Hện thông xử lý nước thải của bình dương

2135 Lượt xem - 22-08-2022 09:02

Nếu TP. HCM là khu đô thị loại 1 có bước phát triển đa dạng trong mọi lĩnh vực thì Bình Dương được xem là cái nôi của nền công nghiệp của đất nước. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, Bình Dương có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng và số lượng các khu công nghiệp khác nhau.

Với 28 khu công nghiệp có quy mô đa dạng tập hợp hàng nghìn doanh nghiệp đến đầu tư và hoạt động góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình thay đổi toàn diện nền kinh tế - xã hội. Chính vì bước phát triển vượt bậc như vậy mà nơi đây đang đối mặt với các vấn đề tiêu cực liên quan đến môi trường. Xử lý nước thải tại Bình Dương cần phải được gắn liền với quá trình sản xuất để vừa tăng hiệu quả sản xuất vừa đảm bảo các công tác bảo vệ môi trường tối ưu nhất.

Hện thông xử lý nước thải của bình dương

1. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Bình Dương

Bình Dương là khu vực sở hữu hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc. Và kênh Ba Bò thuộc địa phận 2 khu vực quận Thủ Đức và Bình Dương đang ô nhiễm nghiêm trọng và nguyên nhân đến từ các cơ sở sản xuất nằm trong KCN Sóng Thần 1 và Sóng Thần 2. Nhiều khu vực cắm biển cấm xả thải nhưng mỗi ngày dòng nước “cuồn cuộn” ấy vẫn cứ chảy như thường lệ.

Trong đó vì hàm lượng chất hữu cơ sông Sài Gòn chảy qua khu vực Bình Dương (thị xã Thủ Dầu Một, huyện Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Dầu Tiếng,…) khiến kênh rạch chảy qua các địa phận này nhiễm chất hữu cơ, phân bón, thuốc trừ sâu hoặc sự có mặt của đủ loại rác thải khác nhau khiến nguồn nước thay đổi đáng kể. Mặt khác nước thải công nghiệp chưa được xử lý đổ thẳng ra môi trường khiến nguồn nước ô nhiễm nặng nề như khu dân cư sống quanh KCN Việt Hưng (xã Thuận Giao) phải sống chung với nước thải công nghiệp khiến rạch Chòm Sao (xã Hưng Định, một phần thị trấn Lái Thiêu) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người dân.

Kênh D (phường Bình Hòa, TX. Thuận An) đang trong tình trạng đục ngầu, mùi hôi bốc lên nồng nặc, bọt trắng xóa. Theo phản ánh của người dân, nguồn nước ở kênh bị ô nhiễm xuất phát từ việc xả thải của KCN Đồng An 1 trong nhiều năm qua. Không những được cải tạo, nạo vét mà hiện tượng nước thải màu xanh đen, sủi bọt với khối lượng lớn theo đường ống chảy thẳng ra hệ thống kênh D ngày càng lớn. Nằm sát ngay khu dân cư, với hơn 20 công ty hoạt động trong KCN Đồng An 1 nhưng chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Bình Dương phù hợp nếu không có biện pháp xử lý kịp thời dễ tác động xấu đến môi trường trong thời gian dài.

Suối Bưng Cù (phường Bình Chuẩn, TX. Thuận An) là nguồn nước chính trong sản xuất nông nghiệp của người dân. Tuy nhiên, nước suối ở đây đang trong tình trạng ô nhiễm vì phải hứng chịu lượng nước thải từ các khu công nghiệp lân cận.

Không dừng lại ở đó, nước ngầm cũng bị nhiễm vi sinh và chất hữu cơ vượt chỉ tiêu cho phép. Theo thống kê mực nước ngầm ở xã Thuận An đã bị tụt giảm nghiêm trọng từ 1 - 1,5m (xã An Phú) vì hoạt động công nghiệp ở đây diễn ra quá nhanh trong đó phải kể đến KCN Sóng Thần (huyện Dĩ An).

Hện thông xử lý nước thải của bình dương

Ngoài ra, nước thải sinh hoạt của người dân cũng không khỏi khiến nguồn nước ô nhiễm. Theo đó, Khu dân cư đường An Phú 20, khu phố 1B, TX. Thuận An là nguồn ô nhiễm với nước thải giặt giũ, nấu ăn, tắm rửa được đổ thẳng ra mặt đường. Thậm chí nhiều hộ dân lắp hệ thống đường ống ngầm cho nước sinh hoạt đi thẳng ra mặt đường phía trước.

Có lượng dân cư tập trung đông đúc, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Bình Dương ngày càng nhiều. Trong đó phải kể đến dịch vụ y tế khám và chữa bệnh. Tuy nhiên, nước thải bệnh viện nếu không được xử lý chính là nỗi lo của người dân. Như nước thải ở bệnh viện Đa khoa Bình Dương đổ thẳng ra mặt đường, với 800 mét khối mỗi ngày ứ đọng thành vũng lớn không khỏi khiến nhiều người lo ngại.

Xử lý nước thải tại Bình Dương nếu không thực hiện triệt để rất dễ dẫn đến nhiều hệ lụy cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế nhiều hộ dân. Chẳng hạn hiện tượng cá chết hàng loạt tại hồ thủy lợi Từ Vân 1, ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng chính là ví dụ điển hình. Theo kết quả thí nghiệm cho thấy lượng DO trong nguồn nước thấp, hàm lượng BOD vượt quá 30 lần, lượng COD vượt quá 6,06 lần so với quy chuẩn nước thải ở Việt Nam. Ô nhiễm nguồn nước ở Từ Vân 1 chịu sự tác động của nước thải sinh hoạt của người dân đổ trực tiếp ra môi tường bên ngoài.

2. Làm sao để xử lý nước thải tại Bình Dương hiệu quả?

Hện thông xử lý nước thải của bình dương

Là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành dịch vụ môi trường, công ty môi trường Hợp Nhất cam kết đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của khách hàng bằng phong cách làm việc chuyên nghiệp nhất. Sự kỳ vọng của bạn đã đặt đúng chỗ khi Hợp Nhất chính là bến đỗ lý tưởng nhất với các dịch vụ xử lý nước thải chất lượng, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Giờ đây, xử lý nước thải tại Bình Dương không còn là nỗi lo thường nhật vì bạn sẽ nhận được những lời tư vấn vô cùng tận tình, trải nghiệp công nghệ hiện đại nhất cũng như thích thú với chức năng ưu việt của máy móc – thiết bị được nhập khẩu trực tiếp từ nước.

Về các công nghệ xử lý nước thải, Quý khách hàng và bạn đọc xin truy cập danh mục dịch vụ xử lý nước thải để biết thêm các thông tin chi tiết!

Một số dự án xử lý nước thải tại Bình Dương đã được thực hiện bởi công ty môi trường Hợp Nhất:

  • Công ty TNHH Box Pak Việt Nam: Lưu lượng 200 m3/ngày đêm
  • Công ty CP Dược Phẩm ImexPharm Bình Dương: Lưu lượng 120 m3/ngày đêm
  • Công ty TNHH Ace Color Technologies: Công suất 8.000 m3/h (Khí thải)
  • Công ty TNHH Haw Pao Resins Việt Nam (nhà máy Haw Pao Bình Dương): Công suất 30m3/ngày
  • Công ty TNHH Hân Cát Lợi: Lưu lượng 17 m3/ ngày đêm

Quý doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thi công hệ thống xử lý nước thải, có thể liên hệ Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 để được tư vấn.