Em không có nên uống kháng sinh không

Tuân thủ thời gian sử dụng thuốc kháng sinh có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Việc uống thuốc đúng liều lượng giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh và hạn chế nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.

Đã có rất nhiều nghiên cứu về thời gian sử dụng kháng sinh để xác định thời gian ngắn nhất cần thiết để tiêu diệt hoàn toàn tất cả vi khuẩn. Nếu bạn đang được điều trị nhiễm trùng, loại thuốc kháng sinh mà bác sĩ kê toa và thời gian sử dụng kháng sinh nên dựa trên mức độ tiến triển của bệnh. Các triệu chứng được cải thiện không có nghĩa là nhiễm trùng đã hoàn toàn biến mất. Bạn không thể ngừng sử dụng thuốc cho đến khi có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra kháng kháng sinh nếu dùng thuốc không đủ liều.

Kháng kháng sinh là một vấn đề sức khỏe đang gia tăng trên toàn thế giới. Khi một người bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh, không chỉ điều trị cho bệnh nhân đó khó khăn hơn mà vi khuẩn kháng kháng sinh có thể lây sang người khác. Khi kháng sinh không còn tác dụng, kết quả là gây ra:

  • Thời gian hồi phục bệnh chậm hơn
  • Diễn biến bệnh phức tạp hơn
  • Bạn phải đi khám bác sĩ nhiều lần hơn
  • Bạn phải sử dụng thuốc kháng sinh mạnh hơn và đắt tiền hơn
  • Nguy cơ tử vong cao hơn do nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh

Một số các loại vi khuẩn đã trở nên kháng kháng sinh bao gồm các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da, viêm màng não, bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi.

Khi bạn được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, điều quan trọng là phải uống thuốc đúng theo chỉ dẫn. Dưới đây là nhiều lời khuyên giúp sử dụng kháng sinh đúng cách:

  • Tuân thủ đợt sử dụng thuốc: Bạn cần phải tuân thủ thời gian sử dụng thuốc ngay cả khi đã cảm thấy tốt hơn. Nếu bạn dừng thuốc quá sớm, thuốc có thể không tiêu diệt hết vi khuẩn. Bạn có thể bị bệnh trở lại và các vi khuẩn còn lại có thể trở nên kháng thuốc kháng sinh mà bạn đã uống.
  • Tuân thủ dùng thuốc hàng ngày: Thuốc kháng sinh có hiệu quả nhất khi chúng được dùng thường xuyên.
  • Đừng tiết kiệm kháng sinh: Bạn có thể nghĩ đến tiết kiệm kháng sinh cho lần mắc bệnh tiếp theo, mà không nghĩ đến loại thuốc kháng sinh đó chỉ có tác dụng chữa nhiễm trùng mắc phải tại thời điểm đó. Vì vậy, bạn không được dùng thuốc còn sót lại. Nếu bạn uống sai thuốc có thể trì hoãn việc điều trị thích hợp và có thể làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Không dùng thuốc kháng sinh của người khác: Thuốc kháng sinh của người khác có thể không phù hợp với bệnh của bạn, làm trì hoãn điều trị đúng và tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Nhờ tư vấn của bác sĩ: Đặt câu hỏi, đặc biệt là nếu bạn không chắc chắn về loại kháng sinh phù hợp hoặc liều dùng. Bạn cũng nên báo lại với bác sĩ về các tác dụng phụ mắc phải để xử trí kịp thời.

Em không có nên uống kháng sinh không

Bạn không thể ngừng sử dụng thuốc cho đến khi có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra kháng kháng sinh

Thận trọng khi dùng kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa cả kháng kháng sinh và tác dụng phụ. Điều quan trọng nhất là không đánh giá quá cao những gì kháng sinh có thể tác động đến cơ thể, tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh.

Kháng sinh là cần thiết để điều trị nhiễm trùng vi khuẩn nghiêm trọng như nhiễm trùng phổi hoặc viêm màng não (viêm màng não và tủy sống). Đối với các trường hợp như người khỏe mạnh bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi-rút, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm thì việc sử dụng thuốc kháng sinh thường sẽ không có ích vì chúng chỉ chống lại vi khuẩn. Thuốc kháng sinh cũng có tác dụng phụ bao gồm phản ứng dị ứng, các vấn đề về dạ dày và ruột, buồn nôn và nhiễm nấm. Do những rủi ro liên quan này, điều quan trọng là phải xem xét cẩn thận những lợi ích và bất lợi của việc dùng thuốc kháng sinh.

