Hay nếu phương pháp quan sát sư phạm trong nghiên cứu khoa học

Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Phương Pháp Quan Sát Sư Phạm Trong Nghiên Cứu Khoa Học xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất ngày 27/03/2022 trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Phương Pháp Quan Sát Sư Phạm Trong Nghiên Cứu Khoa Học để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, chủ đề này đã đạt được 5.445 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Các Phương Pháp Đánh Giá Nhân Viên
  • Trình Bày Phương Pháp Quan Sát Trong Nghiên Cứu Xã Hội Học
  • Báo Cáo Phương Pháp Quan Sát
  • Các Phương Pháp Giám Sát Nhiễm Khuẩn Bệnh Viện
  • Phương Pháp Giám Định Vi Khuẩn Trong Ptn
  • Phương pháp quan sát sư phạm là phương pháp sử dụng có mục đích, có k ế hoạch các giác quan, các phương tiện kĩ thuật để ghi nhận, thu thập những biểu hiện của các hiện tượng, quá trình giáo dục. Phương pháp này dùng để thu thập số liệu, nghiên cứu thực tiễn và là bước đầu tiên cho các nghiên cứu khoa học.

    Trong nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, đối tượng quan sát là những động tác, kĩ thuật bài tập, các hành động, cử chỉ, lời nói của trẻ em, giáo viên và phụ huynh về các điều kiện của hoạt động giáo dục thể chất như cơ sở vật chất của nhà trường, phương tiện dạy học, lớp học, sân chơi,… Dựa vào các tiêu chí khác nhau có các loại quan sát sau

    – Dựa vào Vấn đề có quan sát khía cạnh và quan sát toàn diện.

    + Quan sát khía cạnh là quan sát theo những mặt, những biểu hiện riêng của đối tượng nghiên cứu. Ví dụ như: quan sát thái độ của trẻ trong tập luyện, quan: sát việc làm mẫu của giáo viên và sử dụng phương pháp của giáo viên.

    + Quan sát toàn diện là quan sát mọi mặt của đối tượng nghiên cứu: quan sát quá trình vận động, tặp luyện của trẻ trong suốt giờ học thể dục, quá trình giảng dạy và học tập của giáo viên và trẻ trong quá trình lên lớp, các hoạt động ngoài tiết học thể dục.

    – Dựa vào thời gian quan sát, có quan sát lâu dài và ngắn hạn.

    Quan sát lâu dài là quan sát qua các giai đ o ạn diễn biến của đối tượng nghiên cứu trong m ộ t thời gian d ài. Ví dụ như: theo dõi sự diễn biến về tâm lí, thái độ, hành vi của trẻ từ l ớ p mẫu giáo bé đến lớp mẫu giáo lớn khi thực hiện nội dung bài tập thể chất.

    – Quan sát thăm dò và đi sâu.

    – Quan sát phát hiện và kiểm nghiệm.

    Các yêu cầu đối với quan sát sư phạm:

    – Đảm bảo tính tự nhiên, không làm ảnh hưởng đến giáo viên và trẻ để phản ánh khách quan các hiện tượng giáo dục.

    – Đảm bảo tính mục đích, quan sát rõ ràng: xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ quan sát, đưa ra các tiêu chí đo, xây dựng kế hoạch, chương trình quan sát.

    Từ khóa tìm kiếm nhiều: giao duc mam non, giáo dục mầm non, chương trình giáo dục mầm non mới, chương trình giáo dục mầm non, đồ dùng sáng tạo mầm non, nghề giáo viên mầm non, chuong trinh giao duc mam non hien nay, giáo dục thể chất là gì, giao duc the chat la gi, phát triển thể chất cho trẻ mầm non, phat trien the chat cho tre mam non

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hướng Dẫn Giáo Viên Cách Quan Sát, Đánh Giá Và Lập Kế Họach Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non
  • Phương Pháp Quy Đổi Trong Hóa Học Cực Hay, Chi Tiết, Có Lời Giải.
  • Tính Giá Thành Theo Phương Pháp Kết Chuyển Song Song [Cpa
  • Phuong Phap Quy Doi Peptit
  • Chuyên Đề Phương Pháp Quy Đổi
  • --- Bài mới hơn ---

  • Viết Phần Đối Tượng Và Phương Pháp Nghiên Cứu Cho Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Y Học
  • Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Filetype Pdf
  • Đề Cương Chi Tiết Học Phần: Logic Học Và Phương Pháp Học Tập, Nghiên Cứu Khoa Học Năm 2022
  • Phương Pháp Học Tập Và Nghiên Cứu Khoa
  • Phân Loại Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
  • Hoạt động NCKHSP ƯD là một phần trong quá trình phát triển chuyên môn của giáo viên – CB QLGD trong thế kỷ 21. Với NCKHSP ƯD, giáo viên – CBQL giáo dục sẽ lĩnh hội các kỹ năng mới về tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề, nhìn lại quá trình, giao tiếp và hợp tác. “Trong quá trình NCKHSP ƯD nhà giáo dục nghiên cứu khả năng học tập của học sinh trong mối liên hệ với phương pháp dạy học. Quá trình này cho phép những người làm giáo dục hiểu rõ hơn về phương pháp sư phạm của mình và tiếp tục giám sát quá trình tiến bộ của học sinh”. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong lớp học. “Ý tưởng về NCKHSP ƯD là cách tốt nhất để xác định và điều tra những vấn đề giáo dục tại chính nơi vấn đề đó xuất hiện: tại lớp học và trường học. Thông qua việc thực hiện NCKHSP ƯD vào các bối cảnh này và để những người đang hoạt động trong môi trường đó tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, các phát hiện sẽ được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn”. Đánh giá phát triển chuyên môn.

    PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ MỸ THO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MODULE TH 29: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - - - - - - - - - - - - - - - - Họ và tên : Lê Quốc Thiện Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường Tiểu học Nguyễn Huệ Dạy lớp: Thể dục K2, K4, K5 I . Mục tiêu : 1 . Kiến thức: - Hiểu được khái niệm, chu trình, khung nghiên cứu và các phương pháp của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng [NCKHSPƯD] . - Biết quy trình thực hiện đề tài NCKHSPƯD trong dạy học. 2 . Kỹ năng: - Áp dụng quy trình NCKHSPƯD: xác định đề tài, lựa chọn thiết kế nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, báo cáo kết quả và lập kế hoạch NCKHSPƯD; - Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động tập huấn cho giáo viên trong nhà trường. - Tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá được đề tài NCKHSPƯD của giáo viên TH. 3 . Thái độ: - Có ý thức tích cực tham gia thực hiện các hoạt động. - Có ý thức áp dụng và khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên TH áp dụng NCKHSPƯD vào nghiên cứu nhằm cải thiện chất lượng dạy học. II. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là gì? Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng [NCKHSP ƯD] là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng phương pháp dạy học, sách giáo khoa, phương pháp quản lý, chính sách mới... của giáo viên, cán bộ quản lý [CBQL] giáo dục. Người nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp. Hai yếu tố quan trọng của NCKHSP ƯD là tác động và nghiên cứu: - Thực hiện những giải pháp thay thế nhằm cải thiện hiện trạng trong phương pháp dạy học, chương trình, sách giáo khoa hoặc quản lí. - So sánh kết quả của hiện trạng với kết quả sau khi thực hiện giải pháp thay thế bằng việc tuân theo quy trình nghiên cứu thích hợp. Hoạt động NCKHSP ƯD là một phần trong quá trình phát triển chuyên môn của giáo viên - CB QLGD trong thế kỷ 21. Với NCKHSP ƯD, giáo viên - CBQL giáo dục sẽ lĩnh hội các kỹ năng mới về tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề, nhìn lại quá trình, giao tiếp và hợp tác. "Trong quá trình NCKHSP ƯD nhà giáo dục nghiên cứu khả năng học tập của học sinh trong mối liên hệ với phương pháp dạy học. Quá trình này cho phép những người làm giáo dục hiểu rõ hơn về phương pháp sư phạm của mình và tiếp tục giám sát quá trình tiến bộ của học sinh". Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong lớp học. "Ý tưởng về NCKHSP ƯD là cách tốt nhất để xác định và điều tra những vấn đề giáo dục tại chính nơi vấn đề đó xuất hiện: tại lớp học và trường học. Thông qua việc thực hiện NCKHSP ƯD vào các bối cảnh này và để những người đang hoạt động trong môi trường đó tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, các phát hiện sẽ được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn". Đánh giá phát triển chuyên môn. III. Vì sao cần nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng? NCKHSP ƯD, khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ đem đến rất nhiều lợi ích, vì nó: - Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học. - Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác - Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá. - Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý giáo dục [lớp học, trường học]. - Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên. Giáo viên tiến hành NCKHSP ƯD sẽ tiếp nhận chương trình, phương pháp dạy học mới một cách sáng tạo có sự phê phán một cách tích cực. IV. Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Để giáo viên có thể tiến hành NCKHSP ƯD có hiệu quả trong các tình huống thực tế, cần tuân theo một khung gồm 7 bước như sau: 1. Hiện trạng: Giáo viên - người nghiên cứu tìm ra những hạn chế của hiện trạng trong viêc dạy - học, quản lý giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường.Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế đó, lựa chọn 01 nguyên nhân mà mình muốn thay đổi. 2. Giải pháp thay thế: Giáo viên - người nghiên cứu suy nghĩ về các giải pháp thay thế cho giải pháp hiện tại và liên hệ với các ví dụ đã được thực hiện thành công có thể áp dụng vào tình huống hiện tại. 3. Vấn đề nghiên cứu: Giáo viên - người nghiên cứu xác định các vấn đề cần nghiên cứu [dưới dạng câu hỏi] và nêu các giả thuyết. 4. Thiết kế: Giáo viên - người nghiên cứu lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu. 5. Đo lường: Giáo viên - người nghiên cứu xây dựng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo thiết kế nghiên cứu. Phân tích: Giáo viên - người nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ thống kê. Kết quả: Giáo viên - người nghiên cứu đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các kết luận và khuyến nghị. * Tóm lại : Khung NCKHSP ƯD này là cơ sở để lập kế hoạch nghiên cứu. Áp dụng theo khung NCKHSP ƯD, trong quá trình triển khai đề tài, người nghiên cứu sẽ không bỏ qua những khía cạnh quan trọng của nghiên cứu. * Khuyến nghị : Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, máy chiếu Projector hoặc màn hình ti vi màn hình rộng có bộ kết nối... cho các nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT, khuyến khích và động viên GV áp dụng CNTT vào dạy học. Đối với GV: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về CNTT, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Với kết quả của bài thu hoạch này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với GV cấp tiểu học có thể ứng dụng bài viết này vào việc dạy học môn bồi dưỡng thường xuyên được tốt hơn. Người viết thu hoạch Lê Quốc Thiện

