Hướng dẫn nhạc tây du ký được chơi như thế nào

Giai điệu "Xin hỏi đường ở nơi nào" ban đầu được ghi trên vỏ bao thuốc lá, khi nhạc sĩ đang đi trên phố và nghe thấy những âm thanh bình dị của cuộc sống.

Xin hỏi đường ở nơi nào ra đời cách đây 30 năm và được xếp vào hàng ca khúc nhạc phim tiếng Hoa nổi tiếng nhất mọi thời. Đến nay, bài hát này vẫn được nhiều ca sĩ gạo cội thể hiện trong các buổi trình diễn hoặc được chọn làm nhạc nền tại sự kiện. Năm 2001, tác phẩm dẫn đầu trong một cuộc bình chọn ca khúc được người Hoa yêu thích nhất.

Xin hỏi đường ở nơi nào do Hứa Kính Thanh sáng tác nhạc, Diêm Túc viết lời. Ca từ không dài nhưng chứa đựng nội dung phong phú, vừa ca tụng sự dũng cảm trừ yêu diệt tà của Tôn Ngộ Không vừa khắc họa tinh thần vượt khó của bốn thầy trò Đường Tăng. 

Trong cuốn sách Xin hỏi đường ở nơi nào (Nhà xuất bản Văn Nghệ Giang Tô, 2012), đạo diễn Dương Khiết cho biết bà đặc biệt thích câu "Bao mùa xuân hạ thu đông, bao hồi cay đắng ngọt bùi, xin hỏi đường ở nơi nào, đường ngay dưới chân thôi".

Hướng dẫn nhạc tây du ký được chơi như thế nào

Bản nhạc "Xin hỏi đường ở nơi nào".

Giai điệu Xin hỏi đường ở nơi nào đến từ những hình ảnh rất bình dị trong cuộc sống. Một hôm khi đang ngồi trong phòng suy nghĩ nên sáng tác như thế nào, Hứa Kính Thanh nhìn ra bên ngoài thấy một người làm thuê đang ăn cơm hộp. Ăn xong, anh vừa ngân nga hát vừa gõ lên chiếc hộp. Cảm hứng khúc dạo đầu bài hát đến từ đó.

Một lần khác, khi đang đi trên phố, Hứa Kính Thanh nhìn thấy rất nhiều sạp hàng bên ngoài Vườn bách thú. Tiếng rao bán vang lên khắp nơi. "Nhìn thấy bao người bôn ba vì cuộc sống, lòng tôi bỗng dậy lên rất nhiều cảm xúc. Điệu nhạc vang lên trong đầu". Lúc đó không mang giấy bút, Hứa Kính Thanh bèn xé bao thuốc lá cất trong túi, chạy đi mượn một cây bút chì và viết những nốt nhạc trên vỏ bao thuốc lá.

Nhạc sĩ họ Hứa sử dụng âm thanh điện tử, guiar, trống điện tử cho ca khúc của mình. "Trước tôi, hầu như chưa có ai dùng nhạc điện tử trong phim truyền hình Trung Quốc", nhạc sĩ nói.

Hướng dẫn nhạc tây du ký được chơi như thế nào

Đạo diễn Dương Khiết và nhạc sĩ Hứa Kính Thanh.

Sáng tác ca khúc là cảm hứng, tài năng của nhạc sĩ còn được chọn làm nhạc phim hay không là câu chuyện về tầm nhìn cũng như sự quyết liệt của đạo diễn.

Lúc mới ra đời, Xin hỏi đường ở nơi nào bị báo chí chê không phù hợp. Cấp trên của Dương Khiết cũng đưa ra những ý kiến rất khắc nghiệt. Các chuyên gia âm nhạc bấy giờ cho rằng bài hát chủ đề quá "Tây", nhất là việc sử dụng âm thanh điện tử. Họ nhận xét thứ âm nhạc này không thể dùng cho danh tác cổ điển. Những phản hồi này làm nhạc sĩ họ Hứa vô cùng thất vọng, ông ngỡ mối hợp tác với đạo diễn đã chết yểu.

Thực tế không diễn ra như thế. Trong cuốn sách của mình, đạo diễn Dương Khiết viết bà không thể không suy nghĩ về góp ý của cấp trên song với vai trò đạo diễn, bà cần có chủ kiến chứ không thể làm việc theo kiểu "đẽo cày giữa đường". Nữ đạo diễn cho rằng bà đã mất nhiều thời gian, công sức để tìm được bản nhạc chủ đề ưng ý và quyết không thay đổi, trừ khi tìm được bản ưng ý hơn. 

