Kể tên các nhân vật trong Vợ chồng A Phủ

Kể tên các nhân vật trong Vợ chồng A Phủ

Hang A Phủ ở Hồng Ngài được viết là nơi A Phủ trú lánh - Ảnh: THÁI LỘC

A Phủ ở đâu?

Người Mông ở Hồng Ngài bảo, ngày xưa, xưa lắm, A Phử (nguyên mẫu của nhân vật A Phủ) với Mỉ (nhân vật Mị) chạy trốn khỏi nhà thống lý ở xã Hang Chú, sang Hồng Ngài cùng huyện Bắc Yên, Sơn La.

Họ sống ở hang Thông, tức thông qua một đỉnh núi ở Hồng Ngài, rồi theo kháng chiến. Hang Thông giờ được gọi là hang A Phủ. Chính quyền xã đã mở lối đi để khách du lịch tham quan.

Chúng tôi đến xã Hồng Ngài, "quê hương" của nhân vật trong truyện Vợ chồng A Phủ, thuộc huyện Bắc Yên. Chủ tịch xã Mùa A Chồng bảo người cao tuổi trong bản vẫn kể chuyện A Phử (tức A Phủ trong truyện) dám chống lại thống lý, giúp cách mạng, giúp người Mông đòi được đất, không phải làm phận con trâu, con ngựa.

Theo ông, A Phử và Mỉ đã đến Hồng Ngài, phát cây làm nương, lên rừng đuổi con hổ, con trăn, không cho nó bắt dê của dân bản. Lâu lắm rồi, chuyện A Phử chỉ được kể bên bếp lửa trong những ngày đông.

A Phử giờ ở đâu? Con cháu ra sao? Ông Chồng lắc đầu: "Ngày xưa chiến tranh, không ai dám nhận con cháu A Phử cả. Quan Pháp biết được, nó bắt. Hòa bình rồi, có một vài người nhận nhưng việc xác minh rất khó".

Chỉ tay lên núi cao trước ủy ban xã, ông tỏ vẻ nắm rõ chuyện: Ngày xưa A Phử dẫn Mỉ chạy theo sống núi, đến khi hết núi, nơi có con suối lớn đổ vào sông Đà thì dừng lại dựng lán để ở. Nơi ấy giờ là bản Lung Tang - bản cuối cùng của xã Hồng Ngài. Đến Lung Tang là hết đường, con ngựa cũng không qua được suối.

Ông Chồng kể tiếp hồi đó, bên bờ suối ấy có hai người tay chân của thống lý đến tận nơi tìm A Phử. Chúng là người Tàu, biết võ, thống lý thuê để đi bắt A Phử.

Hai bên đánh nhau bên bờ suối. A Phử vốn rất khỏe, đánh nhau với hai người. Người Mông không biết kết quả bên nào thắng, chỉ thấy cây cỏ bên suối chết rạp vì bị quần nát. Cả ba sang bên kia suối Bàu, từ đó không ai có tin tức về A Phử nữa.

Con đường hơn 20km từ trung tâm xã đến bản Lung Tang vắt vẻo trên đỉnh núi, hai bên vực sâu hút mắt. Người Lung Tang bảo trong bản có người là con cháu A Phử, giờ vẫn còn sống. "Nó là Lầu A Lia, cháu nội của Lầu A Phử. Giờ nó già hơn 60 tuổi rồi, nhưng nó khỏe như con trâu to của bản" - Mùa Thị Súa, một người trong bản, nói.

A Lia đã là một trong những người cao tuổi ở bản, nhưng còn khỏe, rắn rỏi như hòn đá núi. A Lia uống cạn bát rượu rồi kể với khách: "Ông nội tên là Lầu A Phử, nghe bố A Lia kể lại thì ông A Phử quê gốc ở Tà Xùa, sang Hồng Ngài lập bản. Ông A Phử có cái bụng thẳng như cây thông trong rừng.

Ngày xưa khổ lắm, không có cái nhà tốt để ở, không có ruộng, không có cái ăn. Nghe các cụ bảo, bọn phìa, bọn thống lý lại bắt nộp thuế, đi lính. Không có tiền nộp thì nó đánh. Cách mạng về, các cụ đi theo nên mới được sống như giờ". A Phử giúp cách mạng và sau này làm cán bộ xã Hồng Ngài.

Ông Mùa A Chồng cũng xác nhận ông A Phử ở bản Lung Tang chỉ có nhiều điểm giống với A Phử chứ không phải nguyên mẫu nhân vật A Phủ của Tô Hoài. Bởi lẽ, Lầu A Phử và Mỉ quê Tà Xùa, vẫn còn mồ mả người thân bên đó, chứ không phải quê Hang Chú như trong truyện...

Kể tên các nhân vật trong Vợ chồng A Phủ

Cụ Đinh Tôn là người kể chuyện cho nhà văn Tô Hoài viết Vợ chồng A Phủ - Ảnh: THÁI LỘC

Người kể chuyện cho Tô Hoài

"Tôi chính là nhân vật A Châu, cũng là người kể chuyện cho anh Tô Hoài để viết nên truyện Vợ chồng A Phủ" - cụ Đinh Tôn nói ngay khi chúng tôi lần được manh mối và tìm đến ngôi nhà sàn gỗ ở tiểu khu 2, thị trấn Bắc Yên, Sơn La.

93 tuổi, nhanh nhẹn và minh mẫn, cụ Tôn kể chuyện mấy mươi năm trước mà tươi mới như đang diễn ra trước mắt. Tháng 8-1950, Đinh Tôn được phân công làm bí thư chi bộ 99 - một đơn vị hành chính tại Bắc Yên ngày nay. Lúc ấy, vùng đất này có vị trí trọng yếu chính trị lẫn quân sự. Nhiệm vụ của Tôn là xây dựng đội du kích, tuyên truyền người dân...

Để chuẩn bị thành lập Khu tự trị Thái - Mèo (Mông), đầu thập niên 1950, ông Đinh Tôn biết tiếng Mông được phân công điều tra nguồn gốc, đời sống dân tộc Mông trong vùng. "Ngày đó, điều tra để biết họ đến từ đâu, ăn ở, sinh hoạt như thế nào? Rồi cuộc đấu tranh sinh tồn của họ với thiên nhiên, đấu tranh chống phong kiến, giai cấp...".

Trong cuộc điều tra này, ông được một người Mông tên Giàng A Cở kể lại câu chuyện Lầu A Phử - một chàng trai Mông mạnh khỏe ở xã Hang Chú (cách Hồng Ngài hơn 20km). A Phử và Mỉ muốn lấy nhau nhưng thống lý Mùa Giảng Cở không cho.

Gã còn lấy cớ bắt vạ, bắt A Phử phải ở đợ trả nợ. Không chịu áp bức, A Phử và Mỉ dắt nhau trốn về Hồng Ngài. Chưa có nhà, chưa có ruộng, đôi trai gái sống tạm ở hang Thông, trên đỉnh một ngọn núi ở bản Hồng Ngài...

"Hồi đó, anh Tô Hoài lên làm việc, vì tôi biết tiếng Mông nên lãnh đạo huyện cử dẫn anh đi trong khoảng một tháng. Tôi kể anh nghe rất nhiều chuyện, trong đó có chuyện A Phử và Mỉ. Ít lâu sau thấy có truyện gửi lên huyện xem qua, và sau đó thì cử đoàn lên làm phim Vợ chồng A Phủ, tôi cũng là người dẫn đoàn đi" - cụ Đinh Tôn kể.

Nhưng cụ cũng không biết nhiều hơn về chuyện A Phử và Mỉ sau này. Bởi khi cụ nghe Giàng A Cở kể chuyện thì họ đã chết nhiều năm trước đó. Sau này, cụ Tôn có ý gặp lại để hỏi chuyện thì ông Cở cũng đã qua đời.

Cũng theo cụ Tôn, truyện của Tô Hoài khi đưa lên huyện xem trước, nhân vật lấy nguyên tên họ Lầu A Phử và thống lý Mùa Giảng Cở. Lãnh đạo huyện và ông Tôn đề nghị nhà văn điều chỉnh vài chi tiết, trong đó gọi chung chung là A Phủ - nhân vật tiêu biểu cho thế hệ đấu tranh chống phong kiến.

Còn thống lý Mùa Giảng Cở trước đó tàn ác, nhưng sau nghe theo cách mạng và ủng hộ rất nhiều. Cái tên Pá Tra được đề nghị thế vào có nguyên mẫu là thống lý rất tàn ác ở Mù Cang Chải (Yên Bái), sau cách mạng chạy dạt sang Lào làm thổ phỉ.

Ngoài ra, trong truyện của Tô Hoài, vợ chồng A Phủ gặp đội trưởng du kích A Châu ở Hồng Ngài, được tuyên truyền theo cách mạng chính là chi tiết nhà văn hư cấu.

Bởi lẽ, A Châu chính là cụ Đinh Tôn. Còn nguyên mẫu A Phử và Mỉ, theo cụ Tôn, thì họ đã chết trước Cách mạng Tháng Tám (1945) khá lâu trước khi Đinh Tôn được nghe người ta kể chuyện để rồi kể lại cho Tô Hoài viết...

"Câu chuyện của A Phủ, Mị trong cuộc đấu tranh với thống lý tàn ác đều có thật, do chính tôi thu thập từ thực tế và kể lại cho anh Tô Hoài viết nên truyện Vợ chồng A Phủ. Tất nhiên, nhà văn có thay đổi, hư cấu một số điểm cho phù hợp với hoàn cảnh lúc ấy, kể cả việc lấy tôi làm nguyên mẫu cho nhân vật A Châu trong đó" - cụ Đinh Tôn.

Mái nhà rêu phong, hoang lạnh giữa mảnh vườn um tùm đang là nơi thờ các nhà văn Tự Lực văn đoàn. Nơi ấy vẫn vẳng tiếng xình xịch những chuyến tàu đến rồi đi và Hai đứa trẻ đầy hoài niệm của Thạch Lam...

_________________________________

Kỳ tới: Về vườn xưa Tự Lực văn đoàn

Kể tên các nhân vật trong Vợ chồng A Phủ
Sự thật sau những tác phẩm để đời - Kỳ 6: Sự thật ở thôn Vỹ


VŨ TUẤN - THÁI LỘC

Năm ngoái, trong một bài trả lời phỏng vấn báo TT&VH, nhà văn Tô Hoài đã từng ao ước được trở về Tà Sùa, Hồng Ngài (Sơn La), cùng các nhà làm phim làm một bộ phim về Mường Dơn. Không biết đã ngoài 90 tuổi, cụ đã thỏa tâm nguyện này chưa nhưng mới đây, nữ nhà báo Hoàng Hường đã lặn lội tìm đến địa danh này…

Tại đây, chị đã gặp được những con người được cho là nguyên mẫu thật bằng xương bằng thịt như bước ra từ tác phẩm văn học nổi tiếng Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Nhân tiện, chị đã thực hiện một bộ phim ngắn, hay nói cho đúng hơn là làm ký sự bằng hình ảnh về những nguyên mẫu này.

Thống lý Pá Tra là Mùa Trở La, không phải Mùa Chống Lầu

Hoàng Hường cho biết, sở dĩ chị quyết tâm tìm đến những địa danh đã được nhà văn Tô Hoài nhắc đến trong tác phẩm của mình là vì ngay từ ngày được học tác phẩm này trong trường phổ thông, chị đã rất thích đến những miền đất ấy. Mong muốn đó cứ lớn lên để rồi “không chịu được nữa”, chị khoác ba lô lên đường với hy vọng sẽ tìm được những câu chuyện liên quan đến những địa danh, những con người, dù chỉ là “hậu duệ” của những con người mà nhà văn Tô Hoài đã đưa vào tác phẩm văn học. Tuy nhiên, chính sự “tù mù và liều lĩnh” này đã giúp Hoàng Hường “thu hoạch” được nhiều hơn những gì mình mong muốn. Đầu tiên, Hoàng Hường tìm đến nhà ông Đinh Tôn, (xã Phiêng, huyện Bắc Yên, Sơn La) người được cho là nguyên mẫu nhân vật A Châu trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Qua cuộc “chất vấn” giữa “nhà quay phim nghiệp dư Hoàng Hường” với ông Đinh Tôn, có thể tạm chứng minh được ông Đinh Tôn chính là nguyên mẫu “cán bộ A Châu”.

Theo đó, ông Đinh Tôn gặp nhà văn Tô Hoài năm 1951, khi ông còn chưa lập gia đình và đang làm công tác dân vận và nghiên cứu tình hình lịch sử của người Mèo khu 99 (gồm 1 nửa là xã La Phù, 1 nửa là xã Tường Phù). Theo những gì mà ông Đinh Tôn trả lời phỏng vấn nhà báo Hoàng Hường trong phim thì nhân vật thống lý Pá Tra là từ nguyên mẫu thống lý Mùa Trở La, bố đẻ của thống lý Mùa Chống Lầu.

Ông Đinh Tôn kể: “Bố ông Mùa Chống Lầu độc ác lắm, nhưng đến ông thống lý Mùa Chống Lầu, các đồng chí ta lại thuyết phục được ông ấy đi theo cách mạng, ông đã xây dựng cơ sở, vận động tất cả người Mèo vùng 99 và vùng Kim Bon theo cách mạng. Tức là bố ông thống lý thì độc ác nhưng bản thân ông thống lý thì lại đi theo cách mạng. Thế nên nhà văn Tô Hoài cũng không nói ông Mùa Trở La mà nói thống lý Pá Tra. Bởi vì nếu lấy tên ông Mùa Trở La làm tên nhân vật luôn thì ảnh hưởng đến ông Mùa Chống Lầu. Khi đó ông Lầu đang là ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc khu Thái - Mèo, còn tôi là ủy viên Hội đồng nhân dân khu. Tức là nguyên mẫu của nhân vật thống lý Pá Tra là ông Mùa Trở La, là bố ông Mùa Chống Lầu, chứ không phải là Mùa Chống Lầu như nhiều người nghĩ”.

Giải thích về các nguyên mẫu khác, ông Đinh Tôn cho biết: “A Sử chết lâu rồi. Các nhân vật A Phủ, A Sử, A Mỵ, tên thật của họ cũng là như vậy thôi. Nhưng giấu cái họ đi. Ngay cả tôi, ban đầu anh Tô Hoài cũng lấy tên tôi ra, nhưng tôi nói rằng như vậy cũng không hay, vì cần phải gắn vào đồng bào dân tộc, cần phải tôn lên cái người dân tộc họ làm nên lịch sử. Vì thế, ngay cả các nhân vật A Phủ, A Sử cũng không có họ. Người Mèo có 12 họ, thì các nhân vật cũng không lấy họ nào cả, mà cứ lấy họ A vào đấy thôi. A là cái tên đệm chung. Bây giờ lấy A Phủ, A Sử, A Châu ra hỏi thì không ai biết cả. Nhưng nghe cái tên đó biết A Châu dân tộc Mông là được rồi”.

Nguyên mẫu A Mỵ thật vẫn còn sống

Nguyên mẫu A Châu Đinh Tôn (sinh năm 1930), nguyên quán ở Vạn Yên, Phú Yên, gốc là người Mường. Ông thoát ly từ năm 15, 16 tuổi và gần như đã đi khắp Sơn La để tham gia công tác dân vận. Năm 1983, ông về ở xã Phiêng, huyện Bắc Yên, Sơn La cho đến bây giờ. Ông có hai vợ. Người vợ thứ nhất đã mất năm 1999, lấy người vợ thứ hai cũng đã có nhiều con cháu.

Ông Đinh Tôn (tức A Châu) và vợ - Ảnh: Hoàng Hường. 
Hoàng Hường kể: “Đến nhà “cán bộ A Châu”, điều tôi ám ảnh nhất không hẳn là những câu chuyện ông kể về những nguyên mẫu trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài mà là căn nhà ông đang ở. Nó quá dột nát. Ông có 7 người con, hiện 6 người còn sống. Người con thứ hai của ông từng thi ĐH Xây dựng ở HN thừa 2 điểm nhưng không theo học mà ở nhà đi làm, được 7 năm thì ngã bệnh qua đời. Còn 6 người con còn lại, có 3 nữ đều là giáo viên, còn 3 con trai thì 1 là thiếu tá, 1 là trung tá ở công an tỉnh. Nhà chưa làm lại được là vì con cháu ông bà đều công tác xa nhà, có khi cả năm mới đáo về thăm ông bà được một lần!”.

Chưa hết cảm động bởi đã gặp được nguyên mẫu trong tác phẩm văn học mà mình mê mẩn từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, Hoàng Hường còn sướng rơn khi được “cán bộ A Châu” cho biết, nhân vật A Mỵ hiện vẫn còn sống, nhưng không phải ở Phiềng Sa như trong truyện của Tô Hoài đã viết mà ở bản Lung Tang, cũng thuộc Hồng Ngài, nhưng cách khoảng một ngày đường rừng, băng qua sông và đôi khi phải đi bằng “tứ chi”.

(Còn nữa)

Theo Thể thao Văn hóa