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng Trong Giáo Dục
  • Nghiên Cứu Khoa Học: Phương Pháp Tự Học
  • Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Tổ Chức Trò Chơi Học Tập Nhằm Hình Thành Những Biểu Tượng Về Hình Khối Cho Trẻ 5 6 Tuổi
  • Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Cơ Bản Dành Cho Bác Sĩ Lâm Sàng
  • Các Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Và Phát Triển Công Nghệ
  • --- Bài mới hơn ---

  • Hệ Thống Danh Bạ Trường Học Việt Nam
  • Nghiên Cứu Trong Ngành Ngân Hàng: Người Làm Khoa Học Được Quyền Tự Do Sáng Tạo
  • Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì? Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
  • Một Số Kinh Nghiệm Hướng Dẫn Hs Nghiên Cứu Khoa Học Kĩ Thuật
  • Nghiên Cứu Khoa Học Trong Sinh Viên Khoa Tài Chính – Kế Toán
  • DỰ ÁN VIỆT – BỈ

    ————-

    Nghiªn cøu

    khoa häc s­ ph¹m øng dông

    Hà Nội, 2009

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Viết tắt

    Viết đầy đủ

    CBQL

    Cán bộ quản lí

    ĐC

    Đối chứng

    GV

    Giáo viên

    HS

    Học sinh

    NC

    Nghiên cứu

    NCKHSPƯD

    Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

    NXB

    Nhà xuất bản

    SGK

    Sách giáo khoa

    THCS

    Trung học cơ sở

    Tác động

    TN

    Thực nghiệm

    PP

    Phương pháp

    PPDH

    Phương pháp dạy học

    MỤC LỤC

    Lời nói đầu

    Trang 4

    Phần thứ nhất: Lí thuyết và phương pháp nghiên cứu cơ bản

    5

    A. Giới thiệu về NCKHSPƯD

    6

    A1. Tìm hiểu về NCKHSPƯD

    A2. Phương pháp NCKHSPƯD

    6

    10

    B. Cách tiến hành NCKHSPƯD

    12

    B1. Xác định đề tài nghiên cứu

    12

    B2. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu

    B3. Đo lường – Thu thập dữ liệu

    18

    26

    B4. Phân tích dữ liệu

    45

    B5. Báo cáo đề tài NCKHSPƯD

    67

    C. Lập kế hoạch nghiên cứu

    75

    D. Phản hồi

    77

    Phần thứ hai: Hướng dẫn áp dụng NCKHSPƯD trong điều kiện thực tế Việt Nam

    83

    A. Một số vấn đề chung

    84

    B. Hướng dẫn cụ thể

    86

    B1. Xác định đề tài nghiên cứu

    86

    B2. Lựa chọn thiết kế

    88

    B3. Đo lường – thu thập dữ liệu

    90

    B4. Phân tích dữ liệu

    92

    B5. Đánh giá đề tài NCKHSPƯD

    93

    Phần thứ ba: Phụ lục

    Phụ lục 1. Hướng dẫn cách sử dụng công thức tính toán trong phần mềm Excel

    Phụ lục 2. Mẫu báo cáo

    Phụ lục 3. Mẫu lập kế hoạch NC

    Phụ lục 4. Mẫu phiếu đánh giá đề tài NCKHSPƯD

    Phụ lục 5. Tên một số đề tài NCKHSPƯD của GV Việt Nam và GV các nước trong khu vực

    Phụ lục 6. Một số đề tài minh hoạ

    95

    96

    105

    106

    107

    109

    111

    LỜI NÓI ĐẦU

    Dự án Việt – Bỉ “ Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học , THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” trân trọng giới thiệu cuốn tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

    Cuốn tài liệu này được biên soạn với sự hợp tác tích cực của chuyên gia quốc tế, Tiến sĩ Christopher Tan [quốc tịch Hồng Kông] và các chuyên gia giáo dục trong nước, PGS,TS Trần Kiều, nguyên Viện trưởng Viện KHGDVN, GS,TS Trần Bá Hoành nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo viên và các chuyên gia GD của Viện KHGD, Bộ GD&ĐT Việt Nam.

    Tài liệu NCKHSPƯD nhằm giúp cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam hiểu rõ hơn về khái niệm, ý nghĩa, quy trình, phương pháp NCKHSPƯD đã được chuẩn hoá quốc tế hiện đang được thực hiện rộng rãi tại các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Singapore, Hông Kông, Thái LanTại các nước này, NCKHSPƯD không chỉ là công việc của những nhà nghiên cứu giáo dục mà nó đã trở thành công việc thường xuyên của giáo viên.

    NCKHSPƯD nhằm nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp/ tác động để thay đổi những hạn chế, yếu kém của hiện trạng giáo dục [trong phạp vi hẹp, môn học, lớp học, trường học]. Đồng thời thông qua NCKHSPƯD giáo viên, cán bộ quản lý được nâng cao về năng lực chuyên môn, có cơ hội để chia sẻ, học tập những bài học hay, những kinh nghiệm tốt để áp dụng vào thực tế, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục.

    NCKHSPƯD còn có ý nghĩa quan trọng giúp cho GV, CBQL nhìn lại quá trình để tự điều chỉnh PP dạy & học, PP giáo dục học sinh cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế .

    Tài liệu gồm III phần :

    Phần I : Lí thuyết và phương pháp nghiên cứu cơ bản

    Phần II: Áp dụng NCKHSPƯD vào thực tế Việt Nam

    Phần III: Phụ lục

    Hy vọng cuốn tài liệu này sẽ giúp ích cho GV, CBQL có cơ sở để thực hiện, chứng minh những sáng tạo của mình, từ những sáng kiến kinh nghiệm trở thành các nghiên cứu mang tính khoa học có sức thuyết phục và hiệu quả cao.

    Tài liệu không tránh khỏi những sai sót, hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của GV, CBQL và những người quan tâm đến NCKHSPƯD.

    Xin trân trọng cảm ơn. Ban QLDA

    PHẦN THỨ NHẤT

    LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CƠ BẢN

    A. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

    A1.

    TÌM HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

    I.

    Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là gì?

    Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng [NCKHSPƯD] là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng PPDH, sách giáo khoa, PP quản lý, chính sách mới của GV, cán bộ quản lý [CBQL] giáo dục. Người nghiên cứu [GV, CBQL] đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp.

    Hai yếu tố quan trọng của NCKHSPƯD là tác động và nghiên cứu.

    Khi lựa chọn biện pháp tác động [là một giải pháp thay thế cho giải pháp đang dùng] giáo viên cần tham khảo nhiều nguồn thông tin đồng thời phải sáng tạo để tìm kiếm và xây dựng giải pháp mới thay thế. Để thực hiện nghiên cứu, người làm công tác giáo dục [giáo viên – CBQL giáo dục] cần biết các phương pháp chuẩn mực để đánh giá tác động một cách hiệu quả.

    Hoạt động NCKHSPƯD là một phần trong quá trình phát triển chuyên môn của giáo viên – CBQLGD trong thế kỷ 21. Với NCKHSPƯD, giáo viên – CBQL giáo dục sẽ lĩnh hội các kỹ năng mới về tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề, nhìn lại quá trình, giao tiếp và hợp tác. “Trong quá trình NCKHSPƯD nhà giáo dục nghiên cứu khả năng học tập của học sinh trong mối liên hệ với phương pháp dạy học. Quá trình này cho phép những người làm giáo dục hiểu rõ hơn về phương pháp sư phạm của mình và tiếp tục giám sát quá trình tiến bộ của học sinh” [Rawlinson, D., & Little, M. [2004]. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong lớp học Tallahassee, FL: Sở Giáo dục bang Florida]. “Ý tưởng về NCKHSPƯD là cách tốt nhất để xác định và điều tra những vấn đề giáo dục tại chính nơi vấn đề đó xuất hiện: tại lớp học và trường học. Thông qua việc thực hiện NCKHSPƯD vào các bối cảnh này và để những người đang hoạt động trong môi trường đó tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, các phát hiện sẽ được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn” [Guskey, T. R. [2000]. Đánh giá phát triển chuyên môn Thousand Oaks, CA: NXB Corwin].

    II.

    Vì sao cần nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng?

    NCKHSPƯD, khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ đem đến rất nhiều lợi ích, vì nó:

    Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học.

    Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác

    Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá.

    Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý giáo dục [lớp học, trường học].

    Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên. Giáo viên tiến hành NCKHSPƯD sẽ tiếp nhận chương trình, phương pháp dạy học mới một cách sáng tạo có sự phê phán một cách tích cực [Soh, K. C. & Tan, C. [2008]. Hội thảo về NCKHSPƯD. Hong Kong: EL21].

    III. Chu trình NCKHSPƯD

    Thử nghiệm

    Kiểm chứng

    Suy nghĩ

    Chu trình NCKHSPƯD

    Chu trình nghiên cứu tác động bao gồm: Suy nghĩ, Thử nghiệm và Kiểm chứng.

    . Suy nghĩ: Quan sát thấy có vấn đề và nghĩ tới giải pháp thay thế.

    . Thử nghiệm: Thử nghiệm giải pháp thay thế trong lớp học/trường học.

    . Kiểm chứng: Tìm xem giải pháp thay thế có hiệu quả hay không.

    Các kết quả tốt tới mức nào?

    Chuyện gì xảy ra nếu tiến hành thay đổi nhỏ ở chỗ này hay chỗ khác?

    Liệu có cách giảng dạy thú vị hay hiệu quả hơn không?

    Tóm lại, NCKHSPƯD tiếp diễn không ngừng và dường như không có kết thúc. Điều này làm cho nó trở nên thú vị. Giáo viên tham gia NCKHSPƯD có thể liên tục làm cho bài giảng của mình cuốn hút và hiệu quả hơn. Kết thúc một NCKHSPƯD này là khởi đầu một NCKHSPƯD mới.

    Chu trình suy nghĩ, thử nghiệm, kiểm chứng là những điều giáo viên cần ghi nhớ khi nói về NCKHSPƯD.

    IV.

    Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

    Để giáo viên có thể tiến hành NCKHSPƯD có hiệu quả trong các tình huống thực tế, chúng tôi đã mô tả quy trình nghiên cứu dưới dạng một khung gồm 7 bước như sau:

    Bảng A1.1. Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

    Bước

    Hoạt động

    1. Hiện trạng

    Giáo viên – người nghiên cứu tìm ra những hạn chế của hiện trạng trong viêc dạy – học, quản lý giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường.

    Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế đó, lựa chọn 01 nguyên nhân mà mình muốn thay đổi

    2. Giải pháp thay thế

    Giáo viên – người nghiên cứu suy nghĩ về các giải pháp thay thế cho giải pháp hiện tại và liên hệ với các ví dụ đã được thực hiện thành công có thể áp dụng vào tình huống hiện tại.

    3. Vấn đề nghiên cứu

    Giáo viên – người nghiên cứu xác định các vấn đề cần nghiên cứu [dưới dạng câu hỏi] và nêu các giả thuyết.

    4. Thiết kế

    Giáo viên – người nghiên cứu lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu.

    5. Đo lường

    Giáo viên – người nghiên cứu xây dựng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo thiết kế nghiên cứu.

    6. Phân tích

    Giáo viên – người nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ thống kê.

    7. Kết quả

    Giáo viên – người nghiên cứu đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các kết luận và khuyến nghị.

    Khung NCKHSPƯD này là cơ sở để lập kế hoạch nghiên cứu. Áp dụng theo khung NCKHSPƯD, trong quá trình triển khai đề tài, người nghiên cứu sẽ không bỏ qua những khía cạnh quan trọng của nghiên cứu. .

    Xây dựng đề cương NCKHSPƯD

    A2.

    PHƯƠNG PHÁP NCKHSPƯD

    Trong NCKHSPƯD có nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: cả hai cách tiếp cận nghiên cứu này đều có điểm mạnh và điểm yếu nhưng đều nhấn mạnh việc nhìn lại quá trình của giáo viên về việc dạy và học, năng lực phân tích để đánh giá các hoạt động một cách hệ thống, năng lực truyền đạt kết quả nghiên cứu đến những người ra quyết định hoặc những nhà giáo dục quan tâm tới vấn đề này.

    Tài liệu này nhấn mạnh đến nghiên cứu định lượng trong NCKHSPƯD vì nó có một số lợi ích sau:

    Trong nhiều tình huống, kết quả nghiên cứu định lượng dưới dạng các số liệu [ví dụ: điểm số của học sinh] có thể được giải nghĩa một cách rõ ràng. Điều này giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung và kết quả nghiên cứu.

    Nghiên cứu định lượng đem đến cho giáo viên cơ hội được đào tạo một cách hệ thống về kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích và đánh giá. Đó là những nền tảng quan trọng khi tiến hành nghiên cứu định lượng.

    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

    Nghiên cứu của chúng tôi là bước đầu trong việc khám phá các hoạt động dạy học mang lại sự cải thiện trong hành vi thực hiện nhiệm vụ trong lớp học. Chúng tôi đã áp dụng chu trình nghiên cứu: “Nhìn lại quá trình, lập kế hoạch, thực hiện tác động, quan sát” trong NCKHSPƯD vào nghiên cứu này. Việc thu thập dữ liệu tập trung chủ yếu vào việc HS chấp nhận hỗ trợ lẫn nhau trong giờ toán và những thay đổi hành vi của HS đối với việc học môn Toán.

    Cuối cùng, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây cho các nhà giáo dục có mong muốn thực hiện hoạt động HS hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học:

    Để đạt hiệu quả tối đa trong hoạt động HS hỗ trợ lẫn nhau, GV nên linh hoạt trong việc sắp xếp HS theo cặp, khuyến khích HS đưa ra phản hồi tức thời về hoạt động của bạn HS trong cặp. Dựa vào những phản hồi này, GV có thể sắp xếp lại hợp lý các cặp HS hỗ trợ và HS nhận hỗ trợ.

    Các nhiệm vụ được giao nên có độ khó nhất định để HS nhận hỗ trợ có thể học hỏi từ HS hỗ trợ. Tuy nhiên các nhiệm vụ quá khó có thể khiến hầu hết HS phải nhờ đến sự hỗ trợ GV, do vậy không đạt được mục đích của hoạt động HS hỗ trợ lẫn nhau. GV cần đảm bảo có sự hướng dẫn đầy đủ đối với những nhiệm vụ khó.

    PHỤ LỤC 6.3.

    Đề tài Tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày

    chúng tôi và các cộng sự, 1982

    Khung nghiên cứu:

    Hiện trạng

    – 2 em HS lớp 3 là Jeff và David thường xuyên không làm bài tập Toán trên lớp.

    – Cách giáo viên thường áp dụng đối với các em học sinh này là khiển trách; giữ các em ở lại trong giờ giải lao hoặc sau giờ tan trường; góp ý nhẹ nhàng hoặc phạt, thuyết phục;…

    Giải pháp

    thay thế

    Giáo viên sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày để thông báo cho cha mẹ học sinh về hành vi có tiến bộ của các em. Khi đó, cha mẹ các em sẽ khen ngợi – cho phép các em xuống dưới nhà chơi.

    Vấn đề nghiên cứu

    Việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày có làm tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán không?

    Giả thuyết nghiên cứu: Có, Việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày có làm tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán.

    Thiết kế

    Thiết kế đa cơ sở AB.

    Quan sát việc hoàn thành bài tập toán của 2 học sinh trước và sau tác động

    Đo lường

    Tỷ lệ hoàn thành – số lượng các bài tập được hoàn thành.

    Độ chính xác – số lượng các bài tập được giải chính xác.

    Phân tích

    So sánh đường đồ thị ở giai đoạn cơ sở với đường đồ thị ở giai đoạn có tác động.

    Kết quả

    Cả Jeff và David đều có cải thiện về tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập.

    Như vậy, bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày với sự hợp tác của cha mẹ HS, GV đã có thể khiến Jeff và David thay đổi hành vi trong tiết Toán và cải thiện đáng kể điểm số.

    Hiện trạng

    Giáo viên – người nghiên cứu thấy có hai em học sinh trong lớp thường xuyên không làm bài tập toán trên lớp và giáo viên đã đưa ra nhiều biện pháp như trách phạt, giữ lại sau giờ học, góp ý, thuyết phục Những cách làm đó có không đem lại. Liệu giáo viên có nên tiếp tục những cách làm không hiệu quả? Không, họ cần tìm ra giải pháp thay thế.

    Giải pháp thay thế

    Giáo viên – người nghiên cứu chọn một giải pháp thay thế là sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày với sự hợp tác của cha mẹ học sinh. Cuối mỗi tiết Toán, giáo viên kiểm tra xem liệu Jeff [và David] đã hoàn thành tất cả các bài tập được giao hay chưa. Nếu như các em đã hoàn thành, giáo viên sẽ đánh dấu lên thẻ và ký tên.

    Em học sinh sẽ mang tấm thẻ đó về nhà và đưa cho mẹ xem. Sau khi nhìn thấy đánh dấu của giáo viên xác nhận Jeff đã hoàn thành bài tập, mẹ Jeff có thể khen ngợi và cho phép em xuống dưới nhà chơi. Đây là thoả thuận giữa giáo viên với mẹ của Jeff và Jeff cũng biết điều này. Nói cách khác, việc được xuống dưới nhà chơi tuỳ thuộc vào việc Jeff có hoàn thành toàn bộ bài tập Toán trên lớp hay không.

    Vấn đề nghiên cứu

    Việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày có làm tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán không?

    Giả thuyết nghiên cứu: Có, Việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày có làm tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán.

    Thiết kế

    Thiết kế sử dụng trong nghiên cứu này là Thiết kế đa cơ sở AB. Giáo viên ghi chép kết quả học tập của Jeff vài ngày trước khi bắt đầu nghiên cứu. Đây là giai đoạn cơ sở. Ở giai đoạn này, không có tác động nào được thực hiện để thay đổi hành vi của Jeff. Sau đó, thẻ báo cáo hằng ngày được sử dụng. Tác động này còn được gọi là can thiệp. Giáo viên vẫn tiếp tục ghi chép kết quả của Jeff.

    Chúng ta hãy tìm hiểu thiết kế của nghiên cứu này: Trong ngôn ngữ nghiên cứu, giai đoạn cơ sở được gọi là A. Giai đoạn tác động được gọi là B. Thiết kế mà ví dụ này sử dụng chỉ có một giai đoạn cơ sở, một giai đoạn tác động và được gọi là thiết kế AB.

    Có thể ngừng tác động sau giai đoạn B, có nghĩa là quay trở lại A. Cũng có thể lại tiếp tục giai đoạn B sau giai đoạn A thứ hai. Do vậy, thiết kế này được mở rộng để trở thành thiết kế ABAB. Với thiết kế phức tạp hơn này, có thể khẳng định chắc chắn hơn về ảnh hưởng của giai đoạn B.

    Giáo viên áp dụng phương pháp tương tự với David nhưng với một giai đoạn cơ sở khác là 10 ngày. Kết quả tương tự như kết quả của Jeff. Tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập của David ở giai đoạn cơ sở trung bình khoảng 35%.

    Trong giai đoạn có tác động, tỷ lệ hoàn thành bài tập của David là 100% và độ chính xác trung bình là 80%.

    Trong thiết kế nghiên cứu này, chúng ta thấy giai đoạn cơ sở A đối với Jeff là 4 ngày nhưng đối với David là 10 ngày. Do có hai đường cơ sở khác nhau nên thiết kế này được gọi là thiết kế đa cơ sở AB.

    Lưu ý: có thể sử dụng thiết kế này cho hai học sinh trở lên [ví dụ: 4 học sinh]. Trong trường hợp như vậy, chúng ta có thể có nhiều giai đoạn cơ sở hơn [ví dụ: tới 4 giai đoạn cơ sở].

