Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt năm 2024

Địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt thường xuyên, rộng rãi và cho mọi đối tượng, người dân

Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt năm 2024

Đại biểu trình bày giải pháp thanh toán không tiền mặt. (Ảnh: Đinh Hương/TTXVN)

TTXVN - Chiều 4/3, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Tư Nghĩa tổ chức Tọa đàm về thực trạng và giải pháp triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.

Tại Tọa đàm, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi Trần Thanh Trường cho rằng, việc sử dụng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến trong các giao dịch dân sự của người dân, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa; thanh toán điện tử trong thương mại điện tử còn thấp. Do đó, Ban Tổ chức mong muốn, thông qua Tọa đàm sẽ có những tham luận thiết thực, thực tiễn và chất lượng của các đơn vị, địa phương cùng với sự trao đổi, thảo luận của các đại biểu để đưa ra những kinh nghiệm, giải pháp, mô hình triển khai hay. Từ đó chọn lọc những giải pháp hay, phù hợp để nhân rộng trên từng địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt hay còn gọi là thanh toán điện tử để hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại 4.0 và là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới. Hiểu được những lợi ích của hoạt động này, ngoài việc ban hành các văn bản về chính sách, tỉnh còn tổ chức các khóa học trực tuyến về: Dịch vụ công trực tuyến trên chuyên trang Chuyển đổi số tỉnh; thanh toán không dùng tiền mặt và đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường số; tổ chức Cuộc thi video về tổ công nghệ số cộng đồng... Kết quả, sau 1 tháng triển khai đã thu hút hơn 1 triệu lượt người tham gia. Qua đó đã thúc đẩy và mang lại những kết quả nhất định. Năm 2023, toàn tỉnh thanh toán trực tuyến qua Cổng dịch vụ công Quốc gia khoảng gần 101 tỷ đồng với hơn 86.560 giao dịch; 100% cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện triển khai thanh toán viện phí không dùng tiền mặt ; 95,42% đối tượng bảo trợ xã hội đã có tài khoản (đạt 32,39% trên tổng số đối tượng bảo trợ xã hội)... Nhờ đó, trong tháng 11 và 12/2023, Quảng Ngãi liên tục dẫn đầu toàn quốc về thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Sau khi lắng nghe các tham luận và ý kiến thảo luận của các đại biểu, Ban Tổ chức thống nhất đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của người dân địa phương như: Gia tăng các tính năng, tiện ích của dịch vụ; nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, nhanh chóng, hiệu quả, chi phí thấp; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ quan, đơn vị, nơi thí điểm, trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, cơ sở y tế, cửa hàng, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại...

Tỉnh chú trọng thông tin tuyên truyền đến mọi người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: phóng sự, bản tin, tờ rơi, các nền tảng mạng xã hội... với nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, có tính lan tỏa trong cộng đồng. Địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt thường xuyên, rộng rãi và cho mọi đối tượng, người dân; phổ biến kiến thức về các hành vi lừa đảo, biện pháp nhận biết rủi ro, cách phòng tránh và một số giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cá nhân cho người dùng; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt./.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về tài chính toàn diện khi chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo đã chỉ rõ những khó khăn, thách thức trong thực hiện mục tiêu của tài chính toàn diện như: Mạng lưới điểm cung ứng dịch vụ tài chính phát triển còn chưa đồng đều, cần phải sắp xếp hợp lý và mở rộng độ bao phủ hơn nữa đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn.

Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt năm 2024

Các vị khách mời tham gia Tọa đàm (từ bên phải): MC chương trình; ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN); ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh toán quốc gia (NAPAS); ông Đinh Quang Dân - Phó Trưởng Ban Khách hàng cá nhân (Agribank); ông Trương Quang Việt, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) - Ảnh: VGP/Quang Thương

Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, xuất hiện thêm các chủ thể, các kênh phân phối, các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới dựa trên đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số nhưng cũng đi kèm rủi ro, đòi hỏi khuôn khổ pháp lý phải được nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 đã đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên, thực tiễn đang đặt ra cần có những điều chỉnh phù hợp. Thực tế, thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhất là trong khi chúng ta đang thực hiện nền kinh tế số, xã hội số. Để thực hiện mục tiêu phổ cập tài chính toàn diện và Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã liên tục triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán với nhiều tiện ích cho người dân.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, sau 8 tháng triển khai thí điểm, 3 nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone đang có khoảng 2,2 triệu khách hàng ở nông thôn, miền núi. Tuy đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng nhìn chung hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chủ yếu phát triển ở khu vực thành thị. Tốc độ phát triển khách hàng mới của dịch vụ này có xu hướng giảm dần trong những tháng gần đây. Trong khi đó, vẫn còn số lượng lớn người dân ở khu vực nông thôn chưa được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, chưa có thói quen sử dụng các phương thức thanh toán điện tử.

Các đơn vị triển khai đang phải đối mặt với bài toán khó, như thói quen của người dân, hoặc khắc phục hạn chế, đơn giản hoá quá trình xác minh thông tin thuê bao, đăng ký.

Để góp phần tìm lời giải cho vấn đề trên, vào 14h ngày 13/12/2022, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Giải pháp tăng cường dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa" với sự tham dự của các vị khác mời là đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội, ngân hàng thương mại, đơn vị viễn thông để phân tích thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa; bàn các giải pháp phát triển dịch vụ mobile money với vai trò là "cánh tay nối dài" của ngân hàng, phục vụ các đối tượng ở khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo..., góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế.

Tham dự tọa đàm có các khách mời:

- Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN)

- Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Chủ tịch Chi hội thẻ, đại diện Hiệp hội Ngân hàng, kiêm Phó Tổng Giám đốc Sacombank