Hạn mức khuyến mại cho phép không vượt quá 50% giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại

Theo khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005, khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.

Một số đặc điểm chính của hình thức khuyến mại như sau:

- Chủ thể thực hiện chương trình khuyến mại phải thuộc một trong các trường hợp:

+ Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;

+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.

- Mục đích khuyến mại là để cung cấp những lợi ích nhất định cho khách hàng, cụ thể là về giá cả. Từ đó, các thương nhân sẽ thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ cho sản phẩm của mình.

- Các hình thức khuyến mại như:

+ Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.

+ Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền

Xem chi tiết: Các hình thức khuyến mại hiện nay

Khi nào thương nhân được phép khuyến mại?

Căn cứ khoản 1 Điều 91 Luật Thương mại 2005, thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.

Như vậy, pháp luật thương mại không có quy định khi nào thì thương nhân được phép thực hiện chương trình khuyến mại. Trên cơ sở nắm bắt thị trường và căn cứ vào điều kiện kinh doanh, nhu cầu tìm kiếm khách hàng, thương nhân sẽ quyết định việc tổ chức khuyến mại.

Trên thực tế, việc khuyến mại có thể diễn ra bất kỳ vào dịp nào trong năm. Mỗi thương nhân sẽ có những kế hoạch tổ chức chương trình khuyến mại khác nhau.

Tuy nhiên, trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 81/2018/NĐ-CP khi thực hiện chương trình khuyến mại phải làm thủ tục thông báo với cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Sở Công Thương.

Hạn mức khuyến mại cho phép không vượt quá 50% giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
Quy định về khuyến mại (Ảnh minh hoạ)
 

Hạn mức khuyến mại hiện nay

Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005, hạn mức khuyến mại phải đáp ứng đủ hai điều kiện, cụ thể:

- Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ;

- Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

Trong đó, hạn mức chi tiết được quy định như sau:

Giá trị vật chất dùng để khuyến mại

Tổng giá trị hàng hoá dùng để khuyến mại

Không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại

Không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mạ

Hạn mức khuyến mại đối với các chương trình khuyến mại tập trung

Theo khoản 5 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP, chương trình khuyến mại tập trung bao gồm các hoạt động sau:

“a) Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức, trong một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của địa phương. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung. Mọi thương nhân đều được quyền tham gia vào các chương trình;

b) Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động, gồm:

- Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch;

- Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng theo quy định của pháp luật lao động.”

Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%.

Như vậy, việc khuyến mại có thể thực hiện bất kỳ vào thời điểm nào trong năm. Các quy định về khuyến mại cũng không quá phức tạp để thương nhân áp dụng. Đây là hình thức xúc tiến thương mại có lợi cho cả người bán và người mua.

>> Cách phân biệt khuyến mại và khuyến mãi đơn giản nhất

Quy định về hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại

I. Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Theo quy định tại điều 6 của Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì mức khuyến mại tối đa như sau:

1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định 81/2018/NĐ-CP

Với:

Hạn mức khuyến mại cho phép không vượt quá 50% giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại

* Luật Thương Mại:

+ Điều 92. Các hình thức khuyến mại

8. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.

* Nghị định 81/2018/NĐ-CP:

+ Điều 8. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền

+ Khoản 2 Điều 9:

2. Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền không kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

+ Điều 12. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (hoặc các hình thức tổ chức thi và trao thưởng khác tương đương)

+ Điều 13. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (chương trình khuyến mại mang tính may rủi)

+ Điều 14. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác

2. Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định 81/2018/NĐ-CP

3. Giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, giá trị được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm công bố;

b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, giá trị được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

4. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%. Hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại 100% cũng được áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

5. Chương trình khuyến mại tập trung theo quy định tại Khoản 4nêu trên được khuyến mại 100%gồm:

a) Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức, trong một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của địa phương. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung. Mọi thương nhân đều được quyền tham gia vào các chương trình;

b) Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động, gồm:

- Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch;

- Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng theo quy định của pháp luật lao động.

I. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại

Theo quy định tại điều 7 của Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì mức giảm giá tối đa như sau:

1. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

2. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho:

a) Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;

b) Hàng thực phẩm tươi sống;

c) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.