Hay phân tích vì sao nghề bán hàng là nghề hấp dẫn

Khi nói tới bán hàng, có lẽ trong suy nghĩ của nhiều người đó là một nghề đơn giản nhất trong các nghề, bởi lẽ, nếu không đi học đại học, cao đẳng, trung cấp thì ở nhà bán hàng, nếu không muốn đi làm công ty gò bó thì ở nhà bán hàng. Các cửa hàng từ nhỏ tới lớn mọc lên san sát ở khắp mọi nơi, người già người trẻ, học giỏi học khá, thậm chí học yếu học kém cũng đều bán hàng và sống được thậm chí sống tốt với công việc đó. Vậy thì bán hàng quá đơn giản, cần gì phải học?

Theo bạn, bán hàng dễ hay khó?

Chúng ta thường nghĩ rằng bán hàng thì ai cũng bán được. Vậy mà có người bán được giá cao, có người bán giá thấp và có khi không bán được dẫn đến thất bại.

Bán hàng cũng có nhiều cấp độ, hãy thử xem bạn ở cấp độ mấy của khả năng bán hàng?

 Cấp độ 1: Năn nỉ bán

Không cần phương pháp, kỹ năng gì cả, cứ gặp khách hàng thì năn nỉ mời chào:  Chị mua dùm em, cô mua dùm con....cấp độ này người ta bán sự thương hại, làm cho khách hàng mủi lòng giúp đỡ, miễn sao đạt chỉ tiêu là được.

 Cấp độ 2: Ép bán

Có người mạnh mẽ hơn thì không năn nỉ bán mà là ép mua, áp lực người ta mua. Ăn vạ để sản phẩm đó bắt người ta mua, hoặc hù doạ người mua chứ sắp hết hàng, hết khuyến mãi, hàng hiếm,....cách này cũng có hiệu quả nhất định của nó dành cho những khách hàng yếu bóng vía cũng mua.

Cấp độ 3: Dụ dỗ gạ gẫm để bán

Ở cấp độ này là người bán hàng có khoa ăn nói hơn để dụ dỗ người mua. Anh mua đi, chị mua đi, tôi làm việc này là vì lợi ích của xã hội tốt đẹp hơn, vì giá trị lợi ích của anh chị, vì muốn giúp đỡ bạn bè vv và vv. Khi khơi gợi cảm xúc nhất thời của người mua cũng làm cho khách hàng quyết định bằng cảm tính hoàn toàn để mua hàng. Khách hàng mua vì những lời ngọt ngào và có khi là giả dối của người bán. Và người bán hàng cũng đạt được mục tiêu.

Cấp độ 4: Bán đặc tính sản phẩm   

Cấu trúc của một sản phẩm là đặc điểm thành phần cấu tạo nên sản phẩm, sự thuận tiện của sản phẩm hoặc là công dụng của sản phẩm và cuối cùng là lợi ích sản phẩm. Đa số các quảng cáo, tờ rơi hay nhãn sản phẩm đều viết về đặc tính sản phẩm, thành phần, hoạt chất hay nguyên liệu sản phẩm.

Cũng chính vì vậy mà nhiều người bán nói rất rành về các tính năng sản phẩm, thành phần cấu tạo nên sản phẩm mà không bán được lợi ích của những tính năng đó.

Cấp độ 5: Bán lợi ích sản phẩm

Người bán hàng có nghề là người am hiểu "linh hồn" của sản phẩm mình bán. Thực ra khách hàng chỉ mua lợi ích của sản phẩm chứ ít biết nhiều về đặc tính sản phẩm. Sản phẩm giá thành cao thì tập trung vào các lợi ích mang tính cảm xúc hơn như: cái áo này, cái túi xách này thương hiệu nó làm cho người dùng sẽ sang trọng, đẳng cấp, thể hiện được vị thế của người thành đạt....Cây viết Montblance giá 10 triệu thì bán sự đẳng cấp của nó chứ không cần phải nói nó bền hay công dụng viết tốt.

Sản phẩm giá thấp hơn, phân khúc thấp thì tập trung vào lợi ích lý tính, hữu hình thấy được như cái áo này bền hơn, mẫu mã đẹp, dễ mặc, giá rất mềm, dễ giặt mà có khuyến mãi nữa. Cây viết bút bi Thiên Long 2000 đồng thì rẻ và viết rất tốt, công dụng vẫn là viết mà chỉ có 2000 đồng.

Cấp độ 6: Không bán

Cấp độ đỉnh cao nhất của bán hàng là bán như không bán, quảng cáo như không quảng cáo, sản phẩm nó "tự chảy" vào thị trường mà ai nghe đến nó cũng thèm khát muốn được mua. Ví dụ: Iphone là một sản phẩm mà biết bao người muốn có, từ người có thu nhập 3 triệu/ tháng cho đến đại gia. Hay bia Heiniken cho dù ở quán cóc cho đến nhà hàng sang trọng đều có mặt mà không cần phải tiếp thị, ai cũng muốn uống nó, để chai Ken trước mặt cho hoành tráng...

Qua đó chúng ta thấy, bán hàng nếu chỉ để đạt cấp độ 1, 2, 3 thì không cần học, tuy nhiên về bản chất không phải bán hàng mà ngành dịch vụ hướng tới. Để trở nên chuyên nghiệp và tạo ra các giá trị lớn hơn với thời gian và công sức bỏ ra ít hơn, nhất thiết chúng ta phải học, phải được đào tạo chuyên nghiệp để trở thành những người nắm vững được quy trình, cơ chế vận hành của dòng hàng hoá và tiền tệ, nắm được tâm lý khách hàng để từ đó hiểu khách hàng đang cần gì và trao cho khách hàng nhiều hơn giá trị mà họ mong muốn…

Tại trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp, ngành nghiệp vụ bán hàng được chú trọng đầu tư và được coi là một trong các ngành trọng điểm, tại đây bạn sẽ được:

Thứ nhất: Học lý thuyết về bán hàng với những môn học thú vị, cách truyền đạt sinh động. Giúp người học nắm được các kiến thức về tâm lý khách hàng, về quy trình nhập hàng lưu kho và xuất bán, về cách thức trưng bày hàng hoá, về kỹ năng chăm sóc khách hàng và giao tiếp với khách hàng một cách chuyên nghiệp....

Hay phân tích vì sao nghề bán hàng là nghề hấp dẫn

Thứ 2: 70% chương trình học được thực hành: Trên lớp với các tình huống giả định xảy ra trên thực tế, tại phòng thực hành bằng các nghiệp vụ chuyên nghiệp tương ứng với từng học phần với trang thiết bị hiện đại, sản phẩm trực quan, giúp học sinh sinh viên dễ dàng nắm bắt và vận dụng trên thực tế sau khi học xong.

Hay phân tích vì sao nghề bán hàng là nghề hấp dẫn

Thứ 3: Đặc biệt trong quá trình học học sinh, sinh viên được tham gia thực hành trải nghiệm tại doanh nghiệp ngay từ kỳ học đầu tiên. Các em sẽ vận dụng những lý thuyết đã học vào thực hành thực tế từ đó hình thành các kỹ năng nghề nghiệp. Đặc biệt trong quá trình tham gia thực hành trải nghiệm các em sẽ được doanh nghiệp trả lương phù hợp với công việc. Điều này góp phần củng cố lý thuyết, nâng cao hiệu quả học tập tại trường.

Hay phân tích vì sao nghề bán hàng là nghề hấp dẫn

Thứ 4: Quan trọng hơn là sau khi học xong các em có đủ khả năng để tự mình xây dựng và vận hành một cửa hàng chuyên nghiệp, hoặc sẽ được giới thiệu việc làm tại các vị trí như:

  • Nhân viên bán hàng online.
  • Nhân viên tư vấn bán hàng.
  • Nhân viên bán hàng tại cửa hàng/showroom.
  • Nhân viên sales thị trường.
  • Trợ lý bán hàng.
  • Sales admin.
  • Quản lý bán hàng.
  • Nhân viên giám sát bán hàng

Học sinh sinh viên có thể liên thông lên các bậc cao hơn để lấy bằng chính quy cao đẳng, đại học và mở cho mình cánh cửa tương lai tươi sáng hơn từ những viên gạch đầu tiên của ngành nghiệp vụ bán hàng.

BAN THÔNG TIN – KHOA KTTC