Giải pháp cho hướng dẫn viên du lịch

Theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ, người làm hướng dẫn viên du lịch [HDVDL] sẽ được hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, việc tiếp cận chính sách này đối với những người làm HDVDL lại không được nhiều vì đa phần họ không đủ điều kiện… Vậy, với những đối tượng này nên chăng xếp họ vào đối tượng lao động tự do để hỗ trợ.

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

Gần 2 năm đối diện với dịch bệnh Covid-19, một trong số những đối tượng chịu nhiều tác động tiêu cực nhất là HDVDL. Cả tỉnh Hà Nam có gần 30 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành, có trên 70 người được cấp thẻ hành nghề. Hầu hết các HDVDL phải ngừng việc, chờ đợi hết dịch đi làm tiếp hoặc chuyển đổi ngành nghề. Tuy nhiên, sau gần hai tháng triển khai thực hiện Quyết định 23, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch [VH-TT&DL] Hà Nam mới chỉ nhận được 3 hồ sơ của 3 HDVDL thuộc hai công ty kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành trong và ngoài tỉnh là đủ điều kiện…

Nhiều HDVDL đang làm việc ở Khu du lịch Tam Chúc không có thẻ HDV nên khó khăn trong tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng.

Hơn 10 năm gắn bó với nghề HDVDL, anh Phan Văn Nam [sinh năm 1985] hai năm qua phải làm nhiều công việc để kiếm thêm thu nhập, vừa chờ đợi dịch bệnh đi qua để trở lại công việc tại Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Thiên Ân [Nam Định]. Anh Nam chia sẻ: “Công việc nào cũng có những thời điểm lên, xuống, thuận lợi và khó khăn. Nhưng với ngành du lịch, gần hai năm qua như con thuyền gặp bão, không thể ra khơi, tất cả các “thuỷ thủ” đều trong tư thế cầu mong trời yên bể lặng, dịch bệnh sớm qua mau để tất cả trở lại cuộc sống và công việc bình thường. Nhiều người không trụ vững được phải tìm kiếm công việc mới…”. 

Với Phan Văn Nam, cả năm 2020 chỉ đi tour được 2 lần, sau đó nghỉ dài. Sang năm 2021, dịch bệnh tiếp tục bùng phát, công việc của anh cũng ngừng trệ theo. Nam sắm ô tô chở khách thuê, nhưng vận tải mùa dịch cũng không ăn thua. Cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Nam nói: “Bình thường, một HDVDL như em mỗi tháng kiếm được 10 triệu đồng. Nhưng giờ không có thu nhập buộc phải tìm cách kiếm việc làm khác. Rất may, em đủ điều kiện hoàn tất hồ sơ, gửi về  Sở VH-TT & DL Hà Nam để nhận hỗ trợ”. Số tiền trên 3,7 triệu đồng so với thu nhập của Nam trước đây không phải nhiều, nhưng nó rất có ý nghĩa với anh lúc này. Nam cho biết: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Lúc khó khăn nhất Chính phủ hỗ trợ chúng em, tạo điều kiện để giải quyết một phần khó khăn của cuộc sống lúc này. Ai cũng mong mỏi lắm chứ! Nhiều đồng nghiệp của em không đủ điều kiện hưởng hỗ trợ, họ rất buồn chị ạ!”. 

Còn HDVDL Nguyễn Thuý Đạt, chị cũng đủ điều kiện để nhận hỗ trợ. Tuy nhiên, điều chị mong mỏi nhất lúc này là dịch bệnh sớm qua mau để các đồng nghiệp của chị được đi làm. Doanh nghiệp nơi Đạt làm việc cho HDVDL nghỉ làm từ cuối tháng 4, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Hà Nam. Bắt đầu từ tháng 5 trở đi, hầu hết anh em làm HDVDL trong công ty đều phải ngừng việc, ở nhà chờ đợi…

Có thể xếp họ vào nhóm đối tượng lao động tự do?

Theo Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 từ tháng 5 đến hết tháng 12 năm 2021, HDVDL là một trong 12 nhóm đối tượng được hưởng hỗ trợ một lần với mức 3.710.000 đồng/người. Điều kiện để HDVDL được hưởng hỗ trợ theo quyết định này phải có thẻ HDVDL theo quy định của Luật Du lịch. Thứ hai, phải có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ HDVDL hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với HDVDL quốc tế và HDVDL nội địa; có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với HDVDL tại điểm. 

Theo cán bộ Phòng Quản lý Du lịch, Sở VH-TT&DL, hồ sơ đề nghị hưởng hỗ trợ đối với HDVDL rất đơn giản, chỉ cần bản sao hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ HDVDL có hiệu lực trong thời gian từ ngày 01/ 01/2020 đến thời hạn nộp hồ sơ; Thẻ hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch. Trên thực tế, để đáp ứng được đủ hai yêu cầu này lại rất khó với nhiều HDVDL.

