Hệ thống quản lý nhà nước Việt Nam

Mục lục bài viết

  • 1.Cơ sở pháp lý.
  • 2. Nội dung phân tích.
  • 2.1 Cơ quan quản lý nhà nước.
  • 2.2 Phân loại các cơ quan quản lý nhà nước.
  • 2.3 Các cơ quan quản lý nhà nước.
  • 2.4 Những đặc trưng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước.

Câu hỏi: Thưa luật sư, xin cho em được hỏi là vai trò cyar các cơ quan quản lý nhà nướ trong hoạt động hành chính nhà nước là như thế nào? Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước này có phần biệt với vai trò của các tổ chức xã hội không?
Em rất mong nhận được sự hỗ trợ của Luật sư công ty luật Minh Khuê
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Quang Thoại Vũ.

Chuyên viên tư vấn trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1.Cơ sở pháp lý.

-Hiến pháp năm 2013.

- Luật tổ chức chính phủ năm 2015.

2. Nội dung phân tích.

2.1 Cơ quan quản lý nhà nước.

Cơ quan quản lý Nhà nước là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chất chuyên nghiệp, có chức năng điều hahf xã hội trên cơ sở, các cơ quan này được thiết lập nhằm thực thi và kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước nhằm mục đích đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Tùy thuộc vào vị trí của mình, từng cơ quan trong hệ thống quản lý nhà nước được pháp luật giao những quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng thay mặt nhà nước điều hành xã hội trên phạm vi lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực theo thẩm quyền luật định.

Ở nước ta Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có quyền ban hành, sửa đổi Hiến pháp, luật; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân có ý nghũa toàn quốc về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại; tổ chức và hoạt đọng của bộ máy nhà nước; giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Còn Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của địa phương, có quyền ban hành nghị quyết; quyết định các vấn đề liên quan trong địa phương trên cơ sở pháp luật, quy định của trung ương; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương.

>> Xem thêm: Nguồn gốc của nhà nước là gì ? Nguyên nhân, điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của nhà nước ?

2.2 Phân loại các cơ quan quản lý nhà nước.

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất mà các cơ quan nhà nước có nhiều cách phân loại khác nhau, cụ thể như sau:

- Căn cứ vào các cấp quản lý: Dựa vào cấp quản lý mà cơ quan nhà nước được chia thành hai cấp: cấp trung ương và địa phương. Theo đó Chính phủ và các bộ, các cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lý nhà nước trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.

- Căn cứ vào chức năng quản lý:

Dựa vào chức năng quản lý có thể phân chia thành các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và các cơ quan quản lý nhà nước theo lãnh thổ. Theo đó ta có thể thấy Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lý nhà nước theo lãnh thổ,, các Bộ, cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lý nhà nước theo ngành hoặc theo lĩnh vực. Các cơ quan quản lý nhà nước theo lãnh thổ có thể xem xét là bộ não của hệ thống quản lý, xem xét, điều chỉnh mọi hành vi trong phạm vi quản lý của mình, còn các cơ quan quản lý theo ngành lĩnh vực có nhiệm vụ hỗ trợ các cơ quan quản lý theo lãnh thổ thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình. Ở Việt Nam Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, có chức năng thông nhất qản lý việc thực hiện các nhiệm vu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an minh và đối ngoại của Nhà nước. Ủy ban nhân dân các cấp có chức năng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoaijc ủa Nhà nước. Ủy ban nhân dân các cấp có chức năng quản lý nhà nước trên phạm vi lãnh thổ đia phương, tổ chức điều hành vieenc thực hiện các nhiện vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã họi, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của các địa phương trên cơ sở phải chấp hành các quy định của Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật do cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp.

2.3 Các cơ quan quản lý nhà nước.

Cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động hành chính nhà nước bao gồm: chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan có vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Cụ thể như sau:

a. Chính phủ:

Đây là cơ quan có chức năng hành pháp và là cơ quan đứng đầu trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ có nhiệm vụ quản lý mọi mặt của đời sống trong phạm vi cả nước và thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại. Căn cứ theo điều 94 Hiến pháp năm 2013có quy định : “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. “ Từ khẳng định này cho thấy Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành của quốc hội nên chính phủ có quyền lập quy. Có thể nói đây là một trong những vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Quyền hạn của Chính phủ còn được thể hiện rõ qua việc ban hành các nghị định có tính bắt buộc trên phạm vi cả nước để thực hiện các quy định tại Hiến pháp, Luật, Nghị quyết cũng như pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội. Qua đây ta nhận thấy Chính phủ có vai trò đưa pháp luật vào đời sống, tổ chức thực hiện pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân. Tuy là một đạo luật chung, nhưng Hiến pháp cũng đóng vai trò là các quy tắc xử sự chung và để cho nó có thể hoạt động , áp dụng hiệu quả trong thực tế thì cần được cụ thể hóa bằng các văn bản dưới luật. Tất cả chúng ta đều sinh sống và làm việc theo pháp luật nên Chính phủ chính là cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiệm vụ duy trì và phát huy sự tồn tại cao nhất của pháp luật.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về nguồn gốc và bản chất của nhà nước

Bên cạnh đó, Chính phủ có vai trò trong viêc kiểm tra, thanh tra nhằm đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước, giúp đảm bảo hoạt động quản lí hành chính nhà nước được đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật tránh những hành động tiêu cực xảy ra.

b. Bộ và cơ quan ngang bộ.

Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. Hiện nay, nước ta có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ và chức năng cụ thể sẽ được quy định cụ thể tại Luật tổ chức chính phủ hiện hành. Và trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước thì bộ và cơ quan ngang bộ có những vai trò cụ thể như sau:

Thứ nhất là ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện các văn bản đối với tất cả các ngành, địa phương và cơ sở; chỉ đạo, phối hợp với ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ, công tác thuộc ngành, lĩnh vực mà mình quản lí; Và có trách nhiệm để chuẩn bị các đề án trình Chính phủ và Thủ tướng; Phối hợp ban hành thông tư liên tịch chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các vấn đề thuộc chức năng quản lí nhà nước.

Việc quy định chi tiết như vậy, ta nhận thấy, nếu chính phủ thực hiện các chức năng của mình một cách tổng thể, bao quát và chung chung thì bộ và cơ quan ngang bộ thì sẽ chịu trách nhiệm trong từng lĩnh vực trong phạm vi của mình vì đây là cơ quan nắm rõ nhất, cụ thể nhất và sâu sát nhất.

Thứ hai là hướng dẫn kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách; đình chỉ thi hành các văn bản có nội dung trái với pháp luật với các văn bản thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lí do các bộ hoặc địa phương ban hành.

Các hoạt động vừa nêu trên nhằm giúp bộ và cơ quan ngang bộ phát huy tối đa chức năng của mình, cụ thể là: kiểm tra, giám sát. Bởi lẽ, bộ và cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lí ngành, lĩnh vực của mình qua việc ban hành các văn bản pháp luật và để đảm bảo cho chúng được thực hiện hiệu quả nhất thì bộ và cơ quan ngang bộ cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện sai sót để sửa chữa, khắc phục ngay lập tức.

2.4 Những đặc trưng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước.

Bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam có những đặc trưng cơ bản như sau:

- Thứ nhất: Mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước trước hết là do pháp luật quy định. Tất cả các cơ quan cấu thành đều sẽ hướng đến một mục tiêu chung là thwujc hiện quyền hành pháp và đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nước trên tất các các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặt khác hoạt động của bộ máy hành chính nhà nướ là một sự cụ thể hóa, hiện thực hóa mục tiêu tính chính trị của giai cấp cầm quyền hay đảng cầm quyền.

>> Xem thêm: Bồi thường nhà nước với những nguyên tắc của pháp quyền

- Thứ hai: Cách thức thành lập hay địa vị pháp lý cả các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước được tổ chức hoạt động một cách chặt chẽ dựa trên các quy định của pháp luật, các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước chỉ được thành lập khi có các văn bản quy phạm pháp luật cho phép. Các văn bản quy phạm pháp luật cho phép thành lập mang lại các địa vị pháp lý khác nhau cho từng cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước. Địa vị pháp lý của từng cơ quan sẽ được xác định một cách rõ ràng trong từng các hoạt động của từng cơ quan, tổ chức và của cả bộ máy hành chính nhà nước.

- Thứ ba:Quyền lực của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước sẽ được trao mang tính pháp lý và thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước là sự phù hợp giữa chức năng nhiệm vụ với quyền hạn được trao. Tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý và chức năng nhiệm vụ, các cơ quan hành chính nhà nước được trao thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền riêng để hoạt động.

- Thứ tư: Về quy mô, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

- Thứ năm: Nguồn lực của bộ máy hành chính nhà nước được chia thành hai nhóm:

+Nhân lực: Những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước thường là những người thực thi thực thi công vụ. Họ được nhà nước quản lý và sử dụng theo các quy định riêng của pháp luật và được trao một nhiệm vụ cụ thể theo từng vị trí, chức vụ.

+Nguồn tài chính: Nguồn tài chính để cho các tổ chức hành chính nhà nước hoạt động cũng như chi trả lương cho đội ngũ công chức lấy từ ngân sách của nhà nước. Các hoạt động chi tiêu liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước được tuân thủ theo pháp luật, được kiểm soát chặt chẽ bởi kiểm toán nhà nước. Sự kiểm soát này nhằm bảo đảm cho việc sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả cao nhất, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề