu và thiết kế một số giáo án nhằm dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ.
VD: Giáo án 1: Quan tâm chia sẻ (tiến hành trong 20 phútt)
Mục tiêu:
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, trẻ hiểu chia sẻ là niềm vui
- Trẻ thực hành chia sẻ đồ chơi với bạn
Chuẩn bị:
- Đài catset, băng ghi âm hoặc màn hình trình chiếu có hiệu ứng âm thanh
sinh động
- Các hộp nhỏ làm bằng bìa, đồ chơi ở xung quanh lớp
Tiến hành:
Ổn định: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : Tìm bạn thân
Cô giới thiệu nội dung bài học: Chia sẻ đồ chơi với bạn bè
Hoạt động 1: Tưởng tượng

Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo
những lời cô kể đều đều’’Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình dung về một thế
giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các bạn mỉm cười với
con nắm tay con cùng bước lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn bánh đưa các con đến
một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi bắt và chia cho nhau những
viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và
mỉm cười.”
Hoạt động 2: Thảo luận
Cho trẻ chia sẻ cảm xúc về những gì mình tưởng tượng:
- Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? Con cảm thấy như thế nào?
Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi chia sẻ: Đổi đồ chơi cho bạn
Cách chơi: Mỗi trẻ có một hộp đựng nhiều đồ chơi (cùng loại do trẻ chọnc) .
Trẻ cầm hộp ở tay và cùng các bạn hát một bài, khi có hiệu lệnh ‘đổi đồ chơi’thì mỗi trẻ
sẽ tìm một bạn và để một món đò chơi vào hộp của bạn ấy. Cứ như vậy sau 5 lần chơi
bạn nào đổi được nhiều món đồ chơi nhất là người chiến thắng
Chia sẻ:
- Con thích có nhiều loại đồ chơi hay chỉ một loại đồ chơi?
- Có nhiều đồ chơi như vậy con cảm thấy như thế nào?
Gửi đến trẻ thông điệp: Nếu con chia sẻ với bạn những món đồ chơi con yêu
thích và bạn cũng vậy thì chúng ta sẽ vui hơn vì có nhiều đồ chơi mới và có thêm những
người bạn chơi thân thiết.
Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với những món đồ chơi mới
Giáo án 2: Quan tâm chia sẻ (Tiến hành trong 20 phút)
Mục tiêu: Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng thể hiện cảm xúc
- Trẻ hiểu nếu biết quan tâm chia sẻ sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác
- Thực hành: tặng quà cho bạn
Chuẩn bị: - Máy chiếu, các slide truyện: Chú gấu mồ côi
Gấu bông to
Giấy A4, bút sáp màu
Tiến hành:

Ổn định: Cho trẻ hát bài ‘ Ta đi vào rừng xanh’
Giới thiệu nội dung bài học: Quan tâm chia sẻ đến những bạn có hoàn cảnh
khó khăn
Điểm suy ngẫm: Trình chiếu cho trẻ xem truyện: Chú gấu mồ côi
Chia sẻ:
- Xem truyện xong con cảm thấy như thế nào?
- Tại sao chú gấu lại buồn như vậy?
- Bạn thỏ làm gì giúp gấu?
Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chia sẻ: Tặng quà bạn gấu
Mỗi trẻ sẽ vẽ một món quà tặng bạn gấu, sau đó lên giới thiệu món quà của
mình, tập nói lời chia sẻ: Tôi yêu bạn, tôi tặng bạn, tôi chúc bạn vui.
Gửi đến trẻ thông điệp: Mỗi một món quà của chúng mình dù nhỏ thôi nhưng
cũng giúp mang lại niềm vui cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn
Biện pháp 7. Phối hợp với phụ huynh:
Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao trọng
trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng
trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi ‘ cha mẹ là những người thầy đầu
tiên của bé”, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng
không hề mờ nhạt đi . Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm
tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng chắc chắn cho bé khi trưởng thành.
Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt
động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh
cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Gia đình
và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ
mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học
tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa
gia đình và nhà trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn
dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh.
Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay
từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái
độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của
trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân

trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con, chơi với con và
có thể cho con mang đồ chơi yêu thích đến lớp tránh sự hụt hẫng ban đầu.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua trao đổi
trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin
cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp
giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất
ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản và yêu cầu như lệ thường
mà là buổi chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thật sự, phụ huynh được tiếp đón trong một
không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng, cô giáo cùng phụ huynh ngồi xung quanh
các dãy bàn phủ khăn, có hoa, quả và nước uống. Phụ huynh là những người đầu tiên chia
sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng
tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc
mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu ‘dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ” phụ huynh rất nhiệt
tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu. Sau thành công của buổi họp, tôi cảm nhận
được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là sự quan tâm chia sẻ thật
sự với lớp, với giáo viên. Mỗi buổi chiều một số phụ huynh lại nán lại trong lớp chơi
cùng các con, giúp các cô dọn dẹp phòng nhóm.. Chị Huyền phụ huynh bé Châu Anh
còn dành rất nhiều thời gian đến vẽ tranh tường trang trí lớp cùng chúng tôi, chị Phượng
phụ huynh bé Tuấn Hưng mang đến tặng lớp một bộ giá đồ chơi nấu ăn rất đẹp, tất cả
các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của lớp, ủng hộ rất nhiều
nguyên vật liệu, những giáo cụ trực quan. Chỉ cần giáo viên thông báo hoặc quan sát thấy
các cô và các con bận rộn với việc chuẩn bị cho lễ hội là nhiệt tình giúp đỡ . Thật xúc
động biết bao trước hình ảnh các mẹ cùng con miệt mài tô màu trang trí ngôi sao, mặt nạ
chuẩn bị cho ngày tết trung thu còn các bố thì tập luyện cho các con múa đầu sư tử, mẹ
của bé Nguyệt Ánh đã xin nghỉ làm để đến lớp bơm và kết bóng trang trí sân khấu cho
các con. Mâm cỗ trung thu của lớp C1 có thể nói là to và đẹp nhất nhì trường cũng hoàn
toàn do phụ huynh trang trí và đóng góp. Còn rất nhiều, rất nhiều các hoạt động khác
nữa, trong mỗi bước trưởng thành của các con, trong mỗi thành công của lớp đều chứa
đựng tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ của tất cả các bậc phụ huynh.
Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi trong việc giáo dục trẻ tôi đã sưu
tầm rất nhiều tư liệu quí về dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ để phụ huynh tham khảo (Phần
phụ lục)
Ngoài ra lớp tôi cũng thành lập ‘‘hòm thư cha mẹ” ở ngoài hành lang trước cửa lớp
để phụ huynh góp ý với giáo viên những vấn đề nhạy cảm không tiện trao đổi trực tiếp,
khi có ý kiến góp ý tôi đều trao đổi thảo luận nhóm cùng đồng nghiệp tìm ra những

phương pháp giải quyết tối ưu, nếu là thư góp ý phê bình thì chúng tôi sẽ gặp trực tiếp
phụ huynh và tiếp thu ý kiến một cách cầu thị và lập tức sửa sai.
Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên các bé
thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp trẻ bị
ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ huynh lớp đến
tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc làm này tuy nhỏ
nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt đẹp, góp phần thắt chặt
sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường.
Một số hình ảnh phụ huynh tham gia trong buổi giao lưu: “ Tết Hàn Thực làm bánh
trôi chay- chung tay ủng hộ trẻ em Nhật Bản” do nhà trường phát động
4. Hiệu quả
Sau một học kì dạy trẻ kĩ năng ‘‘quan tâm chia sẻ” tôi thấy các bé em của lớp tôi có
những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau
hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các
bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân. Thật sự với các bé ‘‘mỗi
ngày đến trường là một ngày vui”
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.

