Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta vì triều đình nhà Nguyễn nhu nhược hèn nhát

Trong buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì.-Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa.Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát  kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát. Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân.

- Luôn kí với pháp các hiệp ước:

1. Hòa ước Nhâm Tuất [5-6-1862]
2. Hiệp ước Giáo Tuất [13-5-1874]
3. Hiệp ước Hắc măng [25-8-1883]
4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt [6-6-1884] Thủ tiêu độc lập thống nhất của nước ta.
Biến sự mất nước không tất yếu trở thành tất yếu.

I. Thái độ

Ngay từ đầu khi quân Pháp tấn công vào cửa biển Đà Nẵng đã gặp phải sức kháng cự quyết liệt của triều đình và nhân dân ta, khiến cho quân Pháp gặp nhiều khó khăn, buộc Pháp phải “án binh bất động” trong thời gian dài. Sáng 01/09/1858, Pháp gửi tối hậu thư song không đợi trả lời đã nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.Quân dân ta anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn. Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại.​

Nhận được tin liên quân đánh Đà Nẵng, vua Tự Đức liền sai Chưởng vệ Đào Trí vào để hiệp cùng Tổng đốc Nam Ngãi Trần Hoằng chống ngăn, nhưng khi ông Trí đến nơi thì hai đồn trên đã mất. Nhà vua lại sai Hữu quân đô thống Lê Đình Lý và Tham tri bộ Hộ Phạm Khắc Thận đem 2.000 quân vào ứng cứu, cử Tham tri nội các Nguyễn Duy giữ chức chỉ huy quân thứ ở Quảng Nam, và ra lệnh cách chức Trần Hoằng vì lỗi đã án binh bất động, đưa Đào Trí lên thay...Trong buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì.

Chỉ từ sau khi thua ở mặt trận Gia Định, triều Nguyễn mới do dự, đầu hàng giặc. Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa.Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát. Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân.

Như vậy, rõ ràng là Vua Tự Đức không ngồi yên mà dâng nước vào tay giặc, tuy nhiên ông đã không có kế sách kiên quyết và mạnh tay đánh giặc đến cùng. Như tướng Giơnuiy nhận đinh rằng: “Nếu họ đánh mạnh thì họ đã đánh bại chúng tôi lâu rồi”.

II. Trách nhiệm

Đến những năm 40-50 của thế kỷ XIX, mà đặc biệt là những năm trước khi Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất trong triều đình đã rộ lên những phong trào cải cách đất nước, đặc biệt là những sĩ phu công giáo có cơ hội đi ra nước ngoài như: Phạm Phú Thứ, Nguyễn Hiệp, Đặng Công Trứ,…nhất là Nguyễn Trường Tộ.

Công bằng mà nói, không phải Tự Đức quay lưng hoàn toàn với cải cách, thái độ không phải lúc nào cũng thờ ơ với những điều tâm huyết trong cải cách. Trong thực tế, nhà vua cũng đã thi hành một số cải cách trong các lĩnh vực kinh tế [ như mở các mỏ than, sắt; định ngạch thuế trong thương mại, lập Ty bình chuẩn trông coi công việc buôn bán, mua sắm vũ khí...]

Tuy nhiên, ông cũng là một ông vua thiếu quyết đoán, chủ yếu dựa vào ý kiến của các triều thần.

Giả thuyết cho rằng thời gian các bản điều trần được đưa ra quá muộn khi mưu đồ xâm lược của Pháp đã thể hiện bằng hành động trong thực tế và cho dù nhà vua và triều đình có muốn canh tân đi nữa thì cũng đã để lỡ chuyến tàu lịch sử.

Ở thời điểm đó, ngoài quyết định cuối cùng của nhà vua thì giới sĩ phu và dân trí nói chung lúc bấy giờ có đủ trình độ và phẩm chất trí tuệ để nhận thức đúng về tình hình, thời thế, về những chỗ yếu, chỗ mạnh của xã hội Việt Nam và của chính giai cấp mình hay không.

Về tầng lớp sĩ phu, có thể nói rằng đại đa số khi đi vào con đường học tập chỉ cốt để làm quan và có được địa vị tôn quí trong xã hội chứ ngoài ra không có mục đích nào khác. Cái biết của họ cũng chỉ quanh quẩn trong Tứ Thư Ngũ Kinh cùng những lời chú thích của các bậc tiên Nho, hoàn toàn có tính chất hư văn, không giải quyết được những vấn đề do thời đại đem lại.

Giới có học mà còn mục nát, hủ bại như thế thì giới bình dân ít học nếu hoàn toàn không có một chút hiểu biết gì về tình hình, thời thế, về vận mệnh của đất nước trước ngã rẽ của lịch sử cũng không phải là một điều lạ.

