Hay chỉ ra những sự khác biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

Công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ, đi kèm với làn sóng dịch Covid 19. Xu hướng chuyển đổi sang phương thức làm việc từ xa ngày càng phổ biến. Trong bài viết này, CyberSign sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản về hợp đồng điện tử (HĐĐT), so sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

1. Hợp đồng điện tử là gì?

Theo Điều 33 Luật Giao dịch 2005, HĐĐT được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

Giao kết HĐĐT sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Khi thực hiện HĐĐT, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến HĐĐT đó.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
  • Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
  • Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử.
  • Bộ luật dân sự 2015 điều chỉnh tất cả các loại giao dịch và hợp đồng. Bao gồm cả các giao dịch và hợp đồng được ký kết bằng chữ ký sống và các giao dịch và hợp đồng được ký kết thông qua phương tiện điện tử.

Đặc điểm nổi bật

Các đặc điểm của hợp đồng điện tử được thể hiện qua các tiêu chí như:

  • Thông tin hợp đồng được thể hiện bằng dữ liệu điện tử. Điểm mới của HĐĐT đó là thông tin được lưu trữ dưới dạng điện tử. Bạn không cần phải lo mất hồ sơ giấy hay phải lưu trữ cả khối hồ sơ.
  • Có sự tham gia ít nhất 3 chủ thể trong hợp đồng. Ngoài hai chủ thể là bên bán và mua thì còn chủ thể thứ ba là người đứng giữa. Chủ thể thứ ba có thể là nhà cung cấp mạng, các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Quá trình giao kết hay đàm phán thực hiện hợp đồng thì chủ thể thứ ba không có thẩm quyền. Họ chỉ có thẩm quyền hỗ trợ hợp đồng có giá trị pháp lý.
  • Được pháp luật công nhận về tính pháp lý. Khi sử dụng chữ ký số hợp lệ và được ký đầy đủ bởi đại diện pháp luật/đại diện uỷ quyền hợp pháp thì văn bản có tính toàn vẹn, bảo mật, chống chối bỏ trong quá trình gửi và lưu trữ hợp đồng. 
  • Dễ dàng truy cập ở mọi nơi. Do hợp đồng được thiết lập thông tin dưới dạng điện tử nên không cần hai chủ thể gặp nhau mà ở bất kì nơi đâu bạn cũng có thể ký hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.
Hay chỉ ra những sự khác biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống
Đặc điểm hợp đồng điện tử

2. So sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

Hợp đồng điện tử có nhiều điểm giống hợp đồng truyền thống:

HĐĐT cũng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên. Điều 308 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 đã khẳng định. Sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Dù là hợp đồng truyền thống hay HĐĐT thì chỉ hình thành khi các bên rõ ràng về quyền và nghĩa vụ. Sự thống nhất ý chí giữa các bên là điều quan trọng nhất.

HĐĐT khi giao kết, thực hiện đều phải tuân thủ những chuẩn mực chung nhất. Liên quan tới hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

Các bên phải tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng khi tiến hành giao kết.  Có hai nguyên tắc chính được quy định tại Điều 389 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 là  nguyên tắc “tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội” và nguyên tắc “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”.

Hợp đồng điện tử khác với hợp đồng truyền thống: 

HĐĐT (hợp đồng điện tử) điều tiết bởi Luật giao dịch điện tử, Luật thương mại điện tử,… 

Hợp đồng truyền thống có nhiều hình thức giao kết như: bằng văn bản, lời nói, hành động,… HĐĐT áp dụng giao kết văn bản điện tử và chữ ký điện tử, chữ ký số. 

Hay chỉ ra những sự khác biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống
Hợp đồng truyền thống

Các yêu cầu như hợp đồng truyền thống: đối tượng, thanh toán, quyền hạn, chủ thể ký… HĐĐT còn yêu cầu thêm các điều kiện đảm bảo về mặt kỹ thuật, tính hợp lệ của chữ ký điện tử, tính toàn vẹn của văn bản.

CyberSign – Phần mềm ký số văn bản và hợp đồng điện tử. Trong đó có đầy đủ các tính năng về ký kết văn bản điện tử, hợp đồng điện tử. Đảm bảo các điều kiện về mặt pháp lý, an toàn, bảo mật về mặt kỹ thuật. Từ đó, giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp giao dịch trực tuyến dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm. 

Tóm tắt nội dung:

HĐĐT sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Khi thực hiện HĐĐT. Các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến HĐĐT đó.

Sự khác biệt giữa hai loại hợp đồng này:• HĐĐT (hợp đồng điện tử) điều tiết bởi Luật giao dịch điện tử, Luật thương mại điện tử,… • Hợp đồng truyền thống có nhiều hình thức giao kết như: bằng văn bản, lời nói, hành động,… HĐĐT áp dụng giao kết văn bản điện tử và chữ ký điện tử, chữ ký số. 

• Các yêu cầu như hợp đồng truyền thống: đối tượng, thanh toán, quyền hạn, chủ thể ký… HĐĐT còn yêu cầu thêm các điều kiện đảm bảo về mặt kỹ thuật, tính hợp lệ của chữ ký điện tử, tính toàn vẹn của văn bản.

Hay chỉ ra những sự khác biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống
Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Tràn Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Hiện nay trong bối cảnh thương mại toàn cầu, giao kết hợp đồng truyền thống đang dần được thay thế bằng hợp đồng điện tử. Vậy giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống có điểm gì khác ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc so sánh hai loại hợp đồng này.

Hay chỉ ra những sự khác biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

Căn cứ Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định về khái niệm hợp đồng điện tử, theo đó Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Căn cứ Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về khái niệm hợp đồng: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Xem thêm các vấn đề pháp lý về Hợp đồng điện tử 

Điểm giống nhau của hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

Hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống đều là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau. Khi tiến hành giao kết, thực hiện các thủ tục, cả hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống đều phải dựa trên quy định pháp luật và tuân thủ những quy định hình thức, chủ thể và điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

Điều quan trọng nhất là sự thống nhất ý chí giữa các bên. Các bên phải tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 là nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng phải bảo đảm không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội và nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, tự nguyện, hợp tác, trung thực. 

Bên cạnh đó các bên cũng phải tuân thủ các nguyên tắc thực hiện hợp đồng như:

  • Thực hiện đúng hợp đồng, mọi cam kết trong hợp đồng đều được các bên bảo đảm thực hiện.
  • Thực hiện theo tinh thần hợp tác, có lợi cho các bên, trung thực và tin cậy lẫn nhau.
  • Các bên phải bảo đảm không trái pháp luật và đạo đức xã hội, không xâm hại đến lợi ích của người thử ba đó là lợi ích của nhà nước, cộng đồng và các tổ chức, cá nhân khác.

Xem thêm hợp đồng thương mại điện tử là gì?

Hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống khác nhau như thế nào?

Hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống có nhiều điểm khác nhau, cụ thể:

Thứ nhất: Căn cứ pháp lý

  • Hợp đồng truyền thống được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005.
  • Hợp đồng điện tử chịu sự điều chỉnh chung về hợp đồng trong Bộ luật dân sự còn chịu sự điều chỉnh các quy định pháp luật khác về hợp đồng điện tử: Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Nghị định số 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Thứ hai: Phạm vi áp dụng

  • Hợp đồng truyền thống được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội…
  • Hợp đồng điện tử chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực cụ thể mà không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản, văn bản về thừa kế, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, khai tử, giấy đăng ký kết hôn và các giấy tờ có giá trị khác.

Thứ ba: Chủ thể tham gia

  • Hợp đồng truyền thống: Bên bán, bên mua.
  • Hợp đồng điện tử: Ngoài bên mua và bên bán, hợp đồng điện tử còn có sự tham gia, liên kết chặt chẽ của bên thứ ba đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Họ là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử nhưng không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử.

Thứ tư: Nội dung hợp đồng

  • Hợp đồng truyền thống cần các nội dung sau: Đối tượng, số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên.
  • Hợp đồng điện tử ngoài cần những nội dung của hợp đồng truyền thống còn cần có thêm một số nội dung sau: Địa chỉ pháp lý, các quy định về cải chính thông tin điện tử và quyền truy cập, các quy định về chữ ký điện tử hoặc một cách thức khác như mật khẩu, mã số… để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng và các quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử.

Thứ năm: Phương thức giao kết 

  • Hợp đồng truyền thống giao kết bằng những phương thức như: Giao dịch bằng văn bản, lời nói hoặc hành động và các hình thức khác do hai bên thỏa thuận. Các giao dịch được ký bằng chữ ký tay. Hai bên tham gia cần trực tiếp gặp mặt, thỏa thuận rồi mới đi đến việc ký hợp đồng.
  • Hợp đồng điện tử giao kết bằng những phương thức chủ yếu sau: Giao dịch bằng văn bản điện tử. Việc giao kết được ký bằng chữ ký điện tử. Các bên tham gia chỉ cần trao đổi qua môi trường điện tử và đi đến việc ký hợp đồng.

Xem thêm các vấn đề pháp lý liên quan Luật thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

.

  • TAGS
  • hợp đồng điện tử
  • hợp đồng truyền thống