Kiến Ninh Vương Phi Lâm Trí

Đại Đường Vinh Diệu – Là vinh quang của một triều đại trong sử sách hay cuộc đời của những con người phía sau đó mới thật sự vinh diệu?

Đây là một trong những bộ phim cổ trang dã sử thật sự xứng đáng nhiều hơn sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả. Khán giả không còn xa lạ gì với nhà Đường qua nhiều bộ phim về những người phụ nữ danh tiếng như Võ Tắc Thiên, Dương Quý Phi. Nhưng ít ai chú ý hay biết đến loạn An Sử – cuộc biến loạn làm lung lay nhà Đường. Bộ phim xoay quanh những con người đương thời trong vòng xoáy của tình cảm, tình yêu nước và tấm lòng chứa muôn dân thiên hạ. Người xem sẽ bất ngờ bởi các chi tiết của bộ phim đan vào nhau chặt chẽ, trùng hợp và đánh lừa người xem bởi kiến thức sơ bộ về lịch sử.

Bạn đang xem: Kết thúc phim đại đường vinh diệu

Bộ phim xây dựng hình ảnh nhân vật với tính cách, hành động nhất quáng. Đồng thời, bảng nhân vật cũng đa màu đa diện. Cùng là tình cảm đối với Lý Thục, nhưng mỗi nữ nhân trong phim nhìn nhận và yêu khác nhau, cách đối điện với tình đơn phương cũng khác nhau. Phải nói thêm rằng bộ phim không có một mẫu hình nhân vật nào hoàn hảo. Dù Duệ Chân Hoàng Hậu được tiểu thuyết hóa, khắc họa rõ nét là một tài nữ Ngô Hưng nhưng vẫn có điểm yếu nhất định. Hay Lý Đàm dù yêu thương dành cho Kiến Ninh Vương Phi có nhiều nhưng vẫn không tránh được nông nổi tuổi trẻ. Hay một Độc Cô Tĩnh Dao là một nữ tướng kiên cường nhưng vẫn không thoát khỏi cảm tình và sự ích kỉ của người phụ nữ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, và rất dĩ nhiên đến nỗi con người hoàng tộc cũng như bao người.

Kiến Ninh Vương Phi Lâm Trí

Ai mới thật sự xứng đáng là nữ nhân sau lưng Lý Thục?

Xem hết 92 tập phim, khán giả sẽ nhận ra cách xây dựng tuyến nhân vật thực tế không chỉ ở việc không ai hoàn hảo, mà còn là đến cuối cùng không một ai có được tất cả mà không mất mát, hi sinh điều gì. An Khánh Tự si tình, cả một đời giết cha đoạt ngôi, giành thiên hạ với Đường triều cũng chỉ muốn đổi một cái nhìn của Thẩm Trân Châu. Lúc Trân Châu nhìn An Nhị Ca cũng là lúc An Nhị Ca đổi cả mạng sống của mình. Hay Lý Thục đến cuối cùng là một Đường Đại Tông tiếp nối cơ nghiệp đại Đường thì vẫn khuyết hậu, mất em và hi sinh cũng không ít. Vậy nên mới thấy tên phim như rất trớ trêu với số phận các nhân vật mà cũng chua chát không kém. Đằng sau vinh diệu của nhà Đường thì từng người một đã đánh đổi, mất đi quá nhiều thứ. Nhưng hi sinh của họ cũng là từng mảnh nhỏ tạo nên sự vinh diệu.

Đại Đường Vinh Diệu là cuốn phim mà không ai quá nổi trội nhưng mỗi người đều diễn tròn vai như thể họ là chính nhân vật lịch sử đó. Và tất cả gom lại làm nên đại Đường những năm binh biến. Diễn xuất của Cảnh Điềm không phải quá xuất sắc nhưng không phải “đơ” hay “một màu” như báo chí hay chê bai. Thật sự Cảnh Điềm đã bộc lộ một Thẩm Trân Châu đẹp nhất và không thể thay thế. Mặt khác, Nhậm Gia Luân là yếu tố bất ngờ. Trước khi bộ phim lên sóng, ai cũng sẽ tự hỏi Nhậm Gia Luân là ai và sao có thể đóng vai nam chính. Nhưng Nhậm Gia Luân tái hiện Quảng Bình Vương qua từng ánh mắt, cử chỉ, thái độ khác nhau với tình yêu, thiên hạ và đại nghiệp cũng như mạch cảm xúc khác nhau với những mất mát xuyên suốt cuộc đời.

Một Thẩm Trân Châu tròn vai bởi Cảnh Điềm và một Lý Thục nhiều cảm xác với yếu tố bất ngờ Nhậm Gia Luân.

Xem thêm:

Nếu chỉ ra ai có diễn xuất sắc thì phải nói đến cặp đôi Lưu Uy Uy (Trương Hoàng Hậu) và Vương Cảnh Thông (Đường Túc Tông). Trương Hoàng Hậu đánh lừa người xem với một Trương thị nhân đức hiền hòa rồi khiến người xem bất ngờ khi từng nút thắt được gỡ. Đường Túc Tông khiến người xem thấy rằng từ ngoại hình Túc Tông Lý Hanh không có tướng của một vị vua, một vị minh quân. Đường Túc Tông cũng cho thấy uy quyền khủng khiếp đến mức nào khi chia cắt cả tình thân. Tóm lại, cặp đôi này tái hiện xuất sắc một hoàng hậu tham vọng chuyên quyền và một hoàng đế thiếu quyết đoán, cứ như Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông của 100 năm trước.

Đường Túc Tông và Trương Hoàng Hậu.

Thật sự khó có thể nói chính xác bộ phim thuộc thể loại nào. Đại Đường Vinh Diệu là một hỗn hợp từ nhiều yếu tố mà mỗi thành phân không lấn át cũng tan lẫn vào nhau. Ngay cả nhan đề phim cũng thiêng về thể loại phim nào nhất định. Cả cuốn phim không xoáy qua sâu vào đề tài chính trị mà chỉ sử dụng như bối cảnh. Nhưng yếu tố cung đấu vẫn không bị lu mờ mà vẫn được tiếp lửa vừa phải để chạy theo dòng chảy lịch sử. Thế nên bức tranh nhà Đường những năm binh biến chiến loạn mới đa diện mà rõ nét. Cốt truyện không quá chú trọng vào Thẩm Trân Châu hay biến những mối liên hệ với nhân vật thành tình cảm ngôn tình. Nhân vật vẫn có sự cân bằng trong các mối tương quan và tâm tư tình cảm riêng. Nói về tuyến nhân vật phụ được sáng tạo thêm như Phong Sinh Y và Hà Linh Y, họ được khắc họ vừa phải. Cả hai không bị lu mờ nhưng ảnh hưởng không quá to lớn với mạch phim hay thay đổi lịch sử. Đây là những điểm rất sáng giá của kịch bản Đại Đường Vinh Diệu.

Nhiều khán giả lầm tưởng và sợ rằng bộ phim về giai đoạn tang thương này của nhà Đường quá đau thương và buồn thật. Không thể phủ nhận người xem sẽ rơi không ít nước mắt cho những mất mát hay nỗi niềm của nhân vật lịch sử. Nhưng Đại Đường Vinh Diệu cũng không thiếu những phân đoạn hạnh phúc ngọt ngào dù ngắn ngủi của cặp đôi Trân Châu – Lý Thục hay Lâm Trí – Lý Đàm, và tình cảm anh em khắn khít của ba anh em trong hoàng tộc Lý Thục – Lý Đàm – Lý Nhược. Những tia sáng này làm mạch phim đủ đầy hơn và cũng bớt đi cảm giác buồn thương vốn đã bao trùm 92 tập phim.

      Hôm nay, tôi sẽ viết về bộ phim mà gần đây đã để lại rất nhiều cảm xúc trong tôi từ vui vẻ đến cảm động và cuối cùng đó là day dứt không nguôi - Đại Đường vinh diệu

     Đại Đường vinh diệu kể về câu chuyện của Quảng Bình vương Lý Thục – Đường Thánh Tông sau này trên con đường lên ngôi hoàng đế, lồng trong đó là tình cảm sâu sắc của ông đối với vợ của mình – Thẩm phu nhân.

Con đường lên ngôi hoàng đế chưa bao giờ là dễ dàng, những tranh đấu trong triều khiến ta sống ngươi chết trở thành một điều quá quen thuộc trong những phim dã sử Trung Quốc nhưng điều khác biệt của bộ phim chính là những tình cảm day dứt mà nó để lại. Tuy diễn viên trong phim phần lớn là các diễn viên mới nhưng họ đã đóng rất thành công vai diễn của mình. Hình ảnh cặp đôi Lý Thục – Trân Châu đã khắc ghi sâu vào lòng độc giả, hình ảnh Đông Lang luôn bên cạnh yêu thương và bảo vệ Trân Châu khiến bất kì ai cũng cảm động, dù cho có bao nhiêu khó khăn, trắc trở nhưng họ vẫn luôn bên nhau, nắm tay nhau vượt qua tất cả. Trân Châu được xây dựng không phải là một nữ cường nhân cầm kiếm giết giặc hay một người mưu toan mọi chuyện giúp chồng mà bà được xây dựng là người luôn ở bên hi sinh mọi thứ cho người mình yêu, là người mà sẵn sàng buông tay nếu như điều đó có thể giúp cho Đông Lang. Phân cảnh khi Trân Châu chấp nhận bỏ đi để cứu lấy Đông Lang là cảnh mà bản thân tôi ấn tượng nhất. Hình ảnh Lý Thục hết sức giữ cô lại dù cho anh có phải quỳ gối nhưng cô vẫn quyết  ra đi, lúc đó anh đã lệnh cho thị vệ giam cô lại và nói rằng : “ ta không cho phép nàng được rời xa ta” đã thể hiện sâu sắc tình cảm của họ, tình cảm của họ không hay nói những câu ngọt ngào nhưng là một tình cảm khắc cốt ghi tâm.

Bên cạnh đó, không thể không kể đến cặp đôi phụ Lý Đàm – Lâm Trí. Lý Đàm là một người nóng tính, xốc nổi, làm việc không hay suy tính trước sau nhưng anh đã dành cho Lâm Trí một trái tim yêu thương hết lòng. Mới đầu xem phim tôi đã nghĩ hai người này cứ thế mà nhẹ nhàng bên nhau cho đến răng long đầu bạc, nhưng mọi chuyện đâu có đơn giản như vậy, bất kì ai cũng sẽ trở thành nạn nhân của cuộc đấu tranh hoàng thất. Lâm Trí bị hại, nhiều chuyện xảy ra, cô mất trí nhớ, quên hết tất thảy quá khứ của hai người, nhưng Lý Đàm luôn bên cạnh âm thầm bảo vệ, khiến cô vui, không chịu chữa trị vết thương chỉ vì có vết thương cô sẽ không sợ anh nữa mà chịu nói chuyện với anh. Cô hỏi anh rằng: quá khứ đã qua rồi, tại sao không quên đi, anh đã nói: “ Quá khứ đó của bọn ta nàng ấy đã quên rồi, nếu như ta cũng quên mất thì quá khứ đấy sẽ không còn tồn tại nữa” Lúc Lý Đàm nói câu này là lúc mà nước mắt tôi rơi, rơi vì tiếc thương cho cặp đôi này. Rồi khi Lý Đàm vì cứu Lâm trí mà bị ép tự vẫn, bảo vệ cô cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời, khi anh ra đi tiếng hét cô xé trời hòa cùng với nước mưa, một cảm giác đau tận tâm can, vào lúc đó, trái tim của cô cũng đi theo anh mất rồi.

    Cứ nghĩ rằng tuy cặp phụ không thành nhưng còn hi vọng với cặp chính, trải qua bao nhiêu khó khăn, để cuối cùng Lý Thục đăng cơ, ngỡ rằng có thể cứ nhẹ nhàng nắm tay nhau đến hết cuộc đời nhưng trời không chiều lòng người, thời gian sống của Trân Châu không còn bao nhiêu và cô đã chọn cách chịu nỗi đau đó một mình. Khác với những phim khác là họ sẽ ở bên nhau vui vẻ những quãng ngày còn lại nhưng không trong bộ phim này dù họ đều biết thời gian bên nhau không còn nhiều nhưng họ vẫn cười vẫn vờ như không có chuyện gì xảy ra. Hình ảnh cuối phim khi Lý Thục tiễn Trân Châu đi xa nhìn theo bóng cô xa dần, nhớ lại hình ảnh hai người gặp nhau đã khiến không biết bao nhiêu độc giả phải đẫm lệ, tiếc thương cho họ. Nhậm Gia Luân đã diễn rất thành công, Lý Thục lúc đó không khóc to mà chỉ là nước mắt nơi khóe mi, nước mắt bất lực khi cứ thế nhìn cô ra đi mà không thể thay đổi được gì hay người ta nói rằng khi con người quá đau lòng thì nước mắt không thể rơi được nữa. Biên kịch đã rất thành công khi để lại cho người xem một cái kết mở nhưng day dứt mãi trong tim. Để ngồi lên chiếc ngai hoàng đế đó, họ phải trả giá những gì, phải chịu đựng những gì chỉ có họ mới cảm nhận được “ là ta đã phụ nàng vì giang sơn” câu hát còn vang mãi trong lòng tôi. Vị trí cao nhất cũng là nơi cô đơn nhất.