Hợp tác lao động nước ngoài tiếng anh là gì

Công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (theo cách gọi trước đây là hợp tác lao động, hay xuất khẩu lao động) là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nói về hiệu quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong những năm trước đây và hiện tại, không ai có thể phủ nhận những gì mà công tác này đã đóng góp, không những vừa mang lại hiệu quả về mục tiêu về phát triển kinh tế, mà còn đạt được cả mục tiêu về xã hội.

Về mặt kinh tế, có thể thấy rõ rệt nhất là tăng thu nhập cho người lao động, sau trung bình ba năm làm việc tại nước ngoài thì người lao động có thể tích lũy được một khoản tiền tương đối lớn, tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng 05 – 10 lần so với thu nhập trong nước, cụ thể thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc sau 03 năm có thể tích lũy khoảng 700 triệu đồng. Với số tiền tích luỹ được, nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng nhà cửa khang trang, cuộc sống sung túc hơn, người lao động sau khi về nước có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác.

Đối với Nhà nước tiết kiệm được chi phí đầu tư cho giải quyết việc làm trong nước; những năm gần đây hàng năm cả nước có trên 120.000 lao động đi làm việc ở các nước, số lượng hàng năm càng tăng, góp phần giải quyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt là lực lượng thanh niên, giải quyết tình trạng ứ đọng lao động, giảm bớt về sức ép việc làm; đồng thời tăng nguồn thu ngoại tệ rất lớn về cho đất nước.

Qua chương trình đi làm việc ở nước ngoài, người lao động còn được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao, sau khi trở về nước phần lớn lao động có tay nghề vững vàng, tác phong làm việc tốt, có trình độ ngoại ngữ dễ dàng tìm kiếm việc làm có thu nhập cao, đây là điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Thực hiện chủ trương đó, tỉnh Tiền Giang đã tăng cường, đẩy mạnh và nâng cao công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đã có nhiều giải pháp tập trung đẩy mạnh tuyên truyền. Từ đó nhận thức của các ngành, các cấp, các địa phương và người dân trong tỉnh ngày càng được nâng cao; do đó hàng năm số lượng người lao động của tỉnh tham gia đi làm việc ở nước ngoài năm sau luôn cao hơn năm trước. Từ năm 2004 đến nay trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có trên 2.200 lao động tham gia vào các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và một số nước khác, trong đó chủ yếu là thị trường Nhật Bản.

Để khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động tham gia, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã và đang ban hành nhiều chính sách riêng hỗ trợ cho người lao động của tỉnh như hỗ trợ chi phí ban đầu và hỗ trợ vay vốn.

Hiện nay tỉnh đang áp dụng chính sách của Trung ương hỗ trợ các chi phí về học ngoại ngữ, khám sức khỏe, làm hộ chiếu, visa đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động là người dân tộc thiểu số, thân nhân của người có công với cách mạng theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016, và hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, nhằm tiếp tục tạo điều kiện cho người lao động, nâng cao số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đang tham mưu xây dựng chính sách mới về mở rộng đối tượng vay vốn ưu đãi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, cho vay theo hình thức tín chấp, dự kiến sẽ trình thông qua tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh vào tháng 6/2018.

Để triển khai thực hiện công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giao nhiệm vụ cho Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở trực tiếp, làm đầu mối phối hợp liên kết giữa địa phương, cơ sở đào tạo, đơn vị dịch vụ cung ứng trong việc tuyên truyền, vận động, tuyển chọn, tạo nguồn, đào tạo lao động tham gia. Thời gian qua Trung tâm đã tạo được mối liên kết với trên 12 doanh nghiệp dịch vụ cung ứng lao động có uy tín, khai thác nhiều nhu cầu, đơn hàng tuyển dụng; gắn kết với một số cơ sở đào tạo trong tỉnh với các doanh nghiệp để tạo nguồn tại chỗ học sinh – sinh viên sau khi tốt nghiệp tham gia; mở các lớp tiếng Nhật – tiếng Hàn – tiếng Hoa để đào tạo ngoại ngữ cho người lao động tham gia.

Chương trình tư vấn, tuyên truyền tại Phiên giao dịch việc làm

Trong hai năm qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm chú trọng đến công tác tạo nguồn bằng hình thức liên kết với cộng tác viên là cán bộ ở xã, ấp, cán bộ cấp đoàn thể, cán bộ LĐ-TBXH cấp huyện, xã để làm đầu mối tuyên truyền, tạo nguồn tại địa phương. Bên cạnh đó in ấn nhiều tờ rơi để cung cấp cho các địa phương, đoàn thể, treo nhiều băng rôn ở các địa phương, các cơ sở đào tạo trong tỉnh.

Một số thị trường chính mà tỉnh đang tập trung đưa lao động đi làm việc là Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, đồng thời đang nghiên cứu một số thị trường khác. Trong đó thị trường Nhật Bản, Đài Loan nhu cầu lao động hiện nay rất lớn.

Đối với thị trường Nhật Bản, Chính phủ nước này đang điều chỉnh Dự luật tiếp nhận thực tập sinh là người nước ngoài theo hướng giảm tiêu chuẩn, tăng thời hạn tiếp nhận, tăng số lượng, mở rộng các ngành nghề, lĩnh vực và ưu tiên lao động đến từ Đông Nam Á và Việt Nam. Đối với Việt Nam, các Nghiệp đoàn Nhật có xu hướng tuyển chọn lao động các tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ. Điều kiện tham gia hiện nay người lao động chỉ yêu cầu trình độ tốt nghiệp cấp 2 trở lên, tuổi từ 19 đến 35 tùy vào công việc, không yêu cầu tay nghề, tuy nhiên ưu tiên lao động có trình độ, tay nghề về kỹ thuật và phải có khả năng học tiếng Nhật.

Đối với thị trường Hàn Quốc, sau những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam làm giảm tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, ở lại cư trú, làm việc bất hợp pháp, hai Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc vừa qua đã ký kết lại bản ghi nhớ đánh dấu sự bình thường hóa trong quan hệ hợp tác lao động giữa hai nước, mở lại cơ hội cho lao động Việt Nam trong thời gian tới, về điều kiện tham gia cũng giống như thị trường Nhật Bản, tuy nhiên phải đạt kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn dành cho lao động do Bộ Nhân lực Hàn Quốc và Bộ LĐ-TBXH Việt Nam tổ chức thì mới đủ điều kiện đăng ký tham gia.

Về thị trường Đài Loan thì điều kiện tuyển chọn học vấn lớp 6 trở lên, không yêu cầu tay nghề.

Qua quá trình thực hiện cho thấy rào cản lớn đối với người lao động là chi phí tham gia, ở các tỉnh có chính sách cho vay hấp dẫn thì thu hút người lao động tham gia nhiều như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Lâm Đồng,…, Với đề xuất chính sách mở rộng đối tượng và cho vay hình thức tín chấp sắp tới sau khi được thông qua sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi để người lao động trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia.

Hợp tác lao động nước ngoài tiếng anh là gì

Phỏng vấn tuyển chọn lao đọng của Nghiệp đoàn Nhật Bản

Thời gian tới Trung tâm Dịch vụ việc làm tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền băng nhiều hình thức nhằm kịp thời chuyển tải chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là chính sách hỗ trợ chi phí, vay vốn; tuyên truyền về hiệu quả, lợi ích mang lại, nâng cao nhận thức của người dân, nhằm tạo bước chuyển biến tích cực, tạo thành phong trào mạnh mẽ trong công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh.