Khi nào trẻ phải cắt bao quy đầu năm 2024

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em có thể gây biến chứng viêm nhiễm quy đầu, các bệnh lý tiết niệu, thậm chí ung thư dương vật hay vô sinh do không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy trẻ hẹp bao quy đầu phải làm sao?

Khi nào trẻ phải cắt bao quy đầu năm 2024

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng bao quy đầu bất thường, không trẻ tuột xuống ngay cả khi dương vật cương cứng. Một số trường hợp, hẹp bao quy đầu chỉ để lộ một phần nhỏ (thường là lỗ tiểu); khi tuột xuống, bao quy đầu khó kéo lên như bình thường. (1)

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em được chia làm hai nhóm:

  • Hẹp bao quy đầu sinh lý: Tình trạng này thường sẽ tự khỏi khi trẻ lên 3 – 4 tuổi. Theo thống kê, có đến 50% trường hợp bao quy đầu có thể tuột khỏi khấc quy đầu khi trẻ lên lên 1 tuổi và tỷ lệ này tăng lên 89% khi trẻ đạt 3 tuổi.
  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Chỉ chiếm khoảng 1% các trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ, xảy ra do các tổn thương viêm nhiễm, sẹo ở vùng da quy đầu, quy đầu. Trẻ mắc bệnh thường có các biểu hiện đau đớn, khó chịu, ngứa ngáy vùng kín, khó tiểu, sưng tấy, có mùi hôi khó chịu ở vùng kín.

Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Ở các trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ em không có dấu hiệu cải thiện khi trẻ lên 3 – 4 tuổi, nguyên nhân có thể là:

  • Miệng bao quy đầu hẹp: Phần đầu của da bao quy đầu quá hẹp khiến dương vật không thể chui qua.
  • Dây hãm dương vật ngắn: Đây là nếp gấp da nối quy đầu dương vật với mặt dưới quy đầu. Dây hãm dương vật ngắn khiến da quy đầu không thể kéo lên hoàn toàn hoặc gây đau, khó chịu khi kéo.
  • Viêm nhiễm bao quy đầu: Vi khuẩn gây viêm nhiễm tấn công vào dương vật, gây sợ xơ hóa quy đầu khiến da quy đầu khó tuột xuống.

Dấu hiệu nhận biết trẻ hẹp bao quy đầu

Ở các bé trai từ 4 tuổi trở lên, nếu nhận thấy bao quy đầu của trẻ bất thường, hẹp bao quy đầu hay trẻ có các dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm:

  • Khó tiểu, bí tiểu, tiểu buốt.
  • Dòng nước tiểu bị lệch hướng.
  • Gồng mình, đỏ mặt khi rặn tiểu.
  • Da bao quy đầu không thể kéo xuống được.
  • Đau, khóc khi tiểu hoặc chạm vào quy đầu.
  • Da quy đầu sưng tấy, mẩn đỏ, ngứa ngáy, có mùi hôi, viêm nhiễm.
    Khi nào trẻ phải cắt bao quy đầu năm 2024
    Hẹp bao quy đầu gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ.

Trẻ hẹp bao quy đầu phải làm sao? Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về hẹp bao quy đầu của trẻ cũng như các cách điều trị hẹp bao quy đầu.

Cắt bao quy đầu là thủ thuật cắt bỏ bao quy đầu khỏi dương vật. Cắt bao quy đầu đem lại một số lợi ích bao gồm giảm nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng. Vậy khi nào cần cắt bao quy đầu, cắt bằng cách nào và cắt bao quy đầu ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết.

Khi nào trẻ phải cắt bao quy đầu năm 2024
Khi nào cần cắt bao quy đầu?

1. Cắt bao quy đầu là gì?

Cắt bao quy đầu là thủ thuật y tế được sử dụng để cắt bỏ bao quy đầu. Bao quy đầu là lớp da che phủ đầu dương vật. Bao quy đầu có vai trò như lớp bảo vệ quy đầu dương vật khỏi các tác động vật lý bên ngoài, và đôi khi được sử dụng như vật liệu tự thân để tái tạo da.

Cắt bao quy đầu có thể được thực hiện ở cả bé trai và nam giới trưởng thành. Ở một số nước do nghi thức tôn giáo hoặc văn hóa mà bé trai khi sinh ra sẽ được cắt bao quy đầu. Cắt bao quy đầu ở Châu Á cũng như ở nước ta ít phổ biến hơn, đa phần các trường hợp cắt bao quy đầu thường được chỉ định vì lý do y tế.

2. Lợi ích khi cắt bao quy đầu

Cắt bao quy đầu đã được chứng minh mang lại một số lợi ích như vệ sinh dương vật dễ dàng hơn và giúp giảm nguy cơ một số bệnh lý như:

- Nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Viêm hoặc nhiễm trùng quy đầu hoặc bao quy đầu.

- Hẹp bao quy đầu.

- Nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Ung thư dương vật.

Thực tế, không phải nam giới nào cũng cần cắt bao quy đầu. Vì các rủi ro bệnh lý trên là hiếm gặp và có thể phòng tránh được bằng cách vệ sinh dương vật đúng cách cũng như thực hành quan hệ tình dục an toàn.

Bé trai sau khi sinh, bao quy đầu sẽ bao bọc hoàn toàn dương vật và nó sẽ dần tách ra, có thể tự thụt vào khi trẻ lớn lên. Đây là tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý, không cần can thiệp.

Nhưng với các trường hợp sau đây thì cần phải cắt bao quy đầu để điều trị:

- Hẹp bao quy đầu: Trẻ lớn lên nhưng da bao quy đầu vẫn không tự tuột xuống hoặc không kéo xuống hoàn toàn được ngay cả khi cương.

- Viêm bao quy đầu, viêm quy đầu tái phát: Bao quy đầu và đầu dương vật bị viêm và nhiễm trùng với các triệu chứng đau, sưng đỏ, nóng, chảy mủ hay dịch bất thường.

- Nghẹt bao quy đầu: Đây là tình trạng bao quy đầu sau khi tuột về phía gốc dương vật thì không thể trở lại vị trí ban đầu được, siết chặt khiến dương vật bị sưng và đau. Trường hợp này cần can thiệp ngay để tránh biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như giảm lưu lượng máu đến dương vật gây hoại tử.

- Viêm quy đầu xơ tắc (Balanitis xerotica obliterans): Đây là tình trạng gây xơ hẹp bao quy đầu, có thể dẫn đến biến dạng quy đầu, hẹp lỗ tiểu, hẹp niệu đạo. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến ung thư dương vật.

Trong hầu hết các trường hợp, cắt bao quy đầu là phương pháp điều trị được khuyến nghị vì ít xâm lấn, ít rủi ro, thực hiện nhanh và hiệu quả điều trị tốt.

4. Cắt bao quy đầu được thực hiện như thế nào?

Khi nào trẻ phải cắt bao quy đầu năm 2024
Phẫu thuật điều trị hẹp bao quy đầu

Trước tiên, bạn cần được bác sĩ thăm khám để quyết định có phẫu thuật cắt bao quy đầu hay không. Nếu có chỉ định, bạn cần làm một số xét nghiệm tiền phẫu. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bao quy đầu.

Có hai phương pháp cắt bao quy đầu là phương pháp phẫu thuật truyền thống và phương pháp sử dụng máy.

Cắt bao quy đầu theo phương pháp truyền thống sử dụng dụng cụ phẫu thuật thông thường như dao, kéo, kìm. Thời gian phẫu thuật thường mất khoảng 20 phút, được thực hiện như sau:

- Bệnh nhân nằm trên giường.

- Sát khuẩn làm sạch dương vật.

- Gây mê hoặc gây tê cục bộ dương vật và vùng xung quanh.

- Tách bao quy ra khỏi đầu dương vật.

- Dùng dao mổ để loại bỏ bao quy đầu.

- Cầm máu, khâu vết thương bằng chỉ tự tiêu.

- Quấn dương vật bằng gạc y tế.

Cắt bao quy đầu bằng máy sử dụng dụng cụ cắt nối bằng ghim tự động. Thời gian làm thủ thuật thường chỉ mất 5-10 phút, được thực hiện như sau:

- Bệnh nhân nằm trên giường.

- Sát khuẩn làm sạch dương vật.

- Gây mê hoặc gây tê cục bộ dương vật và vùng xung quanh.

- Tách bao quy ra khỏi đầu dương vật và cố định vào thanh chặn.

- Gắn máy cắt vào thanh chặn, bóp mạnh tay cầm của dụng cụ và giữ trong 30-40 giây.

- Tháo dụng cụ ra, ép chặt vết cắt trong 2 phút rồi quấn gạc dương vật.

Sau khi phẫu thuật xong, bạn cần nghỉ ngơi tại chỗ để theo dõi. Bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc vết thương tại nhà và bạn có thể ra về ngay trong ngày.

5. Lưu ý sau khi phẫu thuật cắt bao quy đầu

Một số lưu ý sau khi phẫu thuật cắt bao quy đầu:

- Nên mặc quần lót rộng và thoáng mát để giảm ma sát và tránh gây tổn thương cho đầu dương vật.

- Không làm ướt vùng băng vết thương, nhất là khi đi tiểu cần sử dụng giấy thấm. Khi đi tắm có thể mang bao cao su để tránh làm ướt băng.

- Thay băng hai ngày sau phẫu thuật.

- Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

- Không sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn, có gas… vì không tốt cho việc hồi phục vết thương.

- Tránh quan hệ tình dục cho đến khi vết thương lành hẳn. Nếu dương vật cương lên, nên bóp vào thân dương vật hoặc chườm đá lành để làm xìu xuống. Dương vật căng da có thể gây chảy máu, khiến vết thương lâu lành.

- Liên hệ bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bất thường.

6. Biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật bao quy đầu

Nhìn chung, cắt bao quy đầu là một thủ thuật an toàn. Tuy nhiên cũng như bất kỳ phẫu thuật nào, cắt bao quy đầu có một số nguy cơ như:

- Chảy máu.

- Đau đớn.

- Nhiễm trùng.

- Phản ứng với thuốc mê hoặc thuôc gây tê.

- Cắt bao quy đầu quá dài hoặc quá ngắn.

- Kích ứng đầu dương vật.

- Viêm bao quy đầu.

Một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm là cắt bao quy đầu có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc khoái cảm tình dục không? Thực tế, cắt bao quy đầu không hề ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nó cũng không làm giảm hay làm tăng khoái cảm tình dục.

7. Cắt bao quy đầu tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1

Khi nào trẻ phải cắt bao quy đầu năm 2024
Cắt bao quy đầu bằng máy cắt

Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế tương đối đơn giản. Trước kia, phẫu thuật bao quy đầu cần sử dụng kéo, dao phẫu thuật, bệnh nhân bị chảy máu, thời gian phẫu thuật và phục hồi vết thương lâu hơn.

Nhưng hiện nay, tại Khoa Ngoại của Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 đã thực hiện cắt bao quy đầu bằng máy. Đây là phương pháp cắt quy đầu hiệu quả và an toàn nhất hiện nay với các ưu điểm:

Khi nào nên cho trẻ cắt bao quy đầu?

Việc cắt bao quy đầu cho trẻ chỉ được thực hiện khi bé hoàn toàn khỏe mạnh và có một tình trạng sức khỏe tốt. Đa số những trẻ em lớn hơn (trên 3 tuổi) với da quy đầu bị xơ hoặc quá khít mà biện pháp nong bao quy đầu không thể thực hiện được thì sẽ được áp dụng cắt bao quy đầu.

Khi nào nên nong bao quy đầu cho bé?

Phần lớn trẻ em nam sinh ra đều bị hẹp bao quy đầu, khi lớn lên quy đầu sẽ tự tuột ra. Trường hợp da quy đầu không tự tuột ra, sẽ cần phẫu thuật cắt bao quy đầu. Chú ý nong bao quy đầu của trẻ xuống lúc tắm từ khi trẻ còn nhỏ, nếu đến trên 10 tuổi mà quy đầu vẫn chưa xuống thì phải phẫu thuật.

Khi nào thì lột bao quy đầu cho trẻ?

Như vậy với câu trả lời cho câu hỏi bao nhiêu tuổi thì lột bao quy đầu là giai đoạn từ 5 - 18 tuổi, đặc biệt là từ 14 - 18 tuổi chính là khoảng thời gian tốt nhất để lột bao quy đầu. Nam giới nên lột bỏ phần niêm mạc bao quy đầu dương vật nhẹ nhàng, từ từ để cơ thể quen dần, tránh để lại tổn thương về lâu dài.

Làm sao để biết trẻ bị hẹp bao quy đầu?

Dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu.

Bao quy đầu sưng phồng khi bé đi tiểu..

Tiểu khó, tiểu phải rặn..

Viêm bao quy đầu..

Viêm quy đầu..

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu..

Đau khi trẻ cương cứng (dậy thì)..

Rất khó tuột bao quy đầu xuống..