Khi nhận được các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, nhà vua cũng có xem qua và trong ý nghĩ không phải là không có một ít nhận xét đúng đắn về nội dung của các bản điều trần, nhưng lại không có đủ tri thức và năng lực cần thiết để thực hiện các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ và tỏ ra nhu nhược khi chuyển các bản điều trần đó qua tay các quan để xem xét, thẩm định, trong khi bọn quan lại này, mặc dù có nhiều cái đầu nhưng vẫn không sao có được những tư tưởng “đồng thanh tương ứng” với Nguyễn Trường Tộ.

– Đám quần thần: quần thần chính là những người được tuyển chọn từ giới sĩ phu qua con đường khoa cử, nhưng lại ít có điều kiện tiếp xúc với các nền văn hoá khác truyền thống phương Đông nên không có được những tư tưởng tiến bộ, đã vậy lại còn mắc bệnh chung là hay đố kỵ, bè phái, tìm cách hại nhau để đạt mục tiêu ích kỷ của mình.

Vì thế, những đề án cải cách thường bị cho vào ngăn tủ rồi bị lãng quên hoặc nó được thực thi ở những điểm nào đó, nhưng cũng chỉ là nửa vời, vớt vát, không mang lại kết quả.

Kết Luận

Vua Tự Đức: Mặc dù nhà vua là người có đạo đức và giỏi thơ văn, chữ nghĩa, nhưng tài và đức ấy không đủ để lãnh đạo đất nước trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc, khi mà hai nền văn minh Âu Á bắt đầu đối chọi nhau trên vũ đài lịch sử. Nhà vua lại thiếu hẳn tầm nhìn rộng, thiếu cương nghị và quyết đoán về những vấn đề trọng đại của quốc gia. Bởi vậy trong việc để đất nước rơi vào tay Thực dân Pháp trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX thì vua Tự Đức cũng có một phần trách nhiệm không nhỏ. Đánh giá về triều Nguyễn, trong “Lịch sử nước ta” [năm 1941], lãnh tụ Hồ Chí Minh đã viết: “Bị Tây Sơn đuổi chạy ra nước ngoài. Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây. Nay ta mất nước thế này, cũng là vua Nguyễn rước Tây vào nhà. Khác gì cõng rắn cắn gà, rước voi giày mả, thật là ngu si.”

"Ngàn năm gấm vóc giang san, 

bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây! 

Tội kia càng đắp càng đầy, 

sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng”.

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

1. phân tích thái độ và hành động của triều đình nhà nguyễn trước sự xâm lược của thực dân pháp 1858-1884? rút ra trách nhiệm của nhà nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân pháp? 2. phân tích những đặc điểm cơ bản của phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân việt nam trong 1858-1884? vì sao lại thất bại?


3. Hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để mất nước?

Last edited by a moderator: 26 Tháng ba 2021

Reactions: Nguyễn Thị Quỳnh Lan

mình giúp câu 1 vs câu 3 đươc nè, câu 1 : Thái độ của nhà Nguyễn: -Trong buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì. -Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa.Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát  kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát. Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân. - Luôn kí với pháp các hiệp ước. ==> Trách nhiêm Kí các hiệp ước đầu hàng đường lối kháng chiến chủ hòa luôn thương lượng không hợp tác cùng dân kháng chiến chống giặc

biết được âm mưu thôn tính toàn bộ lãnh thổ của pháp nhưng triều đình nhà nguyễn vẫn bảo thủ lạc hậu không chịu cải cách để làm tăng khả năng chống giặc làm cho thế nước suy yếu.

Reactions: Nguyễn Thị Quỳnh Lan

câu 2,
Đặc điểm cơ bản của phong trào yeu nước chống pháp: -Chiến đấu kịp thời ngay khi p đặt chân lên bán đảo sơn trà -Xác định đúng kẻ thù dân tộc -Tinh thần chiến đấu dũng cảm -Chiến đấu mưu trí sáng tạo với nhiều hình thức phong phú -khi triều đình phản bội lại quền lợi dân tộc thì nhân dân ta kết hợp nhiệm vụ chống xâm lược vs chống pk đầu hàng

Nguyên nhân thất bại:

-Khách quan: +do P còn mạnh -Chủ quan:

+Phong trào thiếu một đường lối đúng đắn, thiếu 1 giai cấp lãnh đạo tiên tiến nên các cuộc khởi nghĩa đó không có sự phối hợp vs nhau và lại thiếu tính thống nhất toàn quốc

Reactions: Nguyễn Thị Quỳnh Lan

Câu 2 : Đặc điểm, nguyên nhân thất bại của phong trào cứu nước [ 1858 - 1884 ]
+
Tính chất đấu ngay từ đầu, kịp thời, dũng cảm: ngay từ khi thực dân Pháp, nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng, nhân dân ta đã đứng lên kiên cường chống giặc vì độc lập của dân tộc, bảo vệ quê hương đất nước, chiến đấu với tất cả sức lực, trí tuệ với lòng quyết tâm cao nhất. + Xác định đúng kẻ thù: khi tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta xác định, ai là bạn,ai là thù, họ đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết, tạm gác việc giải quyết mâu thuẫn giai cấp. + Hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng: du kích, vũ trang, tị địa, dùng thơ văn. + Kết hợp nhiệm vụ chống Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng .Khi triều đình phản bội quyền lợi dân tộc, cắt đầu cầu hoà, nhân dân ta đã chống lại Pháp và triều đình. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta tách thành mọi mặt trận riêng không lệ thuộc và triều đình.

* Nguyên nhân thất bại : • Nguyên nhân khác quan+Do thực dân Pháp còn mạnh, có đủ khả năng đàn áp phong trào, lực lượng quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần

+ Do ở khu vực Đông Nam Á, chế độ phong kiến khủng hoảng, thực dân phương Tây đua nhau xâm lược.

Nguyên nhân khách quan :
+ Triều đình nhà Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ chức, lãnh đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm như các triều đình phong kiến trước đó.

+ Vua quan nhà Nguyễn bảo thủ, không tiếp nhận cái mới, tiến bộ đề cải cách duy tân đất nước, làm cho sức nước, sức dân yếu đi không đủ sức chống ngoại xâm. + Quan quân nhà Nguyễn không có tinh thần chiến đấu, luôn do dự, ở thế thủ, bị động trước sự tấn công của Pháp, đặc biệt không có kết hợp với lực lượng kháng chiến của nhân dân. + Triều đình Huế luôn có tư tưởng cầu hoà, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, thậm chí ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân và cuối cùng đầu hàng hoàn toàn. + Cuộc kháng chiến của nhân dân trong điều kiện bấy giờ dưới sự lãnh đạo chung, thiếu đường lối, chủ trương thống nhất đang diễn ra rời rạc, phân tán.. không tạo nên sức mạnh to lớn, dễ bị thực dân đánh bại.

* Câu 3: suy nghĩ của em về trách nhiêm của Nhà Nguyễn trong việc để mất nước vào tay thực dân Pháp:
+ Trước hoạ xâm lăng, vì quyền lợi ích kỷ của dòng họ và bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh mới, nhà Nguyễn tiếp tục duy trì đường lối cai trị bảo thủ, khước từ những đề nghị cải cách Duy Tân của những người có tâm huyết như Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, làm cho tiềm lực đất nước ngày càng kiệt quệ, bỏ lỡ thời cơ cứu nước ta thoát khỏi ngoại xâm lăng

+ Ngay từ đầu, nhà vua và đa số quan lại trong triều đình có tư tưởng sợ pháp. Trong quá trình chống xâm lược, nhà Nguyễn từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc mà đi theo con đường thương lượng. Triều đình có tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, có ảo tưởng với thực dân Pháp là thông qua việc thương quyết để giữ nền độc lập và vì thế bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp. + Đối với nhân dân, Triều đình vẫn giữ thái độ thù địch, không dám dựa vào dân, không phát động cuộc chiến tranh của nhân dân. Do sợ dân nên triều đình chống lại nhân dân, bỏ rơi, xa lánh cuộc chiến tranh của nhân dân, thậm chí ngăn cản nhân dân chống Pháp, ra lệnh giải tán các loại nghĩa binh chống pháp. + Triều đình không biết chớp lấy thời cơ để tấn công pháp. Cơ hội rõ nhất vào năm 1860 để có thể đánh thắng thực dân Pháp và hai lần chiến thắng Cầu Giấy năm 1873 và năm 1882 cũng mở ra cơ hội để tấn công tiêu diệt địch, buộc chúng rút khỏi Bắc Kỳ, song triều đình Huế lại có ở tưởng có thể thu hồi Hà Nội và các tỉnh bắc kỳ bằng con đường thương quyết hòa bình. Điều đó đã tạo điều kiện cho thực dân pháp đánh lấn dần, kết hợp biện pháp quân sự và thủ đoạn chính trị đã hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta với điều ước Hác-măng 1883 và hiệp ước Patơnốt năm 1884 triều đình Huế đã chính thức đầu hàng và thừa nhận với sự thống trị của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Vì vậy, hoạ mất nước có thể tránh được tức là không tất yếu. Tuy nhiên, với chính sách và hành động của nhà Nguyễn mất nước trở thành tất yếu. Trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về nhà Nguyễn.

Mình chỉ bổ sung chút xíu cho đầy đủ.
Chúc các bạn học tốt !!
Trên đây là đáp án tham khải của mình, bạn có thể xem qua.
=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử

Reactions: Nguyễn Thị Quỳnh Lan

Video liên quan

Chủ Đề