Kinh nghiệm cụ thể:

Sáng kiến “ một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người
thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ” là giải pháp cải tiến, tôi đã thiết kế rất
nhiều các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham
khảo thêm từ đồng nghiệp và các nguồn tư liệu khác nhau. 2. Áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Việc dạy bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè giống như ta chắt lọc
nguồn nước tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú những em bé lên ba với tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Việc làm này đòi hỏi giáo viên
phải tận tâm tận lực:
Không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm
gương cho trẻ noi theo học tập
- Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và
học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng chia sẻ. Lớp học thật sự là một tổ ấm yêu
thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biết sẻ chia
cùng trẻ

- Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải dành
nhiều thời gian dạy trẻ biết ‘ quan tâm chia sẻ”, sử dụng nhiều hình thức khác nhau và ở
mọi lúc mọi nơi
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan, lễ hội với các hình
thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích cực
kỹ năng quan tâm chia sẻ tới người thân, bạn bè
- Quan tâm tới trẻ cá biệt. Định hướng giáo dục trẻ, hạn chế những khuyết điểm
khơi dậy những mặt tích cực, giúp trẻ hoà đồng và biết quan tâm chia sẻ
- Xây dựng một số giáo án để củng cố hiểu biết, kĩ năng cho trẻ
- Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và
nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chung
3.Kết luận và kiến nghị
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công khi dạy trẻ biết quan
tâm chia sẻ. Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc
đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích luỹ thêm được nhiều kỹ năng mới, nhận
được nhiều niềm vui và tình cảm yêu quí tin tưởng từ phía phụ huynh, học sinh, chị em
đồng nghiệp. Sáng kiến này bước đầu đã được phổ biến ở một số lớp mẫu giáo bé trong
trường
Tuy nhiên để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa tôi mong
muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các
trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy kĩ năng sống cho trẻ và rất mong các
đồng chí trong tổ mầm non của Sở giáo dục và Vụ giáo dục nghiên cứu bổ xung cho
chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quí để tham khảo.

PHỤ LỤC
Tài liệu gửi phụ huynh
Chia sẻ là một trong những bài học quan trọng nhất mà bạn có thể dạy cho con trẻ

Hãy dùng câu châm ngôn “ chia sẻ là quan tâm” để giải thích một cách ngắn gọn
với con về việc vì sao chia sẻ lại cần thiết đến vậy
Trẻ con học tập qua những gì chúng nghe, thấy. Đừng quên bạn là người làm
gương cho trẻ. Nếu bé thấy bạn chia sẻ vật gì cho nó, cũng có thể bé làm ngược lại với
bạn. Tuy nhiên bé vẫn chỉ là một đứa trẻ, khuynh hướng của chúng là giữ riêng niềm đam
mê của mình.
Trong trường hợp như thế bạn nên áp dụng bí quyết sau đây:
Hãy nói với con bạn, nếu không chia sẻ đồ chơi với các bạn thì các bạn cũng không
chia sẻ đồ chơi với nó.
Nếu con bạn không muốn chia sẻ, hãy giải thích cho bé biết sự quan trọng khi chia
sẻ với người khác
Hãy lấy đồ chơi của trẻ đi nơi khác nếu nó vẫn không chịu chia sẻ, như thế không
có đứa trẻ nào được chơi món đồ đó cả
Nếu đứa trẻ la inh ỏi và chạy đi chỗ khác, bạn hãy để bé có thời gian quên đi, hoặc
kiên nhẫn ngồi xuống bên trẻ.nói chuyện với nó để đảm bảo không có chuyện gì khác xảy
ra.
Hãy cảm ơn con bạn khi bé chia sẻ đồ chơi với trẻ khác
Hãy dạy con bạn nghĩ tới người khác và điều đó sẽ làm nó hạnh phúc thế nào khi
chia sể đồ chơi với nhau
Nếu con bạn rủ đứa trẻ khác đến nhà chơi, hãy bảo bé lấy đồ chơi ra và nhắc rằng
đồ chơi ấy có thể chia sẻ với các bạn.
Dạy dỗ bằng các ví dụ, hãy chỉ cho trẻ biết bạn sẵn sàng chia sẻ những gì bạn có
như thế nào
Cuối cùng việc dãy dỗ nên bắt đầu từ khi bé còn rất nhỏ, có thể từ khi bé vài tháng
tuổi, có thể bắt đầu bằng một trò chơi. hãy nói cảm ơn khi trẻ chia sẻ và chia sẻ lại với
trẻ.
Khi áp dụng những điều trên có thể thất bại, nhưng đây là bước đầu tiên để con bạn
có thẻ học hỏi khi lớn hơn. Quan trọng là dạy trẻ biết chia sẻ với người khác. Không nên
mua cho trẻ bất cứ món quà nào nó muốn, đòi hỏi nếu không hợp lý . Tuy còn nhỏ nhưng
trẻ cần hiểu sự quan trọng của việc chia sẻ, và trái tim sẽ ấm áp như thế nào khi quan tâm
đến người khác.
Theo ( PNO)

DẠY CON BIẾT CHIA SẺ
Trẻ 3-4 tuổi và lớn hơn đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể
hiện sự cảm thông và nhường nhịn. Chưa đến tuổi đi học nên trẻ có nhiều thời gian để
chơi đùa với các bạn, một số trẻ thay phiên nhau chơi một món đồ chơi và không đặt
mình làm trung tâm như lúc nó một hoặc hai tuổi. Nhưng phần lớn chúng lại rất bốc đồng
và chưa học được tính kiên nhẫn. Phải ngồi đợi cho đến hết lượt mình được đụng vào đồ
chơi mà trẻ đang thèm muốn là một sự thách thức.
Tuy nhiên, về cơ bản, trẻ ở độ tuổi chưa đến trường biết “cho là tốt” và chúng thấy
vui khi cùng chơi chung với các bạn. Bạn có thể dạy con biết chia sẻ bằng cách khuyến
khích nó biểu lộ sự quan tâm, thông cảm và tất nhiên cũng dạy nó biết thế nào là ích kỷ.
Cho trẻ thấy “chia sẻ” mang lại niềm vui: Dạy cho con bạn những trò chơi mang
tính cộng đồng mà những người chơi phải cùng làm việc để đạt được mục đích chung
như giải câu đố, xếp hình. Hãy rủ bé cùng thực hiện công việc hằng ngày như trồng cây,
sơn hàng rào, hay rửa xe, lau bàn ghế... Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ với những bạn thân đồ
ăn mà chúng thích. Nếu có điều kiện thì nhớ ghi hình những cuộc đi chơi của trẻ với bạn
bè, những kỷ niệm vui vẻ đó sẽ được khắc ghi trong lòng trẻ.
Đừng phạt trẻ khi chúng tỏ ra ích kỷ: Bạn đừng mắng con là “đồ ích kỷ” rồi phạt
khi nó chưa biết chia sẻ, hoặc buộc trẻ phải chia một vật nào đó mà trẻ rất yêu thích. Bởi
như thế, bạn vô tình nuôi dưỡng nơi trẻ sự oán hận chứ không phải là lòng quảng đại. Sự
khích lệ mang lại hiệu quả tích cực hơn lời quở trách. Bạn cũng nên nhớ rằng việc trẻ giữ
riêng cho mình một số đồ nào đó cũng rất tốt. Khi trưởng thành, chúng sẽ hiểu được chia
sẻ với các bạn khác thì vui hơn là giữ riêng một mình.
Giúp trẻ bày tỏ thái độ: Khi bé cãi nhau và giành giật đồ chơi với bạn, hãy giúp bọn
trẻ hiểu ra điều gì đang xảy ra. Nếu bé đang giữ riêng một thứ đồ chơi nào đó, hãy giải
thích cho con biết bản thân bé cảm thấy thế nào. Ví dụ bé Hồng rất thích cái giỏ nhựa, bé
không muốn ai đụng tay vào. Khoan vội la bé. Biết đâu vì bé thấy giỏ đã đựng đầy đồ bên
trong, hoặc con bạn đặc biệt quý cái giỏ ông nội tặng riêng cho mình hôm sinh nhật...
Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề: Nếu con ôm chặt cái xe tải đồ chơi mà đứa bạn
thích, có thể bé đang nĩ: “Lỡ bạn lấy luôn thì sao?”. Bạn hãy khuyến khích trẻ thay phiên
nhau chơi đồ chơi đó, bảo đảm với con rằng cho bạn chơi chung không có nghĩa là tặng
đồ chơi đó cho bạn. Và nói để bé hiểu rằng nếu cho bạn chơi chung đồ của mình thì các
bạn cũng chia sẻ lại đồ chơi cho mình.
Dàn dựng bối cảnh: Khi con rủ bạn bè về nhà chơi, hỏi xem nó có món đồ gì muốn
giữ riêng không rồi tìm một chỗ để cất những đồ chơi đặc biệt đó. Bạn cũng có thể gợi ý
cho con chuẩn bị những trò chơi cộng đồng như: chế ra những dụng cụ để vẽ hoặc làm

thủ công, gạch xây dựng... Như vậy, trẻ sẽ chuẩn bị trước những trò chơi để các bạn cùng
tham gia. Cũng có thể bảo những đứa trẻ kia mang theo đồ chơi để chúng dễ trao đổi và
chia đồ chơi cho nhau.
Tôn trọng những đồ đạc của trẻ: Nếu trẻ thấy một người khác mặc quần áo, xem
sách vở, và chơi đồ của nó thì có thể nó sẽ vứt bỏ chúng ngay cả khi mới dùng. Vì thế,
bạn nên hỏi ý kiến của con trước khi mượn bút chì màu của con, và cho trẻ quyền quyết
định. Bạn cũng yêu cầu các anh chị em, bạn bè tôn trọng những đồ đạc của trẻ.
Nhớ làm gương tốt cho trẻ: Cách tốt nhất để con bạn học được lòng yêu thương là
cho trẻ thấy mọi người chia sẻ cho nhau như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế
bạn hãy "trao đổi" cây kem của bạn với trẻ. Cho trẻ đội thử cái mũ mới của bạn.
Sử dụng từ chia sẻ để diễn tả điều bạn đang làm. Bạn cũng đừng quên dạy cho trẻ
biết cả những điều không thể sờ tới như cảm giác, ý tưởng, thời gian... và những câu
chuyện cũng là những thứ có thể chia sẻ được. Điều quan trọng nhất là hãy để cho trẻ
thấy bạn cho và nhận, thông cảm và chia sẻ với người khác.
Dạy con làm quen với việc nhà
Đôi khi các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng, với trẻ mầm non yêu cầu trẻ làm việc
nhà là quá sớm và quá sức đối với trẻ. Nhưng không bao giờ là quá sớm cho việc rèn
luyện tình yêu lao động, tinh thần tự lập, tự phục vụ, sự quan tâm, chia sẻ… thông qua
việc cho trẻ làm quen với những công việc trong gia đình.
Bởi dạy con làm quen với việc nhà là một trong những cách tốt nhất để trẻ có trách
nhiệm với cuộc sống gia đình, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ cha mẹ và những người
thân thiết. Tạo cho trẻ thói quen lao động, rèn luyện sức khỏe
và là cơ hội để trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ, tự lập, có trách nhiệm với chính
bản thân mình. Thông qua làm việc nhà sẽ giúp trẻ không chỉ hình thành lòng yêu lao
động mà qua đó trẻ còn học được những bài học về giá trị cuộc sống. Không chỉ có vậy,
đó cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, quan tâm, yêu thương
và gắn bó với nhau hơn… tạo bầu không khí hòa thuận, vui vẻ trong gia đình.
Vậy cha mẹ nên làm gì để việc nhà không phải là “cực hình” mà là niềm vui thích
đối với trẻ?
1. Lên thời khóa biểu những công việc nhà cho trẻ
Bạn cùng trẻ thảo luận và nên lên kế hoạch làm việc nhà hàng tuần/ hoặc hàng
tháng cho trẻ. Theo thời gian, những công việc “tay chân” sẽ trở thành thói quen không
thể thiếu và tập cho trẻ một cuộc sống có tổ chức và ngăn nắp hơn. Lúc đầu, bạn hãy cho
trẻ làm quen với những công việc gần gũi với trẻ nhất: cất đồ chơi sau khi chơi, để bát ăn

gọn gang trên bàn ăn sau khi ăn… rồi đến những công việc nhẹ nhàng khác như gấp đồ,
sắp xếp quần áo của mình, dọn phòng riêng, tưới nước cho cây cảnh…
2. Hướng dẫn nhẹ nhàng
Ban đầu trẻ có thể sẽ rất vụng về với việc gấp quần áo, sắp xếp đồ đạc... và trở nên
cáu kỉnh khi phải làm những công việc “tay chân” như thế. Nhưng bạn chớ nên nổi giận
mà hãy nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ cách gấp quần áo sao cho gọn gàng, cách sắp xếp đồ
đặc sao cho ngăn nắp... Bên cạnh đó, hãy giáo dục trẻ biết quý trọng sức lao động thông
qua các hoạt động trong gia đình để trẻ hiểu rằng cha mẹ đã rất vất vả khi vừa phải đi
làm, vừa phải giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.
3. Đừng tiếc lời khuyến khích, khen ngợi trẻ
Mặc dù đồ chơi hay quần áo trẻ chưa cất hay gấp gọn gang... thế nhưng bạn đừng
nên chỉ trích trẻ ngay tức khắc vì trẻ dễ chán nản. Trái lại, bạn hãy tự tay làm lại những
việc đó trước mặt trẻ, kèm theo sự hướng dẫn tận tình để chúng có thêm kinh nghiệm cho
những lần sau. Lời khen ngợi không chỉ đơn giản thừa nhận những thành quả lao động
của trẻ mà còn là nguồn động viên lớn lao giúp trẻ hứng thú với công việc nhà.
4. Hãy cùng trẻ làm việc
Làm việc chung cùng con sẽ nuôi dưỡng được niềm vui thích lao động ở trẻ. Bố mẹ
cần dành thời gian vừa làm vừa hướng dẫn cho con, cùng đặt ra kế hoạch và cùng nhau
thi đua. Khi dọn dẹp nhà cửa cả nhà dành thời gian làm cùng nhau vừa tạo không khí vui
vẻ, thi đua và kích thích hứng thú lao động ở trẻ.
5. Cha mẹ cần làm gương cho trẻ
Trẻ con thường không làm theo những gì người lớn nói mà thường làm theo những
gì người lớn làm. Nếu bố mẹ đi làm về bỏ giầy dép không đúng chỗ, làm việc xong
không cất dọn đồ đạc gọn gàng... thì không bao giờ có thể giúp con hình thành được tình
yêu lao động và tính gọn gàng sạch sẽ. Vậy nên muốn dạy con làm quen với nhà thì trước
hết bố mẹ phải là tấm gương co con cái noi theo.
Ngoài ra, để thành công trong việc cho trẻ làm quen với việc nhà cha mẹ cũng cần
chú ý:
- Giao việc phù hợp với giới tính và độ tuổi: giao cho trẻ những công việc phù hợp
với giới tính, thể chất và khả năng của trẻ.
- Giới hạn thời gian hoàn thành: Với một công việc nào đó cũng phải nêu rõ thời
gian phải hoàn thành để trẻ ý thức được trách nhiệm

Tải về bản full