Đề bài - bài 6 trang 118 sgk vật lí 10

Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA= FB= 1N (Hình 22.6a).

Đề bài

Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA= FB= 1N (Hình 22.6a).

a) Tính momen của ngẫu lực.

b) Thanh quay đi một góc α = 30o. Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B (Hình 22.6b). Tính momen của ngẫu lực.

Đề bài - bài 6 trang 118 sgk vật lí 10

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Momen của ngẫu lực: M = Fd

F: độ lớn của mỗi lực (N)

d: cánh tay đòn của ngẫu lực (m)

Lời giải chi tiết

a)

Đề bài - bài 6 trang 118 sgk vật lí 10

Momen của ngẫu lực: M = Fd = 1.4,5.10-2= 0,045 (N.m)

b)

Đề bài - bài 6 trang 118 sgk vật lí 10

Momen của ngẫu lực:M = Fd = F.BI

Xét AIB vuông tại I có: \(cos\alpha = {{BI} \over {AB}}\)\( \Rightarrow BI = AB\cos \alpha = {4,5.10^{ - 2}}.c{\rm{os}}30 = 0,039m\)

=> M = F.BI = 1.0,039 = 0,039 (N.m)