Chị Nguyễn Thúy Đạt, HDVDL, Công ty xây dựng Xuân Trường cho biết: Số HDVDL đang làm việc ở công ty có tới 15 người nhưng chỉ có 4 người đủ đáp ứng các điều kiện này vì có thẻ HDVDL, số còn lại không đủ điều kiện làm hồ sơ do không có thẻ HDVDL, không giữ được hợp đồng với đơn vị sử dụng lao động là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành…  Yêu cầu đầu tiên của hồ sơ về thẻ HDVDL của đối tượng còn đáp ứng thêm tiêu chí, thẻ còn hạn. Thực tế, có nhiều HDVDL có thẻ nhưng lại không còn hạn nên không thể làm hồ sơ. 

Việc tiếp cận thông tin về gói hỗ trợ người lao động gặp khó do đại dịch Covid-19 theo Quyết định 23 đối với HDVDL không khó khăn vì “hầu hết các HDVDL đều làm việc theo phường, hội, việc thông tin cho nhau về chính sách an sinh này rất thuận lợi. Chỉ có điều, cũng vì đặc thù công việc, nhiều HDVDL làm thời vụ cho các công ty du lịch lữ hành không có giao kết hợp đồng, làm theo tour tuyến chứ không gắn bó lâu dài với công ty du lịch nào. Do vậy, khi tiếp cận gói hỗ trợ này, có quá nhiều HDVDL không thể đáp ứng tiêu chí”- HDVDL  Nguyễn Thuý Đạt cho biết.

Mong mỏi nhận được hỗ trợ của Chính phủ lúc khó khăn này thực tế được nhiều HDVDL kỳ vọng. Khi Quyết định 23 ra đời, sự hỗ trợ này được coi là “phao cứu sinh” đối với nhiều đối tượng lao động gặp khó do Covid-19, trong đó có hàng vạn HDVDL trên cả nước, nhưng trên thực tế, tiếp cận gói hỗ trợ này  không phải ai cũng đủ điều kiện để hưởng. Mong mỏi là vậy, nhưng được nhận hỗ trợ hay không còn tuỳ vào quy định. 

Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho biết, HDVDL khó có thể tiếp cận hết gói hỗ trợ này vì không đáp ứng điều kiện. Thực tế, không có doanh nghiệp du lịch nào ký hợp đồng dài hạn với tất cả các HDVDL làm việc theo tour tuyến của mình. Họ chỉ chọn những người tốt nhất, thực sự gắn bó với doanh nghiệp. Hơn nữa, không phải địa phương nào cũng có chi hội nghề nghiệp này để hội viên sinh hoạt nên tiếp tục là cái khó… 

Để có thêm nhiều người đã từng làm công việc HDVDL, nhưng do một lý do nào đó không được công nhận theo quy định, mà hiện nay họ thực sự không có thu nhập từ nguồn khác để được tiếp cận gói hỗ trợ này. Cơ quan chức năng  xem xét đề xuất đưa họ vào đối tượng lao động tự do để họ có cơ hội được hưởng trợ cấp, thuộc diện  “Làm công việc thuộc một số lĩnh vực ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND cấp tỉnh quy định”. Chỉ cần họ có hợp đồng đi tour cho doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành cũng được chấp nhận. Có như vậy, chính sách của Đảng và Nhà nước mới thực sự đến với mọi đối tượng khó khăn khi dịch bệnh vẫn còn phức tạp.


Hướng dẫn viên Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hùng giới thiệu về lịch sử, ý nghĩa và những điểm nhấn tạo nên sức hút của Đền Hùng tới du khách trên cả nước.

PTĐT - Với mục tiêu xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm du lịch cội nguồn của cả nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ngành Du lịch tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó công tác xây dựng và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch [HDVDL], hướng đến sự hài lòng cho du khách khi đến tham quan, trải nghiệm du lịch tại tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có hơn 1.372 di tích văn hóa, lịch sử với đa dạng các loại hình từ du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng… được phân bố đều trên các huyện, thành, thị trong tỉnh. Nổi bật trong đó phải kể đến Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hùng - một không gian văn hóa vô cùng thiêng liêng của dân tộc, cùng với hai di sản văn hóa “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”… Trong đó, Khu di tích hằng năm đón hơn 3,5 triệu lượt khách đến tham quan. Sự tăng trưởng về số lượng khách du lịch tại đây đã kéo theo nhu cầu được hướng dẫn, thuyết minh về điểm đến này ngày càng lớn. Do đó, công tác chuẩn hóa đội ngũ thuyết minh viên đã được Ban quản lý Khu di tích thực hiện ngay từ khâu tuyển dụng. Trong quá trình hoạt động, các hướng dẫn viên liên tục được cập nhật thông tin, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ với 