Em không có nên uống kháng sinh không

Kháng sinh là cần thiết để điều trị nhiễm trùng vi khuẩn nghiêm trọng như nhiễm trùng phổi hoặc viêm màng não

Thuốc kháng sinh chỉ có thể hoạt động đúng nếu chúng được sử dụng đúng cách. Điều quan trọng cần biết khi dùng thuốc kháng sinh bao gồm:

  • Đối với một số loại thuốc, việc chia viên thuốc thành mảnh có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó, bạn nên uống nguyên viên thuốc.
  • Bạn nên chú ý khi uống thuốc. Thuốc kháng sinh thường được uống với nước vì uống cùng với nước ép trái cây, các sản phẩm từ sữa hoặc rượu có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể hấp thụ một số loại thuốc. Các sản phẩm sữa bao gồm sữa, bơ, sữa chua và phô mai. Sau khi dùng thuốc kháng sinh, bạn có thể phải đợi đến 3 giờ trước khi ăn hoặc uống bất kỳ sản phẩm sữa nào. Nước bưởi và các chất bổ sung chế độ ăn uống có chứa các khoáng chất như canxi cũng có thể làm giảm tác dụng của kháng sinh.
  • Dùng đúng các thời điểm trong ngày. Một số loại thuốc kháng sinh luôn được dùng vào cùng một thời điểm trong ngày, một số loại khác được dùng trước, trong hoặc sau bữa ăn. Ví dụ, nếu bạn phải dùng thuốc 3 lần / ngày, thì thường phải uống thuốc vào những thời điểm định sẵn để thuốc tác dụng đều trong ngày.
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh với các loại thuốc khác. Vì kháng sinh có thể tương tác với các loại thuốc khác, điều quan trọng là bạn phải nói với bác sĩ nếu bạn bắt buộc phải dùng chung với các loại thuốc khác. Thuốc kháng sinh có thể tương tác với một số chất làm loãng máu và thuốc kháng axit như thuốc tránh thai.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: Healthline.com; Ncbi.nlm

XEM THÊM:

Em không có nên uống kháng sinh không

Không tự ý dùng thuốc kháng sinh, không xông cho trẻ bị F0 (Ảnh minh họa)

Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn việc điều trị, chăm sóc cho trẻ em nhiễm Covid-19 tại nhà như sau:

* Về thuốc điều trị

- Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,5°C: Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn, cách tối thiểu 4 - 6 giờ nếu cần nhắc lại (hoặc sử dụng liều theo tuổi, chi tiết trong Phụ lục); Lưu ý tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày.

- Thuốc cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi): Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn), nếu trẻ không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước;

- Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.

- Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết:

+ Ho: Có thể dùng các thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc).

+ Ngạt mũi, xổ mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%.

+ Tiêu chảy: men vi sinh, men tiêu hóa.

- Với trẻ đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú thì tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.

- Lưu ý:

+  Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm... khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế.

+ Không xông cho trẻ em.

* Điều kiện để trẻ nhiễm Covid-19 được chăm sóc tại nhà

- Tiêu chí lâm sàng:

+ Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc COVID được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.

+ Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó | thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).

+ Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

- Có người chăm sóc:

Như bố, mẹ, người thân... có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của | trẻ (sau đây gọi chung là người chăm sóc), có khả năng liên lạc với nhân viên y tế (qua

các phương tiện như điện thoại, máy tính...) để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu.

* Thực hiện các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn

- Với trẻ mắc COVID-19:

+ Không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly.

+ Không sử dụng chung vật dụng với người khác.

+ Không ăn uống cùng với người khác.

+ Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.

- Người chăm sóc:

+ Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, bồn rửa mặt...

+ Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.

+ Đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn (nếu có), vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc.

* Xét nghiệm để kết thúc cách ly, chăm sóc tại nhà

- Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính vi rút SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc do người chăm sóc, trẻ tự thực hiện tại nhà.

- Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin theo quy định.

Quyết định 528/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 03/3/2022.

Diễm My

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN