Hay bị nặng đầu là bệnh gì năm 2024

Các cơn đau đầu lành tính (chiếm khoảng 95 - 98% các trường hợp bệnh đau đầu) thường có đặc điểm chung là sẽ thuyên giảm khi người bệnh nằm xuống nghỉ ngơi và tĩnh tâm, hoặc chí ít là khi nằm thì cơn đau cũng không tăng nặng thêm. Vậy nên, triệu chứng đau đầu khi nằm xuống khá hiếm gặp và nguy cơ cao đây là dấu hiệu của cơn đau đầu ác tính (chiếm khoảng 2 - 5% các trường hợp bệnh đau đầu).

Đau đầu là gì?

Đau đầu là một trong những triệu chứng báo hiệu cơ thể đang gặp vấn đề. Theo khảo sát, cứ 10 người thì có 1 người bị cơn đau đầu hành hạ. Một vài người chỉ bị đau một bên đầu hoặc vùng thái dương, một số khác bị đau khắp đầu, kèm theo triệu chứng buồn nôn. Các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc kéo dài nhiều ngày.

Có hơn 150 loại đau đầu nhưng 5 loại phổ biến nhất bao gồm:

  • Đau nửa đầu (migraine);
  • Đau đầu chuỗi (cụm);
  • Đau đầu dạng căng thẳng;
  • Đau đầu do xoang;
  • Đau đầu mãn tính kéo dài nhiều ngày;
  • Đau đầu do lạm dụng thuốc;
  • Đau đầu do đau dây thần kinh;
  • Đau đầu căng cơ;
  • Đau đầu do chấn thương sọ não;
  • Đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ.

Các nguyên nhân gây đau đầu phổ biến

Nguyên nhân gây đau đầu được chia ra làm 2 loại là do bệnh lý và không do bệnh lý.

Đau đầu do bệnh lý

Nhóm bệnh lý không gây nguy hiểm

  • Tăng nhãn áp: Bệnh lý ở thần kinh mắt cũng gây nên tình trạng đau đầu, hơn nữa, những bệnh như rối loạn điều tiết, tăng nhãn áp… sẽ gây ra những cơn đau nửa đầu mạnh hơn và kèm theo xuất hiện các triệu chứng như đỏ mắt, giảm thị lực…
  • Thiếu máu: Thiếu máu lên não gây nên các cơn đau đầu dữ dội, đi kèm với các dấu hiệu như mệt mỏi, chóng mặt…
  • Bệnh lý mãn tính: Các bệnh như lupus ban đỏ, đái tháo đường, tăng huyết áp… đều có thể gây nên chứng đau đầu.
    Hay bị nặng đầu là bệnh gì năm 2024
    Nguyên nhân gây chứng đau đầu có thể do bệnh lý hoặc không do bệnh lý

Nhóm bệnh lý gây nguy hiểm

  • Tai biến mạch máu não: Những cơn đau đầu liên tục cùng với các dấu hiệu như nôn mửa, giảm thị lực, mất thăng bằng, khả năng nói suy giảm… có thể là biểu hiện của bệnh tai biến mạch máu não và cần phải được điều trị kịp thời trước khi xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.
  • Khối u não: Người có khối u não thường bị đau đầu mà không xác định được nguyên nhân, cơn đau xuất hiện nhiều về đêm và tình trạng đau ngày càng tăng dần.
  • Nhiễm trùng não, màng não: Bệnh này gây nên cơn đau đầu liên tục với những dấu hiệu nhiễm trùng như cứng vùng gáy, nhạy cảm với ánh sáng, tiếng động…
  • Bệnh lý cột sống: Các bệnh như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ… hay căng cơ cổ, chèn ép dây thần kinh đều có thể gây nên chứng đau đầu và xuất hiện các cơn đau liên tục.

Đau đầu không do bệnh lý

  • Stress/căng thẳng trong một thời gian dài.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chất kích thích như bia rượu, cà phê…
  • Cơ thể mất nước, gây nên thiếu máu, thiếu oxy lên não.
  • Phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh hay đang trong chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi hormone.
  • Thường xuyên thức khuya hay rối loạn giờ giấc sinh hoạt.

Đau đầu khi nằm xuống là dấu hiệu bệnh gì?

Đau đầu khi nằm xuống đôi khi là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng này cũng chỉ xuất phát từ một lý do khá “thường tình” đó là: Ngủ nhiều, nằm nhiều quá nên bị đau đầu. Một vài căn bệnh nguy hiểm mà người bệnh đã được ghi nhận là có triệu chứng bị nhức đầu khi nằm xuống đó là:

Ung thư phổi di căn lên não hoặc u não

Cơn đau đầu do bệnh lý này sẽ xuất hiện một cách từ từ ở một vị trí nhất định trong não và ngày càng tăng cường độ đau lên. Bệnh nhân thường đau nhiều hơn về đêm và khi nằm xuống. Bên cạnh dấu hiệu nằm xuống đau đầu, căn bệnh này có thể đi kèm các triệu chứng: Tê yếu một bên chân tay, cấm khẩu hoặc khó nói chuyện, méo miệng, mất thăng bằng đi lại loạng choạng, buồn nôn và nôn, co giật cục bộ hoặc động kinh, rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần…

Hay bị nặng đầu là bệnh gì năm 2024
Triệu chứng đau đầu khi nằm xuống do nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ra

Viêm não, áp xe não, viêm màng não mủ, viêm màng não do virus, nấm não

Ngoài dấu hiệu đau đầu khi nằm xuống, các bệnh lý này thường đi kèm các triệu chứng của nhiễm khuẩn nhiễm độc như: sốt cao dài ngày không đáp ứng thuốc hạ sốt, nôn, động kinh, rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần. Cơn đau đầu thường có tính chất lan tỏa, ban đầu âm ỉ - sau càng dữ dội khiến người bệnh vật vã, kích thích.

Tai biến mạch máu não, xuất huyết não, xuất huyết màng não

Cơn đau đến đột ngột, rất dữ dội và kéo dài từ 2 - 3 tuần, và đi kèm với một số triệu chứng như: nôn hoặc buồn nôn, cấm khẩu hoặc khó nói chuyện, méo miệng, liệt một nửa người, rối loạn ý thức, đại tiểu tiện rối loạn. Triệu chứng nằm xuống bị đau đầu ở bệnh này thì một số người có, một số người không.

Huyết khối trong tĩnh mạch sâu

Các cục máu đông bên trong tĩnh mạch sâu có thể gây ra cơn đau đầu khi nằm xuống, tập trung ở vùng đỉnh đầu và nửa sau đầu. Cơn đau xuất hiện một cách từ từ và tăng dần đến mức dữ dội cảm giác như nứt vỡ đầu, đau nhiều hơn khi về đêm. Một số triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo: tê yếu tay chân, buồn nôn, co giật, động kinh…

Chấn thương sọ não

Thường xảy ra sau khi bị chấn thương vùng sọ não đến mức bất tỉnh (hoặc chỉ một va đập nhẹ và không bất tỉnh ở người già) gây tụ máu dưới màng cứng của não. Cơn đau xuất hiện sau khoảng vài ngày - vài tuần kể từ khi va đập, đau âm ỉ liên tục ở khắp vùng đầu và ngày càng tăng dần, nằm xuống nhức đầu nặng hơn. Khi tình trạng diễn tiến thành xuất huyết não nặng thì người bệnh sẽ buồn nôn và nôn, liệt bán thân, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn ý thức.

Cách cải thiện chứng đau đầu

Nhức đầu uống thuốc gì để cơn đau được thuyên giảm? Đây là câu hỏi mà nhiều người muốn sử dụng điều trị tại nhà với các loại thuốc nhức đầu không kê đơn của bác sĩ. Thuốc nhức đầu hay đau đầu không kê đơn ít tác dụng phụ, có thể tìm mua tại nhà thuốc gần nhà mà không cần bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, nhóm thuốc hay dùng cho cơn đau ở mức độ nhẹ đến vừa.

  • Acetaminophen là một hoạt chất có trong các thuốc giảm đau phổ biến như Paracetamol, Panadol... Thuốc ở dạng viên con nhộng, viên nén (viên cứng), dạng viên sủi để bỏ vào nước.
  • Thuốc Aspirin giúp giảm đau, giảm viêm, hạ sốt. Thuốc có dạng viên nén và gói bột hòa tan uống; hiếm gặp dạng viên đạn đặt hậu môn. Thuốc có một số tác dụng phụ như: Hội chứng Reye (ở trẻ em), chảy máu đường tiêu hóa, buồn nôn, đau dạ dày, ù tai, giảm thính lực.
  • Ibuprofen (nhóm NSAID) có thể làm giảm cơn đau đầu thường xuyên do căng thẳng và giảm các triệu chứng viêm khớp. Thuốc được sản xuất ở dạng viên nén, viên con nhộng, viên sủi, dạng gel bôi ngoài da. Ibuprofen thuộc dòng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và có một số các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Viêm loét và đau dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa, buồn nôn, khó tiêu, tiêu lỏng, mệt mỏi, dị ứng thuốc.
  • Naproxen (nhóm NSAID) thường được điều chế dưới dạng gel, viên con nhộng, viên cứng hoặc viên sủi. Loại thuốc này được biết đến với công dụng giúp giảm nhanh các cơn đau đầu và điều trị tình trạng đau đầu kéo dài.
    Hay bị nặng đầu là bệnh gì năm 2024
    Paracetamol là một loại thuốc giảm đau phổ biến

Nói tóm lại, đau đầu khi nằm xuống là một dấu hiệu không thể xem nhẹ, nhất là nếu cơn đau dữ dội đi kèm với một số hiện tượng như sốt cao dài ngày, nôn hoặc buồn nôn, chóng mặt quay cuồng, mờ mắt, co giật… bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ khám lâm sàng và chỉ định làm một số xét nghiệm như chụp cộng hưởng từ, chụp CT cắt lớp để đưa ra kết luận chính xác và phương án điều trị hiệu quả.