trọng tâm là chuẩn hóa những nội dung thuyết minh cơ bản trong khu vực di tích nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách. Bà Phạm Hoàng Oanh- Phó Giám đốc Khu di tích cho biết: “Hiện chúng tôi có 20 hướng dẫn viên du lịch, tất cả đều có trình độ chuyên môn đại học trở lên. Ngoài việc quan tâm đến kỹ năng tuyên truyền, diễn giải truyền cảm và cách lựa chọn phương pháp, nội dung thuyết minh phù hợp với từng đối tượng, chúng tôi đang phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương để tăng cường khả năng ngoại ngữ cho anh em trong toàn cơ quan, đặc biệt là đội ngũ HDVDL. Bên cạnh đó, tạo điều kiện để họ được tham gia các hội thi, lớp tập huấn do Hiệp hội Du lịch tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch… tổ chức nhằm nâng cao kỹ năng hướng dẫn, khả năng thuyết trình, phục vụ tốt hơn cho du khách mỗi khi về thăm Đền Hùng”. Nhìn chung, tại các điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như Khu Di tích đặc biệt Quốc gia Đền Hùng; Đền cổ Hùng Lô [thành phố Việt Trì]; Vườn Quốc gia Xuân Sơn [huyện Tân Sơn]; Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh [huyện Thanh Thủy]… đều có đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên được đào tạo đúng chuyên ngành, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, toàn tỉnh hiện có 20 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, 3 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; 147 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 48 HDV du lịch quốc tế, 88 HDV du lịch nội địa, 11 HDV du lịch tại điểm. Số hướng dẫn viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 66,2%, còn lại tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng đều được đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch; 23,6% số hướng dẫn viên, thuyết minh viên hiện nay sử dụng thành thạo tiếng Anh. Song thực tế, đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh còn thiếu về số lượng, nhất là số hướng dẫn viên thành thạo nhiều ngoại ngữ, do đó việc truyền tải, quảng bá những giá trị văn hoá, di tích thắng cảnh của Đất Tổ đến với bạn bè và du khách quốc tế còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, đặc thù khách du lịch đến tỉnh thường đi nhỏ lẻ nên nhu cầu sử dụng hướng dẫn viên tại chỗ không nhiều, dẫn tới đội ngũ này ở nhiều khu, điểm du lịch không có điều kiện hoạt động để trau dồi, rèn luyện nghề nghiệp cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm. Trước thực trạng đó, Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch đã tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch tại điểm tỉnh vào tháng 10 năm 2019 nhằm tạo điều kiện cho các hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế được bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên môn, đủ tiêu chuẩn hành nghề theo quy định của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hết hạn. Qua đó, đã giúp ngành Du lịch đánh giá đúng thực trạng, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, từ đó có các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ HDV tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Du lịch Phú Thọ đã và đang góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm và mở ra những cơ hội tìm kiếm đầu tư mới cho tỉnh nói chung và ngành Du lịch nói riêng. Để nâng cao chất lượng đội HDVDL, ngành Du lịch Phú Thọ cần định hướng cụ thể, rõ ràng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch cho từng giai đoạn, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo HDVDL tại tỉnh; tăng cường, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ cho HDVDL; các kỹ năng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp… Ông Nguyễn Đắc Thủy - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẳng định: “Để du lịch tỉnh nhà phát triển hơn nữa, cần rất nhiều yếu tố, trong đó việc xây dựng và phát triển đội ngũ HDVDL chuyên nghiệp, có trình độ cao là điều rất quan trọng, góp phần quảng bá những hình ảnh tươi đẹp của tỉnh đến với du khách trong và ngoài nước. Thời gian tới, bên cạnh việc tạo sân chơi cho đội ngũ HDV để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các điểm, khu du lịch và các công ty lữ hành cần tiếp tục quan tâm đào tạo đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch, đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ để phục vụ du khách nước ngoài. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong và ngoài tỉnh đưa du khách về tỉnh, tạo cơ hội hoạt động, rèn luyện nâng cao trình độ cho đội ngũ HDVDL”.

Để có một đội ngũ HDVDL có trình độ nghiệp vụ vững, ngoại ngữ giỏi, am hiểu lịch sử, văn hoá dân tộc, đòi hỏi phải có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa ngành Du lịch, các cơ sở đào tạo, các địa phương và doanh nghiệp du lịch. Hơn nữa, đội ngũ HDVDL cần nhận thức được mình đang là đại sứ giới thiệu những tinh hoa văn hóa, con người Đất Tổ đến với bạn bè và du khách trong và ngoài nước. Từ đó, nỗ lực nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Video liên quan

Chủ Đề