    Tại sao lại có các giai đoạn cơ sở khác nhau? Lý do chính là để tăng độ giá trị của dữ liệu bằng việc kiểm soát nguy cơ tiềm ẩn. Nguy cơ tiềm ẩn là nguy cơ đối với độ giá trị của bản thân dữ liệu, do một yếu tố bên ngoài có thể gây ảnh hưởng tới biến số phụ thuộc này. Trong trường hợp ở đây, nguy cơ tiềm ẩn đề cập tới những yếu tố khác [ngoài thẻ báo cáo hằng ngày] cũng đã có thể thay đổi hành vi của Jeff. Vì hai học sinh cùng lớp nên về mặt lôgíc, những gì xảy ra trong lớp học làm thay đổi hành vi của Jeff thì cũng sẽ thay đổi hành vi của David. Rõ ràng, khi nhìn vào hai đường đồ thị, chúng ta không thấy nguy cơ tiềm ẩn và ảnh hưởng của việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày rõ rệt hơn.

    Đo lường

    Các công cụ đo mà nghiên cứu này sử dụng gồm tỷ lệ hoàn thành bài tập trên lớp và độ chính xác trong giải bài tập của học sinh.

    Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu là thay đổi thói quen không làm bài tập toán của Jeff và David. Do vậy, phép đo đầu tiên là đếm số bài tập học sinh hoàn thành sau khi được giao. Đây chính là tỷ lệ hoàn thành. Vì giáo viên phải đánh dấu các bài tập đã hoàn thành nên cũng đồng thời ghi số bài tập được giải chính xác. Đây chính là độ chính xác. Trong nghiên cứu này, chúng ta thấy không có bài kiểm tra nào được sử dụng để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu.

    Phân tích

    Tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập được biểu thị dưới dạng các đường đồ thị thể hiện hành vi của Jeff và David trong giai đoạn cơ sở và giai đoạn có tác động. Nếu hành vi giải bài tập Toán trên lớp của các em có tiến bộ, chúng ta sẽ thấy đường đồ thị ở giai đoạn có tác động cao hơn đường đồ thị ở giai đoạn cơ sở. Trường hợp này đúng là như vậy. Chúng ta cũng thấy rằng không có phép kiểm chứng nào được sử dụng để kiểm tra kết quả. Chúng ta chỉ cần quan sát đường đồ thị để rút ra kết quả.

    Kết quả

    Quan sát đường đồ thị cho thấy hai học sinh đã có thay đổi trong hành vi làm bài tập Toán trên lớp. Cả hai em đều đã hoàn thành nhiều bài tập hơn và đạt điểm cao hơn trong giai đoạn có tác động so với giai đoạn cơ sở.

    Chúng ta hãy nhìn vào đường đồ thị biểu thị kết quả học tập của Jeff. Giai đoạn cơ sở kéo dài 4 ngày, trong đó Jeff chỉ hoàn thành rất ít bài tập [khoảng 5%]. Hơn nữa, điểm của em cũng rất thấp.

    Từ ngày thứ 5 trở đi, thẻ báo cáo hằng ngày được sử dụng. Mẹ của Jeff chỉ cho phép em xuống dưới nhà chơi sau khi thấy có đánh dấu của giáo viên trên thẻ, xác nhận em đã hoàn thành tất cả các bài tập được giao.

    Như chúng ta thấy, sau khi bắt đầu có tác động, Jeff đã hoàn thành tất cả bài tập Toán trên lớp. Đáng ngạc nhiên là điểm của Jeff đã tăng trung bình khoảng 85%. Do vậy, bằng việc đơn giản là sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày với sự hợp tác của mẹ học sinh, giáo viên đã có thể khiến Jeff thay đổi hành vi trong tiết Toán và cải thiện đáng kể điểm số.

    Vấn đề : Điều chỉnh nghiên cứu như thế nào cho phù hợp?

    1. Liệu có thể điều chỉnh thiết kế nghiên cứu này cho phù hợp với lớp học của bạn?

    2. Bạn muốn thay đổi hành vi nào của học sinh?

    3. Liệu có thể thực hiện nghiên cứu này đối với một nhóm học sinh được không? Tại sao?

    1. Liệu có thể điều chỉnh thiết kế nghiên cứu này cho phù hợp với lớp học của bạn?

    Có, mỗi lớp học đều có các học sinh không làm bài tập như Jeff và David, không chỉ trong giờ học môn Toán mà cả trong giờ học các môn khác. Chúng ta có thể áp dụng quy trình như trong thiết kế nghiên cứu này [có điều chỉnh hoặc không] để uốn nắn các hành vi tương tự vì quy trình đó không áp dụng để giải quyết riêng một loại hành vi cần cải thiện nào cả. Một điểm quan trọng trong ví dụ này là giáo viên thấy được khoảng thời gian Jeff và David có tiến bộ [hoàn thành bài tập tại lớp].

    2. Bạn muốn thay đổi hành vi nào của học sinh?

    Trong một lớp học luôn có rất nhiều hành vi mà giáo viên muốn thay đổi. Những hành vi cá biệt này bao gồm đi học muộn, phát biểu tự do, sử dụng ngôn ngữ không phù hợp, không chú ý, nộp bài muộn, vô lễ, hay gây gổ, dễ nổi cáu, vv … Bạn có thể kể tên rất nhiều hành vi tương tự!

    3. Liệu có thể thực hiện nghiên cứu này đối với một nhóm học sinh được không? Tại sao?

    Có, có thể áp dụng thiết kế nghiên cứu này đối với một nhóm học sinh. Nghiên cứu trong ví dụ 1 coi Jeff và David là hai cá nhân riêng biệt. Thực tế, trong lớp học, có thể có một số học sinh có hành vi cần cải thiện tương tự. Có thể xếp các em vào một nhóm trong nghiên cứu. Cách làm này mang lại thêm một lợi ích đó là ảnh hưởng của nhóm đối với các học sinh, đặc biệt là với các học sinh cuối cấp Tiểu học và học sinh Trung học cơ sở thì sức ép của nhóm có ảnh hưởng rất rõ nét.

    Tất nhiên, trong nghiên cứu đo một nhóm, hành vi của từng cá nhân vẫn được ghi chép nhưng đường đồ thị thì thể hiện chung cho cả nhóm.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Du Lịch
  • Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
  • Đề Cương Chi Tiết Học Phần: Phương Pháp Luận Trong Nghiên Cứu Khoa Học Mã Số: Nn601
  • 100 Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Mầm Non
  • Tổng Hợp Đề Tài Nghien Cứu Khoa Học Mầm Non Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi
  • --- Bài mới hơn ---

  • Tài Liệu Dịch: “thiết Kế Nghiên Cứu Hỗn Hợp”
  • Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Sức Khỏe
  • Đề Cương Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Tmu
  • Đề Cương Học Phần Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Có Đáp Án Và Các Học Liệu Tmu
  • Thuyết Minh Đề Tài An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Tại Tp.hcm
  • MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU

    NỘI DUNG

    CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

    I. Khái niệm

    1. Khái niệm phương pháp quan sát

    2. Điểm khác nhau giữa quan sát là một phương pháp nghiên cứu với quan

    sát thông thường

    II. Các phương pháp quan sát sử dụng trong nghiên cứu khoa học

    1. Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp

    2. Quan sát chuẩn mực và quan sát tự do

    3. Quan sát tham dự và quan sát không tham dự

    4. Quan sát công khai và quan sát bí mật

    5. Quan sát ngẫu nhiên và quan sát hệ thống

    III. Các bước thực hiện quan sát trong nghiên cứu khoa học

    CHƯƠNG II : NGUYÊN TẮC, KỸ THUẬT, ƯU ĐIỂM, NHƯỢC

    ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

    I. Nguyên tắc và kỹ thuật quan sát

    1. Nguyên tắc quan sát

    2. Kỹ thuật quan sát

    II. Các trường hợp sử dụng phương pháp quan sát

    1. Một số chú ý khi sử dụng phương pháp quan sát

    2. Vấn đề sử dụng phương pháp quan sát

    III. Ưu điểm, nhược điểm chung của phương pháp quan sát

    1. Ưu điểm của phương pháp quan sát

    2. Nhược điểm của phương pháp quan sát

    IV. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp quan sát

    KẾT LUẬN

    DANH MỤC TÀI LIỆU

    1

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Theo các nhà thống kê, sự phát triển của xã hội loài người nửa cuối

    thế kỷ 20 bằng tổng sự phát triển của loài người trước đó. Điều đó cho

    2

    thấy tri thức đã là một trong những động lực quan trọng mang tính quyết

    định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội trở thành “một xã hội của

    tri thức” làm cho việc nghiên cứu khoa học, tập dượt nghiên cứu khoa

    học thành một hoạt động cần thiết cho sinh viên, học viên trong các

    trường đại học, học viện, viện nghiên cứu,… Quá trình nghiên cứu khoa

    học có đạt hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách thức

    nghiên cứu, các phương tiện kỹ thuật nghiên cứu. Do đó việc tìm hiểu về

    các phương pháp nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ hết sức cần thiết.

    Có rất nhiều tiêu chí để phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa

    học, tùy theo nội dung nghiên cứu mà người nghiên cứu có thể sử dụng

    những phương pháp khác nhau.

    Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học, tùy vào mục đích,

    yêu cầu của công việc đòi hỏi chúng phải lựa chọn phương pháp tối ưu

    nhất nhằm đem lại kết quả tin cậy nhất. Nhằm hiểu sâu hơn về phương

    pháp nghiên cứu khoa học em chọn đề tài ” phương pháp quan sát –

    những vấn đề lý luận và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu khoa học

    công tác xã hội” để xác định rõ cơ sở lý luận, quan điểm thực tiễn của

    phương pháp quan sát và hiểu rõ hơn về phương pháp này.

    Phương pháp quan sát là phương pháp phổ biến, dễ sử dụng, phục vụ

    nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau, phục vụ cho quá trình học tập,

    quan sát bài giảng, ghi chép tài liệu khoa học, giúp trong tương lai nắm

    vững đối tượng tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề trong công tác xã

    hội.

    2. Đối tượng quan sát

    Có thể là một người, một nhóm người, một đơn vị cơ sở, một sự kiện

    xã hội.

    3. Mục đích quan sát

    3

    NỘI DUNG

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

    I.

    Khái niệm:

    1. Khái niệm phương pháp quan sát

    4

    Quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan cùng với chữ viết, ký

    hiệu và các phương tiện kỹ thuật [máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim,

    …] một cách có chủ định, có kế hoạch, để ghi nhận, thu thập thông tin

    phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

    Phương pháp quan sát có ưu điểm là khá đơn giản, dễ tiến hành, có thể

    nghiên cứu đối tượng một cách toàn diện và khá chính xác nếu biết phối

    hợp tốt nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên nếu chỉ quan sát cá

    nhân đơn giản, không có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật thì kết

    quả thu được dễ bị sai lệch. Mặt khác kết quả quan sát còn phụ thuộc vào

    những kinh nghiệm và đặc điểm nhân cách của người quan sát. Vì người

    quan sát một thực thể có tình cảm và những ràng buộc xã hội…nên khi

    cảm thụ và lý giải những hiện tượng thực tế, thường khó tránh khỏi

    những cảm tính chủ quan.

    2. Điểm khác nhau giữa quan sát là một phương pháp nghiên cứu

    với quan sát thông thường

    Nhà xã hội học nổi tiếng người Nga Radov phân biệt quan sát với tư

    cách là một phương pháp nghiên cứu khoa học với quan sát thông thường

    ở những khía cạnh sau:

    5

    – Quan sát xã hội học phải tuân theo những mục tiêu nhất định.

    – Những thông tin thu nhận được từ quan sát cần được ghi vào tờ kê

    khai chuẩn bị trước, vào nhật kí và theo một cách thức nhất định.

    – Thông tin từ quan sát cần được kiểm tra về tính ổn định và tính hiệu

    lực.

    II.

    Các phương pháp quan sát sử dụng trong nghiên cứu khoa học

    Rất nhiều loại quan sát đã được sử dụng trong nghiên cứu khoa học.

    Khi lựa chọn một phương pháp quan sát nào đó, người nghiên cứu cần

    biết điểm mạnh, điểm yếu của chúng mà áp dụng cho phù hợp. Quan sát

    có thể được phân loại theo cách thức quan sát, phương thức quan sát, số

    lượng người tham quan sát, phương tiện quan sát…

    1. Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp

    1.1 Quan sát trực tiếp

    Người quan sát tiếp cận đối tượng một cách trực tiếp. Phương pháp

    này áp dụng tốt với các đối tượng vô tri vô giác; còn với các đối tượng

    khác thì sự hiện diện của người quan sát có thể làm thay đổi các biểu hiện

    của các đối tượng nghiên cứu.

    1.2 Quan sát gián tiếp

    Người quan sát tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách gián tiếp qua

    camera..

    2. Quan sát chuẩn mực và quan sát tự do

    2.1Quan sát chuẩn mực [quan sát cơ cấu hóa]

    a. Khái niệm:

    Là hình thức quan sát mà ở đó người nghiên cứu xác định trước:

    + Thứ nhất: những yếu tố nào của đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa nhất

    cho việc nghiên cứu.

    6

    + Thứ hai: Tình huống nào trong các tình huống có tầm quan trọng nhất

    cho kết quả nghiên cứu, để tập trung sự chú ý của mình vào đó.

    + Thứ ba: Lập kế hoạch tỉ mỉ cho khâu quan sát từ khâu xác định khách

    thể, đối tượng quan sát đến nội dung chi tiết cho việc ghi chép.

    b. Ưu điểm

    Phương pháp này sẽ giúp cho quan sát viên có thể quan sát được chi

    tiết đầy đủ và khả năng bao quát vấn đề lớn hơn vì kế khách thể, đối

    tượng quan sát đến nội dung chi tiết cho việc ghi chép. Vậy nên dễ tập

    trung vào các tình huống có tầm quan trọng.

    c. Nhược điểm

    + Thiếu tính linh hoạt

    + Để thực hiện được loại quan sát này, yêu cầu phải có sự am hiểu nhất

    định về đối tượng và khách thể nghiên cứu, vì khi lập kế hoạch quan sát,

    chuẩn bị các thủ tục quan sát, người nghiên cứu phải xác định được hệ

    thống phân loại các hiện tượng tạo nên tình huống quan sát.

    d. Sử dụng

    Thường được sử dụng cho việc kiểm tra kết quả nhận được của các

    phương pháp khác hoặc bổ sung và chính xác hóa hơn cho kết quả này.

    Ngoài ra nó còn được sử dụng cho những nghiên cứu với mục tiêu mô tả

    đối tượng nghiên cứu hay kiểm tra các giả thiết trong nghiên cứu khoa

    học.

    2.1Quan sát tự do [quan sát phi cơ cấu hóa]

    a. Khái niệm

    Là dạng quan sát mà trong đó người nghiên cứu còn chưa xác định

    được những yếu tố nào sẽ là chủ yếu cho nghiên cứu để định hướng sự

    chú ý.

    7

    8

    c. Nhược điểm

    + Không phải lúc nào nhà nghiên cứu cũng có khả năng tham dự vào hoạt

    động được quan sát. Để tham dự được vào các hoạt động của người được

    quan sát, điều tra viên phải nắm bắt được ở một mức độ nào đó những

    nghề nghiệp phù hợp hay am hiểu những hành động của người được quan

    sát.

    + Sự tham gia yêu cầu một thời gian dài quan sát hơn để điều tra viên

    thích ứng hơn với môi trường mới. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, thời gian để

    thích ứng làm quen với môi trường mới của điều tra viên cũng kéo dài

    hàng tuần, hàng tháng, tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào tính cách của

    người đi quan sát cùng với đặc trưng về giới tính tuổi tác của anh ta.

    Ngoài ra cũng còn phụ thuộc vào bầu không khí tâm lý, đạo đức.

    + Đôi khi sự tham dự quá tích cực, lâu dài của người quan sát vào đời

    sống của nhóm người được quan sát sẽ dẫn đến kết quả là người quan sát

    quen với thái độ, hành động của các thành viên trong nhóm đến mức coi

    tất cả những cái đó như là hiển nhiên và không để ý đến chúng nữa.

    + Sự tham dự quá tích cực, lâu dài trong hoạt động, tiếp xúc hàng ngày,

    người đi quan sát không giữ được thái độ trung lập, bày tỏ công khai thái

    độ của mình, sự ưa thích của mình hoặc đứng về phía ai đó hay phê phán

    một ý kiến, hành vi nào đó…đều là sự nguy hại đến kết quả quan sát.

    3.2 Quan sát không tham dự

    a. Khái niệm

    Là dạng quan sát mà người quan sát hoàn toàn ở ngoài hoạt động được

    quan sát. Họ đứng ngoài quan sát các tình huống và đơn thuần ghi lại

    những diễn biến đang xảy ra .

    b. Ưu điểm

    10

    + So với phương pháp quan sát tham dự, phương pháp này mang tính

    khách quan hơn vì quan sát viên chỉ là người ngoài cuộc quan sát để nhìn

    nhận một vấn đề nào đó nên dễ dàng giữ được thái độ trung lập.

    + Ngoài ra trong quá trình quan sát việc ghi chép sẽ thuận lợi hơn vì

    không phải tham gia vào các hoạt động được quan sát mà chủ yếu xem

    xét và ghi chép lại nên sẽ đầy đủ và bao quát hơn.

    + Phương pháp này không tốn nhiều thời gian vì người quan sát không

    phải hòa nhập vào hoạt động được quan sát mà chỉ quan sát một cách

    thông thường.

    + So với quan sát tham dự thì phương pháp này đòi hỏi trình độ hiểu biết

    không quá cao, đòi hỏi khả năng hòa nhập, khả năng xử lý tình huống

    không cao lắm.

    c. Nhược điểm

    Khi sử dụng phương pháp này một khó khăn của quan sát viên là

    không thể đi sâu tìm hiểu bản chất cốt lõi của vấn đề mà dễ chủ quan, duy

    ý chí. Vậy nên tạo nên cái nhìn thụ động về vấn đề được quan sát nên

    chất lượng quan sát không cao.

    d. Sử dụng

    Việc quan sát không tham dự được sử dụng để quan sát những biến cố

    có tính chất hàng loạt nhằm thấy được toàn bộ tiến trình xảy ra .Thông

    thường được sử dụng để mô tả bầu không khí xã hội có xảy ra biến cố mà

    xã hội học quan tâm.

    4. Quan sát công khai và quan sát bí mật

    4.1Quan sát công khai

    a. Khái niệm

    Là khi người được quan sát biết rõ mình đang bị quan sát.

    b. Ưu điểm

    11

    Phương pháp quan sát này có ưu điểm không vi phạm vấn đề đạo đức

    con người, tất cả mọi người đều được biết về việc quan sát.

    c. Nhược điểm

    Gây ra cho người được quan sát sự căng thẳng nào đó. Họ sẽ không

    hoạt động như bình thường mà luôn tỏ ra tốt hơn, cố gắng hơn. Sự có mặt

    của người quan sát luôn tác động đến người được quan sát ngay cả khi

    người được quan sát không muốn đặt ra mục tiêu cần thực hiện tốt hơn

    hoạt động của mình.

    4.2 Quan sát bí mật

    a. Khái niệm

    Là quan sát trong đó cá nhân được quan sát không biết mình đang bị

    quan sát.

    b. Ưu điểm

    Tạo ra khả năng nhận thức tốt. Quan sát bí mật sẽ cho hiệu quả cao

    hơn khi nó được kết hợp với quan sát có tham gia. Khi đó tình huống xảy

    ra hoàn toàn tự nhiên, hành vi của người được quan sát, thể hiện đúng

    thực chất của nó hơn.

    c. Nhược điểm :

    + Khi sử dụng phương pháp này người quan sát đòi hỏi phải là nguời có

    kinh nghiệm, có trình độ và nhất là sự cẩn thận khéo léo vì quan sát bí

    mật rất khó khăn và thậm chí là nguy hiểm.

    + Việc giữ bí mật trong phương pháp này là một điều cực kì quan trọng,

    vì nó quyết định đến kết quả của việc quan sát.

    + Trong quá trình quan sát cần phải đưa ra những lý do có tính tự nhiên,

    thuyết phục để không gây nên sự nghi vấn nào của người được quan sát

    đối với quan sát viên.

    12

    5. Quan sát ngẫu nhiên và quan sát hệ thống

    5.1 Quan sát ngẫu nhiên

    a. Khái niệm

    Là loại quan sát được thực hiện đúng một lần trên cùng một khách thể và

    cùng một đối tượng nghiên cứu.

    b. Ưu điểm

    + Chỉ phải quan sát một lần nên không tốn nhiều thời gian, chi phí.

    c.Nhược điểm :

    + Vì chỉ quan sát được một lần nên tính xác thực không cao.

    5.2 Quan sát hệ thống

    a. Khái niệm

    Là dạng quan sát được thực hiện lặp lại trên cùng một khách thể và về

    cùng vấn đề nghiên cứu.

    Ví dụ :

    Quan sát về mức độ hành nghề của gái mại dâm qua từng giai đoạn

    nhất định. Ở đây khách thể được quan sát chính là những cô gái hành

    nghề mại dâm, vấn đề nghiên cứu là mức độ hành nghề của các cô gái.

    b. Ưu điểm

    + Tạo ra khả năng nhận thức về vấn đề nghiên cứu tốt hơn hẳn, bởi vì nó

    xóa bỏ đi được hoặc ít nhất cũng làm giảm đi khả năng để tuyệt đối hóa

    sự thể hiện không bản chất ngẫu nhiên của đối tượng được quan sát.

    13

    + Ở đây cá nhân được quan sát có thể có sự thể hiện đa dạng của nó, mà

    trong đó nhấn mạnh được cái chung, cái đặc trưng và cái ổn định.

    + Quan sát nhiều lần có thể thực hiện hàng ngày.

    c. Nhược điểm :

    + Do phải quan sát nhiều lần nên cần một đội ngũ quan sát viên lớn, bởi

    vậy chi phí cho quan sát nhiều lần là khá lớn so với quan sát một lần.

    + Ngoài ra đôi khi quan sát nhiều lần bị quy định bởi chính sự tồn tại của

    các mùa vụ hoặc tính chu kỳ nào đó trong hoạt động của con người.

    III.

    Các bước thực hiện quan sát trong nghiên cứu khoa học

    Để thực hiện được thông tin cần thiết đáp ứng mục tiêu đề tài, mỗi

    quan sát từ khâu chuẩn bị tới thực hiện có thể tiến hành theo các bước

    sau.

    * Bước thứ nhất : phải xác định được một cách sơ bộ khách thể của quan

    sát, cần chỉ ra những đặc trưng, các tình huống và những điều kiện hoạt

    động của đối tượng quan sát và những biến đổi của chúng.

    Cụ thể :

    + Cần phân chia khách thể quan sát thành những yếu tố theo những quy

    tắc logic nhất định, mà nhờ đó có thể tái tạo lại khách thể từ các yếu tố

    đó.

    + Phải tạo lập hệ thống phân loại những sự kiện, những hiện tượng hợp

    thành tình huống quan sát phù hợp với mục nghiên cứu.

    + Trước khi bắt đầu quan sát cần phải xác định rõ ràng đối tượng quan

    sát, nghĩa là cần phải trả lời chắc chắn câu hỏi: Quan sát ai? Quan sát cái

    gì?

    14

    + Cần phải phân chia khách thể quan sát mà mỗi người đi quan sát chịu

    trách nhiệm.

    * Bước thứ hai: phải xác định được thời gian quan sát, địa điểm và thời

    điểm để thực hiện quan sát, thời gian và cách thức tiếp cận với đối tượng.

    Tùy theo mục tiêu của từng đối tượng nghiên cứu, khả năng của

    nhà nghiên cứu cũng như đối tượng được quan sát xác định trong mẫu mà

    ấn định thời gian, thời điểm quan sát cho phù hợp.

    Thời điểm quan sát vào ngày giờ nào và địa điểm quan sát ở đâu

    cũng cần phải xác định cụ thể để quan sát đạt hiệu quả cao nhất. Việc xác

    định đúng thời điểm quan sát và địa điểm thực hiện quan sát cũng có ý

    nghĩa nhất định với chất lượng thông tin thu được, vì hành vi của con

    người có thể được thực hiện theo từng cách khác nhau ở những thời điểm,

    địa điểm khác nhau.

    Cần chọn được thời điểm và địa điểm thực hiện quan sát mà ở đó

    đối tượng được quan sát có những hành vi thể hiện được đầy đủ những

    đặc trưng, những khía cạnh, những giá trị phù hợp nhất với mục tiêu

    nghiên cứu của đề tài.

    Xác định thời gian quan sát cũng cần căn cứ vào cách thức quan

    sát. Nếu là quan sát lặp thì khung thời gian cho quan sát cũng cần được

    chỉ ra xem đó là quan sát lặp lại đầy đặn theo chu kỳ thường xuyên hay

    đó là quan sát theo thời gian không đều đặn và chỉ gắn liền với những sự

    kiện đặc biệt nào đó.

    * Bước thứ ba: lựa chọn cách thức quan sát.

    Căn cứ vào nội dung quan sát được thể hiện trong chương trình

    nghiên cứu, căn cứ vào từng đối tượng quan sát cụ thể và từng loại quan

    sát mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp để thu thập thông tin.

    15

    Ghi chép công khai những người được quan sát

    Ghi chép theo hồi tưởng.

    Ghi chép vắn tắt theo kiểu theo “dấu vết nóng hổi” tùy theo điều

    kiện cụ thể cho phép ở mức độ nào.

    Ghi chép theo các phiếu dùng để ghi thông tin có quan hệ đến đối

    tượng được quan sát.

    Ghi theo biên bản như là một loại phiếu mở rộng [bảng hỏi].

    Ghi theo dạng nhật ký những kết quả quan sát một cách có hệ

    thống tất cả những thông tin cần thiết.

    Ghi bằng các phương tiện phim ảnh ghi âm..

    * Bước thứ sáu: tiến hành kiểm tra.

    Có thể có một số biện pháp kiểm tra việc quan sát như sau

    Trò chuyện, trao đổi với những người có trong tình huống quan sát,

    hay người là chủ thể của những hành vi được quan sát.

    16

    Bằng sự quan sát lại của những người quan sát khác có trình độ cao

    hơn

    Bằng hình thức quan sát lại.

    CHƯƠNG II : NGUYÊN TẮC, KỸ THUẬT, ƯU ĐIỂM, NHƯỢC

    ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

    I. NGUYÊN TẮC VÀ KỸ THUẬT QUAN SÁT:

    1. Nguyên tắc quan sát:

    * Theo quan điểm của August Comte:

    1. Quan sát phải có mục đích: nhằm định hướng cho hoạt động quan sát

    và nâng cao hiệu quả của hoạt động quan sát [thu thập thông tin có mục

    đích].

    2. Quan sát phải gắn liền với lý thuyết trên cơ sở nắm bắt quy luật của các

    hiện tượng trong đời sống xã hội.

    3.Quan sát không giáo điều, không lý thuyết suông.

    * Theo quan điểm của Durkheim:

    1. Một sự kiện bình thường với một kiểu xã hội nhất định, được xem xét

    ở một giai đoạn nhất định trong sự phát triển của nó. Khi nó xảy ra trong

    một xã hội trung bình của các xã hội thuộc loại đó, được xét ở giai đoạn

    tương ứng của sự tiến hóa.

    2.

    Kiểm nghiệm các kết quả của phương pháp trên bằng cách cho

    thấy tính chất chung của sự kiện xuất phát từ các điều kiện chung của

    đời sống tập thể trong kiểu xã hội được xem xét. Sự kiện ấy là cần thiết,

    17

    19

    + Quan sát còn được sử dụng như một phương pháp độc lập có kết quả

    trong nghiên cứu trường hợp, trong nghiên cứu điền dã. Đó là những

    nghiên cứu không đòi hỏi nhiều về tính đại diện của thông tin tổng thể

    + Trong các nghiên cứu phát hiện, thăm dò, khi tác giả nghiên cứu còn

    chưa hiểu rõ về các vấn đề, các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu, thì

    quan sát kết hợp với nghiên cứu tài liệu, phân tích logic sẽ rất hiệu quả để

    chỉ ra được hệ các vấn đề, các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu.

    + Ngoài ra phương pháp quan sát cũng thường được sử dụng trong các

    phương pháp nghiên cứu, mô tả nhằm kiểm tra các thông tin đã được thu

    thập bằng các phương pháp khác, hay để mô tả các đặc trưng, cấu trúc

    của đối tượng trong giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu, khi cần có những

    hiểu biết sơ bộ về đối tượng được nghiên cứu.

    III.

    1.

    Ưu điểm, nhược điểm chung của phương pháp quan sát

    Ưu điểm của phương pháp quan sát:

    * Ưu điểm lớn nhất của phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội

    học là:

    Phương pháp này tạo ra những ấn tượng trực tiếp về các sự kiện, quá

    trình và hành vi xã hội.

    + Tính trực tiếp là một lợi thế mà các phương pháp khác ít có được.

    Trong quan sát, người quan sát cảm nhận trực tiếp những hành vi, những

    sự kiên và các quá trình. Thực tiễn xã hội cũng được thể hiện trong sự đa

    dạng với tính hiện thực trực tiếp của mình.

    + Quan sát cho phép ghi lại những biến đổi khác nhau của đối tượng được

    nghiên cứu vào lúc nó xuất hiện.

    20

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phương Pháp Quan Sát Khoa Học
  • Đẩy Mạnh Nghiên Cứu Khoa Học Quân Sự Ở Học Viện Quốc Phòng
  • Phương Pháp Phân Tích Luật Viết
  • Đề Cương Ôn Thi Môn Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
  • Những Quan Trọng Về Nghiên Cứu Khoa Học
  • --- Bài mới hơn ---

  • Báo Cáo Phương Pháp Quan Sát
  • Các Phương Pháp Giám Sát Nhiễm Khuẩn Bệnh Viện
  • Phương Pháp Giám Định Vi Khuẩn Trong Ptn
  • Các Phương Pháp Cơ Bản Trong Chẩn Đoán Vi Khuẩn
  • Giám Sát Nhân Viên Bán Hàng Trên Bản Đồ Số Gps
  • 25.1. Quan sát là gì ?

    Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn,… để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

    * Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát:

    – Điểm mạnh nhất của phương pháp quan sát là đạt được ấn tượng trực tiếp và sự thể hiện của cá nhân được quan sát, trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi chép lại thông tin.

    – Hạn chế: Chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra trong hiện tại [quá khứ và tương lai không quan sát được]. Tính boa trùm của quan sát bị hạn chế, bởi vì người quan sát không thể quan sát mẫu lớn được. Đôi khi bị ảnh hưởng tính chủ quan của người quan sát.

    Do ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát mà phương pháp này thường sử dụng cho nghiên cứu đại diện, nghiên cứu thử, hay nghiên cứu để làm chính xác các mô hình lý thuyết, kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu.

    25.2. Kỹ thuật quan sát

    * Phải chuẩn bị một kế hoạch chu đáo trước khi quan sát. Bao gồm:

    – Xác định rõ mục tiêu quan sát [để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nào?]

    – Phải xác định đối tượng quan sát [quan sát ai?]

    – Xác định thời điểm quan sát [quan sát ở đâu thì hợp lý?]

    – Các thức tiếp cận để quan sát.

    – Xác định thời gian quan sát [quan sát khi nào?, bao lâu?]

    – Hình thức ghi lại thông tin quan sát [ ghi chép bằng gì? ghi âm, chụp ảnh, quay camera].

    – Tổ chức quan sát: phải tổ chức chặt chẽ, phối hợp giữa các quan sát viên.

    * Lựa chọn các loại quan sát: tuỳ theo vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu mà lưụa chọn hình thức quan sát cho phù hợp.

    – Theo mức độ chuẩn bị:

    + Quan sát có chuẩn bị: Là dạng quan sát mà người đi nghiên cứu đã tác động những yếu tố nào của hướng nghiên cứu có ý nghĩa cho đề tài và từ đó tập trung sự chú ý mình vào yếu tố đó. Thường sử dụng cho việc kiểm tra kết quả cho thông tin nhận được từu phương pháp khác.

    + Quan sát không chuẩn bị: Là dạng quan sát trong đó chưa xác định được các yếu tố mà đề tài nghiên cứu quan tâm, thường sử dụng cho các nghiên cứu thử.

    – Theo sự tham gia của người quan sát:

    + Quan sát có tham dự: Điều tra viên tham gia vào nhóm đối tượng quan sát.

    + Quan sát không tham dự: Điều tra viên không tham gia vào nhóm đối tượng quan sát mà đứng bên ngoài để quan sát.

    – Theo mức độ công khai của người đi quan sát:

    + Quan sát công khai: người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát. Hoặc người quan sát cho đối tượng biết mình là ai, mục đích công việc của mình.

    + Quan sát không công khai: người bị quan sát không biết rõ mình đang bị quan sát. Hoặc người quan sát không cho đối tượng biết mình là ai, đang làm gì.

    – Căn cứ vào số lần quan sát:

    + Quan sát một lần

    + Quan sát nhiều lần: có khả năng nhận thức lớn hơn nhiều

    --- Bài cũ hơn ---

  • Các Phương Pháp Đánh Giá Nhân Viên
  • Nghiên Cứu Lý Luận Bằng Phương Pháp Quan Sát Sư Phạm
  • Hướng Dẫn Giáo Viên Cách Quan Sát, Đánh Giá Và Lập Kế Họach Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non
  • Phương Pháp Quy Đổi Trong Hóa Học Cực Hay, Chi Tiết, Có Lời Giải.
  • Tính Giá Thành Theo Phương Pháp Kết Chuyển Song Song [Cpa
  • --- Bài mới hơn ---

  • Bài Giảng Về Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
  • Sách Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
  • Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Tập 2
  • Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Tập 1
  • Cách Làm Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
  • Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học Phạm Viết Vượng, Sách Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học Phạm Viết Vuọng, Đề Tài Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Bài Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì, Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Bài Mẫu Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Luận Văn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Tiểu Luận Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Bài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Bài Thảo Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Cương Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Bài Thảo Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Sách Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Kinh Tế, Giáo Trình Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Pháp Luật, ôn Tập Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Thi Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Tài Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Câu Hỏi ôn Thi Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Tài Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Một Số Vấn Đề Và Phương Pháp Học Tập Và Nghiên Cứu Khoa Học, Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Tài Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục, Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đề Cương Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Tài Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Cương ôn Tập Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Phương Pháp Nghiên Xứu Khoa Học Trong Y Học, Bài Thu Hoạch Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Cương Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Cương Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Tmu, Đề Cương Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Mẫu, Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Cơ Bản Dành Cho Bác Sĩ Lâm Sàng, Đề Thi Trắc Nghiệm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Trac Nghiem Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Phương Pháp Chuyên Gia Trong Nghiên Cứu Khoa Học, Bài Thuyết Trình Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Pdf, Trắc Nghiệm Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Trắc Nghiệm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Kinh Tế, Tài Liệu Tham Khảo Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Filetype Pdf, Tài Liệu Tham Khảo Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Phương Pháp Thống Kê Trong Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế, Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh, ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Các Cặp Phạm Trù, Phương Pháp Luận Khoa Học Là Gì, Tiểu Luận Phương Pháp Luận Khoa Học, Khóa Luận Tốt Nghiệp Phương Pháp Toán, Phạm Viết Vượng,, Khóa Luận Bằng Chứng Kiểm Toán Và Phương Pháp Thu Thập, Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học Pdf, Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Hoàng Mộc Lan, Đề Thi Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế, Các Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Nhân Học, Các Phương Pháp Nghiên Cuwud Tâm Lý Học – Hoàng Mộc Lan, Các Phương Pháp Nghiên Cứu Nhân Trắc Học May Mặc, Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Phương Pháp Nghiên Cứu, Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Du Lịch, Các Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Nhân Trắc Học May Mặc, Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh, Phương Pháp Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh, Báo Cáo Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh, Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm ứng Dụng, Phương Pháp Ngang Trong Nghiên Cứu Nhân Trắc Học May Mặc, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Dược Liệu, Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Nhân Trắc Học Ngành May, Nghiên Cứu Và Bào Chế Liposome Bằng Phương Pháp Pha Loãng Ethanol, Nghiên Cứu Khoa Học Về An Toàn Thực Phẩm, Nghiên Cứu, ứng Dụng Phương Pháp Phần Tử Hữu Hạn Vào Kiểm Tra Độ Bền Của Dàn Boong Chính Tàu, Uu Nhuoc Diem Cua Phuong Phap Nghiên Cuu Trong Nhan Trac Hoc May Mac, ưu Nhược Điểm Của Các Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Nhân Trắc Học May Mặc, Phân Tích Phương Pháp Nghiên Cưu Nhân Trắc Học Ngành May, ưu Nhược Điểm Của Các Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Nhân Trắc Học Nghành May, Chuyên Đề 8 Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm ứng Dụng Trong Giáo Dục Mầm Non, Phương án Điều Tra Nghiên Cứu Khoa Học Và Phát Triển Công Nghệ, Nghiên Cứu Chiết Xuất Và Bào Chê Viên Giảo Cổ Lam [khoá Luận Tốt Nghiệp Dược Sĩ Khoá 2002 – 2007, Phân Tích ưu,nhược Điểm Của Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Nhân Trắc Học May Mặc , Phân Tích ưu Nhược Điểm Của Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Nhân Trắc May Mặc, Phân Tích ưu Nhược Điểm Của Các Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Nhân Trắc May Mặc, Phân Tích Uwu Nhược Điểm Của Các Phuong Pháp Nghiên Cứu Trong Nhân Trắc Học, Phân Tích ưu Nhược Điểm Của Các Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Nhân Trắc Học May Mặc, Tiểu Luận Phương Pháp Dạy Tiếng Việt ở Tiểu Học, Phân Tích ưu Nhược Điểm Của Các Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Nhân Trắc Học N Gành May, Phương Pháp Tự Nghiên Cứu Học Tập Để Không Ngừng Nâng Cao Trình Độ Kiến Thức Cho Cán Bộ Đảng Viên, Hướng Dẫn Viết Nghiên Cứu Khoa Học, Viết Bản Thảo Nghiên Cứu Khoa Học, ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Phương Thức Sản Xuất, Cách Viết 1 Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học, Thúc Đẩy Nghiên Cứu Khoa Học Kinh Tế ở Việt Nam, Vận Dụng ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Quan Điểm Toàn Diện Và Xu Thế Đa Dạng Hóa Đa Phương Hóa Trong, Vận Dụng ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Quan Điểm Toàn Diện Và Xu Thế Đa Dạng Hóa Đa Phương Hóa Trong ,

    Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học Phạm Viết Vượng, Sách Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học Phạm Viết Vuọng, Đề Tài Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Bài Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì, Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Bài Mẫu Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Luận Văn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Tiểu Luận Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Bài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Bài Thảo Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Cương Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Bài Thảo Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Sách Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Kinh Tế, Giáo Trình Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Pháp Luật, ôn Tập Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Thi Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Tài Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Câu Hỏi ôn Thi Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Tài Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Một Số Vấn Đề Và Phương Pháp Học Tập Và Nghiên Cứu Khoa Học, Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Tài Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục, Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đề Cương Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Tài Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Cương ôn Tập Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Phương Pháp Nghiên Xứu Khoa Học Trong Y Học, Bài Thu Hoạch Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Cương Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Đề Cương Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Tmu, Đề Cương Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Mẫu, Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Cơ Bản Dành Cho Bác Sĩ Lâm Sàng, Đề Thi Trắc Nghiệm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Trac Nghiem Phuong Phap Nghien Cuu Khoa Hoc, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Phương Pháp Chuyên Gia Trong Nghiên Cứu Khoa Học, Bài Thuyết Trình Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Pdf, Trắc Nghiệm Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Trắc Nghiệm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Kinh Tế, Tài Liệu Tham Khảo Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Filetype Pdf, Tài Liệu Tham Khảo Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học,

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Văn Học: Phương Pháp Hiện Tượng Học
  • Giaoanlop10 Giao An Lop 10 Minhlesua Doc
  • Mong Các Anh Cho Em Bít Quan Điểm Siêu Hình Và Các Phương Pháp Luận Của Chúng Là Gì?
  • Bài Tập Thuế Xuất Nhập Khẩu Có Lời Giải
  • Tài Liệu Học Kế Toán Thuế Phần Xuất Nhập Khẩu
  • --- Bài mới hơn ---

  • Phương Pháp Luận Là Gì? Ý Nghĩa Nghiên Cứu Phương Pháp Luận
  • Miễn Phí Sách Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống
  • Các Phương Pháp Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm 2022
  • Phương Pháp Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Hiện Nay
  • Phương Pháp Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Hiện Nay Là Gì?
  • Khái niệm

    Trước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm khoa học là gì?

    Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. ở mức độ chung nhất, khoa học được hiểu như sau: Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.

    Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa học là từ những hiện tượng chúng ta cảm nhận được để tìm ra các quy luật của các hiện tượng đó. Nhưng bản chất bao giờ cũng nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng, vì vậy để nhận ra được bản chất nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng và nhận ra được quy luật vận động của chúng đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Như vậy phương pháp chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt mình, phương pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta người thành công là người biết sử dụng phương pháp.

    Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng nhưmột phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.

    Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học

    Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối tượng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là: chủ thể và đối tượng.

    Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng.

    Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc điểm của đối tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương pháp có mặt khách quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cách này hay cách kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được các quy luật khách quan của thế giới.

    Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu.

    Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng.

    Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không lôgíc tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.

    Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.

    Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học[ như thế giới quan] để tiếp cận và nhận thức thế giới.

    Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luậnchung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học. Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới.

    Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa học[ toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học v.v…]. Do vậy những phương pháp riêng này sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng.

    Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng ta đi vào việc phân loại các phương pháp.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Các Phương Pháp Kế Toán Cơ Bản
  • 4 Phương Pháp Kế Toán Cơ Bản Hiện Nay
  • Các Phương Pháp Của Kế Toán
  • Hai Kĩ Thuật Dạy Học: Khăn Trải Bàn Và Các Mảnh Ghép
  • Hướng Dẫn Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng Theo Phương Pháp Khấu Trừ
  • --- Bài mới hơn ---

  • Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Về Phương Pháp Quan Sát
  • Tài Liệu Dịch: “thiết Kế Nghiên Cứu Hỗn Hợp”
  • Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Sức Khỏe
  • Đề Cương Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Tmu
  • Đề Cương Học Phần Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Có Đáp Án Và Các Học Liệu Tmu
  • 1. Phương pháp quan sát khoa học

    1.1. Khái niệm

      Quan sát với tư cách là PPnghiên cứu khoa học là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch đợc tiến hành một cách có hệ thống. Đây là một trong những hình thức chủ yếu của nhận thức kinh nghiệm, để tạo ra thông tin ban đầu, nhờ nó mà sau này xây dựng lý thuyết và kiểm tra lý thuyết bằng thực nghiệm và như vậy nó là con đường để gắn nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu hoạt động thực tiễn.
      Quan sát khoa học được tiến hành trong thời gian dài hay ngắn, không gian rộng hay hẹp, mẫu quan sát nhiều hay ít.
      Quan sát sư phạm là phương pháp để thu thập thông tin về quá trình giáo dục và dạy học trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm, cho ta những tài liệu sống và thực tiễn giáo dục để có thể khái quát rút ra những quy luật nhằm chỉ đạo quá trình tổ chức giáo dục thế hệ trẻ tốt hơn.

    √ Quan sát trong nghiên cứu khoa học thực hiện ba chức năng:

      Chức năng thu thập thông tin thực tiễn, đây là chức năng quan trọng nhất.
      Chức năng kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có.
      Chức năng so sánh đối chiếu các kết quả trong nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn.[Đối chiếu lý thuyết với thực tế]

    √ Đặc điểm quan sát sư phạm:

    Bất cứ quan sát nào cũng được tiến hành do một chủ thể sử dụng để nhận thức một đối tượng xác định, trong một thời gian, một không gian, với mục đích và bằng một phương tiện nhất định. Vì vậy, quan sát sư phạm có những sau đây:

      Đối tượng quan sát là hoạt động sư phạm phức tạp của một cá nhân, hay một tập thể. Bản thân cá nhân hay tập thể đó lại có những đặc điểm đa dạng về năng lực hay trình độ phát triển. Nội dung hoạt động sư phạm càng phức tạp, có những hình thức phong phú, thì quá trình quan sát càng khó khăn, càng phải công phu hơn.
      Chủ thể quan sát là nhà khoa học hay cộng tác viên. Đã là con người thì đều mang tính riêng tư, đó là tính chủ quan. Chủ quan ở trình độ, kinh nghiệm, ở thế giới quan, ở cảm xúc tâm lí. Sự quan sát bao giờ cũng thông qua lăng kính chủ quan của “cái tôi” ngay cả khi sử dụng kĩ thuật hiện đại để quan sát. Mặt khác còn chi phối bởi quy luật ảo giác của cảm giác, tri giác trong hoạt động nhận thức.
      Kết quả quan sát dù khách quan đến mấy vẫn phụ thuộc vào việc xử lý các thông tin của người nghiên cứu, do đó cần được lựa chọn theo các chuẩn nhất định, được xử lí bằng toán học hay theo một lí thuyết nhất định.
      Để nhận được thông tin theo mục đích nghiên cứu cần phải lập một kế hoạch và chương trình quan sát tỉ mỉ.

    1.2. Các công việc quan sát khoa học

    1. Xác định đối tượng quan sát, mục đích quan sát.

    Việc xác định mục đích rõ ràng sẽ làm cho người lập phiếu quan sát cũng như người đi quan sát tập trung hơn vào các nội dung quan sát. Nghĩa là cần trả lời câu hỏi: Quan sát để làm gì?

    Ví d: Cùng một công việc là quan st sự học tập của một lớp học sinh. Nếu với mục đích là quan sát sự chú ý của học sinh trong lớp học thì các quan sát sẽ tập trung chủ yếu vào học sinh. Nhưng, nếu với mục đích là quan sát phương pháp dạy của thầy sao cho thu hút sự chú ý của học sinh thì các dữ liệu quan sát chủ yếu là ở người thầy, các dữ liệu của học sinh [ánh mắt, nét mặt…] là để chứng minh cho việc ghi chép hoạt động của thầy nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.

    2. Xác định nội dung quan sát và phương pháp quan sát

    Câu trả lời tiếp câu hỏi: quan sát cái gì, quan sát như thế nào và bằng cái gì. Nếu mục đích quan sát rõ ràng thì nội dung quan sát sẽ dễ dàng được ấn định. Nội dung quan sát thể hiện qua việc lựa chọn đối tượng quan sát [mẫu quan sát], số lượng mẫu, định thời điểm quan sát và độ dài thời gian quan sát. Căn cứ vào qui mô của đề tài và độ phức tạp của mẫu mà quyết định phương pháp, phương tiện quan sát.

    3. Lập phiếu quan sát và kế hoạch quan sát

      Phần thủ tục: Ðối tượng, địa chỉ, ngày giờ quan sát, người quan sát.
      Phần nội dung: Ðây là phần quan trọng nhất của phương pháp, nó quyết định sự thành công của đề tài nghiên cứu. Có thể gọi đây là phần yêu cầu ghi chép, thu hình cụ thể khi đi làm việc. Vì vậy các yêu cầu phải thật cụ thể, sao cho người đi quan sát có thể đo, đếm, ghi được bằng số bằng chữ có hoặc không [không mang tính chất nhận định cá nhân].Ví dụ:+ Bao nhiêu học sinh phát biểu ý kiến?+Thầy có thực hiện bước mở bài không? v.v…Tránh những câu hỏi không đếm được, ví dụ:+Học sinh có chú ý nghe giảng không?+Thầy giảng có nhiệt tình không?

    4. Tiến hành quan sát

    Trước khi tiến hành quan sát, chủ nhiệm đề tài cần tập huấn cho các thành v về cách quan sát và ghi chép. Ghi chép kết quả quan sát, có thể bằng các cách:

      Ghi nhật kí, theo thời gian, không gian, điều kiện và diễn biến của sự kiện.
      Ghi âm, chụp ảnh, quay phim các sự kiện.

    Sau khi quan sát xong cân phải kiểm tra lại kết quả quan sát bằng nhiều cách:

      Trò chuyện vơí những người tham gia tình huống.
      Quan sát lặp lại lần thứ hai nhiều lần nếu thấy cần thiết.
      Sử dụng người có trình độ cao hơn quan sát lại để kiểm nghiệm lại kết quả.
      Quan sát là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng giáo dục. Quan sát có thể tiến hành trong điều kiện tự nhiên với hoàn cảnh đang có thường ngày. Quan sát có thể thực hiện bằng cách tạo ra các tình huống khác thường, trong các hoạt động được tổ chức có định hướng, qua đó đối tượng tự bộc lộ bản chất rõ ràng hơn.

    Tập hợp các phiếu quan sát, sắp xếp số liệu mã hóa, phân tích để đi đến một nhận định khoa học. [phần này được trình bày rõ ở phần phương pháp xử lý thông tin] Tóm lại phương pháp quan sát đối tượng giáo dục giúp ta có được những thông tin thực tiễn có giá trị. Quan sát cần được chuẩn bị cẩn thận, các tài liệu cần được xử lí khách quan.

    1. Quan sát sân trường để đánh giá chủ trương của nhà trường và ý thức của học sinh về vệ sinh môi trường giáo dục.

    2. Quan sát thầy [cô] giảng trong một tiết học để nhận xét các cách mà thầy [cô] thể hiện nhằm tập trung sự chú ý của học sinh vào bài học.

    3. Quan sát một lớp học để có nhận xét về bầu không khí học tập của lớp ấy.

    4. Quan sát để đánh giá sơ bộ chất lượng một buổi tự học của bạn mình [hoặc em mình, anh mình] ở kí túc xá [hoặc ở nhà].

    5. Quan sát một buổi học của sinh viên một lớp học nào đó [hoặc lớp mình] để sơ bộ đánh giá kỉ cương học tập của lớp.

    6. Quan sát việc học tập của sinh viên tại phòng đọc của thư viện để nhận xét về thư viện, về tình hình sinh viên sử dụng thư viện.

    Chú ý: Cần tập trung vào nội dung của phiếu quan sát [tức là yêu cầu người quan sát ghi cái gì]. Mỗi đề tài quan sát với mục đích trên, viết ít nhất bốn yêu cầu dưới dạng câu hỏi.

    Tác phẩm, tác giả, nguồn

    • Tác phẩm: Tài liệu bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, 2007
    • Tác giả: Ts. Nguyễn Văn Tuấn, Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đẩy Mạnh Nghiên Cứu Khoa Học Quân Sự Ở Học Viện Quốc Phòng
  • Phương Pháp Phân Tích Luật Viết
  • Đề Cương Ôn Thi Môn Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
  • Những Quan Trọng Về Nghiên Cứu Khoa Học
  • Khoa Học Luật Hành Chính Và Môn Học Luật Hành Chính Việt Nam
  • Bạn đang xem chủ đề Phương Pháp Quan Sát Sư Phạm Trong Nghiên Cứu Khoa Học trên website Sansangdethanhcong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Chủ đề xem nhiều

    Bài viết xem nhiều

    Video liên quan

    Bài Viết Liên Quan

    Chủ Đề