Vì thế, Dương Khiết viết một bức thư cho cấp trên với lời lẽ kiên quyết: "Tôi nghĩ vấn đề của nhạc phim không nằm ở chỗ quê mùa hay Tây hóa. Tây du ký là phim thần thoại, không bị hạn chế bởi yếu tố thời đại hay khu vực. Trong phim có Ngọc Hoàng trên trời, Diêm Vương dưới đất, Long Vương dưới biển... Họ là người của thời đại nào?... 

Còn nữa, thế giới thần tiên kỳ diệu trên trời dưới bể là của khu vực nào? Bắt nhạc Tây du ký phải mang hơi thở thời đại, địa danh, chẳng phải là sự thiếu hiểu biết với câu chuyện thần thoại? Thế giới của Tây du ký vô cùng khoáng đạt, trí tưởng tượng của chúng ta cũng nên phong phú bay bổng. Nếu chỉ dùng các nhạc cụ truyền thống chẳng phải quá đơn điệu sao?".

"Tôi không đồng ý thay ca khúc chủ đề, vì bài hát của Hứa Kính Thanh phóng khoáng, réo rắt và mới mẻ. Anh ấy không nổi tiếng nhưng có hề gì, tôi không cần danh tiếng của anh ấy mà cần ca khúc", bà viết thêm.

Sau đó Dương Khiết nhấn mạnh với cấp trên rằng bà là đạo diễn của Tây du ký và phải chịu trách nhiệm về nghệ thuật của tác phẩm. Bà yêu cầu vị này không can dự vào công việc của bà. Nhờ sự quyết liệt đó, Xin hỏi đường ở nơi nào (Tưởng Đại Vi thể hiện) trở thành ca khúc xuyên suốt tác phẩm, cũng là bài hát vang lên trên trường quay Tây du ký, khích lệ tinh thần của đoàn làm phim trong thời kỳ thiếu thốn.

Theo Theo Vnexpress

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hướng dẫn nhạc tây du ký được chơi như thế nào

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

Bộ phim truyền hình Tây Du Ký phiên bản 1986 là sử dụng nhiều ca khúc này. Trong phần một Với 25 tập phim, bộ phim có đến 20 ca khúc sử dụng trong phim và có 30 khúc hòa tấu. Ngoài một ca khúc chủ đề cuối phim "Đường chúng ta đi"- Cảm vấn lộ tại hà phương (敢问路在何方 (片尾曲)) do Tưởng Đại Vi (蒋大为) hát, còn có các ca khúc nằm rải rác ở các tập phim. Nhiều ca khúc trong phim được nhiều nghệ sĩ sau này hát lại. Âm nhạc sử dụng cho phần hai cũng là nguyên nhân thất bại cho phim, nếu như phần một, âm nhạc đã khiến cho phim thành công thì chính phần hai, âm nhạc đã được thay mới hoàn toàn.

Danh sách ca khúc[sửa | sửa mã nguồn]

  • "Đường chúng ta đi"- Cảm vấn lộ tại hà phương (敢问路在何方 (片尾曲))
  • Đại náo Thiên Cung (Tập 3: Đại Thánh Náo Thiên Cung)
  • Thủ kình quy lai (取经归来)(Tập 25: Ba thăng cực lạc thiên), Tưởng Đại Vi hát

Tập 16: Tây Quốc Nữ Giới có 3 ca khúc:

  • Tình Nữ Nhi (女儿情 (原), Ngô Tĩnh hát đầu tiên Tề Thiên lạc, phiên bản phát hành hiện tại Lý Linh Ngọc hát
  • nhạc Đường Tăng ở Tây Lương Nữ (trong giấc mơ)
  • Đường Tăng ở Tây Lương Nữ Quốc- Tương kiến nan biệt diệc nan (相见难别亦难), Ngô Tĩnh hát bản đầu tiên, và bản sửa (có tài liệu viết bản phát hành rộng rãi hiện do Lý Linh Ngọc hát)
  • Trời Quang Nguyệt Nhi Minh
  • Thanh Thanh Cây Bồ Đề (青青菩提树) (Tập 25 Ba thăng cực lạc thiên), Diêm Túc viết lời, Hứa Kính Thanh soạn nhạc, Lý Tĩnh Nhàn hát
  • 500 năm ruộng dâu biển cạn- "Ngũ bách niên tang điền thương hải (五百年桑田沧海) (Tập 5: Hầu Vương hộ Đường Tăng), Úc Quân Kiếm hát
  • 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn. (Tập 4:Giam dưới Ngũ Hành Sơn)
  • Vô Đáy Thuyền Ca (Tập 25: Ba Thăng Cực Lạc Thiên), Diêm Túc viết lời, Hứa Kính Thanh soạn nhạc, Diệp Mao hát
  • Thiên Trúc Thiếu Nữ (天竺少女) (Tập 24: Thiên Trúc thâu Ngọc Thố'), Lý Linh Ngọc hát
  • Thủ Kinh Quy Lai (Tập 25: "Ba thăng cực lạc thiên"), Đới Anh Lộc viết lời, Hứa Kính Thanh soạn nhạc, Tưởng Đại Vi hát
  • Đại Thánh Ca (Tập 3: Đại Thánh náo Thiên Cung), Hồ Dần Dần hát
  • Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không
  • Phong Vũ Hành Lộ Nan
  • Tiêu Dao Tự Tại Đích Tôn Đại Thánh
  • Hà Tất Tây Thiên Vạn Lý Dao - Bài ca Hạnh Tiên (何必西天万里遥) (Tập 19: Vào nhầm Tiểu Lôi Âm), Diêm Túc viết lời, Hứa Kính Thanh soạn nhạc, Ngô Tĩnh hát
  • Sắp đến Tây Phương
  • Bị Thầy đuổi vì đánh chết Bạch Cốt Tinh- Xuy bất tán giá điểm điểm sầu (Tập 10: Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh), Diêm Túc viết lời, Hứa Kính Thanh soạn nhạc, Uất Quân Kiếm hát
  • Lên quét Bảo Tháp Xá Lợi- Tình không nguyệt nhi minh (晴空月儿明) (Tập 18: Quét tháp giải oan), Diêm Túc viết lời, Hứa Kính Thanh soạn nhạc, Trì Trọng Thoại hát
  • Đại náo Thiên Cung
  • Đường Tăng trữ hoài (唐僧抒怀) -Tâm sự Đường Tăng, Diêm Túc viết lời, Hứa Kính Thanh phổ nhạc, Trì Trọng Thoại hát
  • Ca khúc chủ đề: Đường chúng ta đi, sử dụng thử nghiệm khi phát sóng tập 6 năm 1985, và 11 tập năm 1986 do Trương Bạo Mặc hát, đến năm 1988 chính thức do Tưởng Đại Vi hát.
  • Bài 云荡荡海茫茫, bài hát chính trong tập "Trừ yêu Ô Kê quốc" phiên bản thử nghiệm năm 1982.
  • 百曲千折显精诚, do Vương Lập Bình viết lời, soạn nhạc, do Ngô Nhạn Trạch xướng, là bài chủ đề 2 tập phát năm 1984, sau đến 1986 thì 西游记序曲 thay thế.
  • 走啊走, do Diêm Túc viết lời, Hứa Kính Thanh phổ nhạc (tập 4), năm 1986 không dùng, sau phát 1988 toàn bộ các tập mới dùng, do Chu Lập Phu hát.
  • Bài 他多想是棵小草 - Diêm Túc viết lời, Hứa Kính Thanh soạn nhạc, Ding Xiao Qing - Đinh Tiểu Thanh xướng (tập 4), dùng trong bản phát năm 1986, sau đó bản phát năm 1988 là bài Ngũ bách niên tang điền thương hải- Úc Quân Kiếm xướng, thay thế.
  • 生无名本无姓, do Phó Lâm, Hiểu Lĩnh viết lời, Hứa Kính Thanh soạn nhạc, và Hoàng Tiểu Quần hát, có bản Vương Tiểu Thanh hát, sau được thay thế bằng bài Đại thánh ca, do Diêm Túc viết lời, Hứa Kính Thanh soạn nhạc, Hồ Dần Dần hát, chính thức từ 1988.

Tưởng Đại Vi và Hồ Dần Dần đã hát các bài nêu trên từ chương trình Tề Thiên Lạc năm 1986, chào xuân 1987. Bản Cảm vấn lộ tại hà phương trong phim khác với tại chương trình Tề Thiên lạc.

Ngoài ra các bản sau này có bản có một số sửa lại nhạc phim khác. Một số chèn thêm 猪八戒之歌 - 马国光, 猪八戒背媳妇 - 贾斌 hay 吹不散这点点愁 - 牟玄甫, hay bài Ngũ bách niên tang điền thương hải - đồng ca.

Các ca khúc sử dụng trong phim để lại ấn tượng cho người xem và trở thành những ca khúc bất hủ được nhiều thế hệ đón nhận. Ca từ và giai điệu của các ca khúc nhẹ nhàng, dễ nhớ và dễ dàng đi vào lòng người xem. Các đoạn hòa tấu trong phim:

  • Nhạc đầu phim: 序曲(主题曲)
  • Vũ Khúc: Thiên Đình ca - xuấn hiện ở tập 4: Giam dưới Ngũ Hành Sơn.
  • Vũ khúc: Dùng phép trêu Bát Giới- xuấn hiện ở tập 8: Đường Tăng 3 lần gặp nạn.
  • Vũ khúc: Tôn Ngộ Không loạn bàn đào - xuấn hiện ở tập 3: Đại Thánh náo Thiên Cung (trường đoạn giáp mặt Xích Cước Đại tiên)
  • Vũ khúc: Yêu Quái - xuất hiện tập 11: Hoàng Bào lão Quái.
  • Vũ khúc: Mở màn.
  • Vũ khúc: Học võ - xuất hiện ở tập 1: Hầu vương xuất thế.
  • Vũ khúc: Gian nan - xuất hiện tập 11 - Hoàng Bào lão yêu.
  • Vũ khúc: Tiên nữ hay vũ khúc đời Đường - xuất hiện tập 3: Đại Thánh náo Thiên Cung.
  • Hòa tấu: Cung Quảng Hằng
  • Hòa tấu: Khúc nhạc Bật Mã Ôn, xuất hiện tập 3: Đại Thánh náo Thiên Cung.
  • Hòa tấu: Cầu Duyên, xuất hiện ở tập 4: Giam dưới Ngũ Hành Sơn
  • Hòa tấu: Khúc Tứ Thanh động xuất hiện ở tập 22: Tứ Thám động vô đáy
  • Hòa tấu: Khúc ca tự do của loài khỉ, xuất hiện ở tập 1: Hầu vương xuất thế
  • Hòa tấu: Đứa bé trên dòng sông - xuất hiện ở tập 4: Giam dưới Ngũ Hành Sơn.

Các ca khúc chính phần hai:

  • 心中有路是坦途 - 迟重瑞

Xin Zhong You Lu Shi Tan Tu – Chi Chong Rui [Trì Trọng Thuỵ]

  • 通天大道宽又阔 (西游记续主题曲) - 崔京浩&三叶草

Tong Tian Da Dao Kuan You Kuo – Cui Jing Hao & San Ye Cao [Thôi Kinh Hạo & Tam Diệp Thảo]

  • 就这样走 - 陈小涛

Jiu Zhe Yang Zou – Chen Xiao Tao [Trần Tiểu Đào]

  • 留不住去也难 - 李殊

Liu Bu Zhu Qu Ye Nan – Li Shu [Lý Thù]

  • 西游记大联唱

Xi You Ji Da Lian Chang

Một số ca khúc[sửa | sửa mã nguồn]

Đường đi ở nơi đâu?[sửa | sửa mã nguồn]

Cảm vấn lộ tại hà phương? (chữ Hán: 敢問路在何方? / Dám hỏi đường ở nơi đâu?) là một bài hát Trung Quốc, nguyên từ của Diêm Túc (閻肅) được Hứa Kính Thanh (許鏡清) phổ nhạc. Đây là ca khúc chính của phim Tây Du Ký 1986, được phát ở phần mở đầu và kết thúc phim với giọng của danh ca Tưởng Đại Vĩ (蔣大為).[1] Ông hát bài này nhiều lần. Cũng nhiều bản nhạc không lời ca khúc này được phổ biến rộng rãi.

Tại Việt Nam, tựa bài hát thường được dịch là Đường đi ở nơi đâu? hay Đường đi dưới chân ta, phần lời cũng được một số người dịch.

Tương kiến nan, biệt diệc nan[sửa | sửa mã nguồn]

Hướng dẫn nhạc tây du ký được chơi như thế nào
Tương kiến nan, biệt diệc nan

Tương kiến nan, biệt diệc nan (gặp nhau khó, biệt li khó) nguyên từ của Diêm Túc (閻肅) được Hứa Kính Thanh (許鏡清) phổ nhạc, là bài hát trong bộ phim Tây Du Ký đoạn cuối của tập phim thỉnh kinh nữ nhi quốc khi Đường Tăng từ biệt nữ vương lên đường tiếp tục cuộc hành trình đến Tây Trúc thỉnh kinh. Bài hát mang tâm trạng và nỗi buồn sâu lắng của cuộc chia li giữa Tây Lương và Đường Tăng khi duyên phận giữa hai người không thành. Bài hát có cùng điệu nhạc với bài Tình nhi nữ nhưng lời hát khác và cảm xúc của bài hát cũng khác hẳn so với cảm xúc ý nhị, e ấp và ca từ đầy lãng mạn, thơ mộng của bài Tình nhi nữ. Nó mang nỗi buồn của một bài thiên phú biệt li với ca từ rất quyến luyến, bin rịn khi người ra đi chỉ vì giữ chữ "đạo" và vẹn toàn lời hứa với tổ quốc giang sơn, còn kẻ ở lại thì vương vấn đôi dòng lệ khi không thể giữ được cái "chí" của người ra đi. Trong phim gốc và bản sửa lại nhạc, bài hát do Ngô Tĩnh (吴静) thể hiện (có tài liệu viết bản phát hành rộng rãi hiện do Lý Linh Ngọc hát).

Trên các trang web nghe nhạc bài hát này vẫn có tên là bài Đường Tăng ở Tây Lương nữ quốc[cần dẫn nguồn]

Tình nhi nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Tình nhi nữ (女儿情) là tên bài hát trong một tập phim của bộ phim Tây Du Ký, đạo diễn Dương Khiết (楊潔, yáng jie), Trung Quốc. Bài hát do Dương Khiết chấp lời, được Hứa Kính Thanh (許鏡清) phổ nhạc, trong phim phiên bản gốc xướng bởi Ngô Tĩnh (吴静), một số phiên bản phát hành sau này Lý Linh Ngọc hát. Đây là tập phim khi Đường Tăng trên đường đi Tây Trúc thỉnh kinh thì lạc vào một nữ quốc và được nữ vương của nước này mến mộ tài năng, đức độ của Đường Tăng nên muốn giữ lại.

Bài hát có âm điệu và lời lẽ da diết, ngọt ngào, là tâm trạng chung của Đường Tăng và nữ vương của Tây Lương quốc. Tập phim này là một trong những tập gây được ấn tượng với người xem, vì tập này thể hiện tính bản năng con người bằng xương bằng thịt của Đường Tăng nhất. Đường Tăng vốn là một nhà sư từ bi, nhân hậu và có quyết tâm tu hành nhưng gặp phải nhiều khó khăn, dụ dỗ. Ở tập phim này, có những giới hạn mà bản thân Đường Tăng không thể vượt qua nếu không bị yêu quái cuốn đi.

Bài hát còn có tên khác là Giấc mộng nữ vương. Và một lời khác là Tương kiến nan, biệt diệc nan (gặp nhau khó, biệt ly khó) là bài hát cuối tập phim khi mà Đường Tăng từ biệt nữ vương ra đi. Ca khúc Tình nhi nữ sau được rất nhiều ca sĩ thể hiện và phổ nhạc không lời. Riêng ca sĩ Lý Linh Ngọc thu âm ca khúc này không dưới năm lần, bao gồm cả hát thêm lời ca khúc Tương kiến nan, biệt diệc nan như là lời hai và hát song ca.

Thiếu nữ Thiên Trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Thiếu nữ Thiên Trúc (天竺少女) hay Shaliwoa là bài hát trong phim Tây du ký, nguyên từ của Diêm Túc (閻肅) được Hứa Kính Thanh (許鏡清) phổ nhạc do nữ ca sĩ, diễn viên Lý Linh Ngọc trình bày. Trong tập phim Thiên Trúc bắt Ngọc Thố, Đường Tăng bị bắt kết hôn cùng công chúa Tây Trúc – do Ngọc Thố giả dạng. Tôn Ngộ Không bày kế cho sư phụ giả vờ đồng ý, rồi đêm động phòng sẽ ra tay giải cứu. Bài hát Thiếu nữ Tây Trúc cất lên trong không khí hân hoan của đám cưới giả, và tâm trạng rối bời của Đường Tăng. Bài hát mang âm hưởng dân ca Ấn Độ này trở thành một ca khúc pop cổ điển Trung Hoa nổi tiếng và sau nhiều ca sĩ thể hiện.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ca khúc "Cảm vấn lộ tại hà phương" do Tưởng Đại Vĩ trình bày

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]