Klgd là gì

Giá cổ phiếu cùng các dữ liệu như giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất… là thành phần chính để tạo ra các chỉ báo phân tích kỹ thuật trong chứng khoán hiện nay. Nhưng có một yếu tố luôn tồn tại song song với sự tăng giảm của giá, đó chính là khối lượng giao dịch chứng khoán.

Vậy khối lượng giao dịch là gì, khối lượng giao dịch phản ánh điều gì trong chứng khoán? Vận dụng để bắt đáy, bắt đỉnh cổ phiếu ra sao? Hãy cùng dautu.io đi sâu vào phân tích khối lượng giao dịch chứng khoán ở nội dung bài viết dưới đây.

Khối lượng giao dịch chứng khoán là gì?

Khối lượng giao dịch trong chứng khoán là tổng số lượng cổ phiếu được khớp lệnh trong 1 khoảng thời gian cụ thể (thường 1 ngày). Đối với một cổ phiếu riêng lẻ, khối lượng giao dịch tăng đột biến sẽ cho biết mức độ kỳ vọng của thị trường đối với cổ phiếu đó như thế nào (mua ròng hay bán tháo).

Klgd là gì
Mối quan hệ giữa giá và khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch phản ánh điều gì?

Khối lượng giao dịch chứng khoán phản ánh hoạt động của các trader trên thị trường. Một cổ phiếu được giao dịch thành công sẽ thể hiện được hành động của 2 đối tượng: người mua cổ phiếu và người bán cổ phiếu.

Klgd là gì
Khối lượng giao dịch phản ánh điều gì?

– Khi người mua mua thành công một cổ phiếu từ người bán, vậy khối lượng giao dịch sẽ được ghi nhận là tăng thêm 1 cổ phiếu.

– Khối lượng giao dịch trong ngày là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch thành công (khớp lệnh thành công) trong ngày hôm đó.

– Khối lượng thường được thể bằng biểu đồ cột với chiều cao thể hiện tổng mức khối lượng giao dịch trong khoảng thời gian nghiên cứu, và được vẽ ngay dưới đồ thị giá để tiện cho phân tích.

– Sự thay đổi trong khối lượng thể hiện sự phản ứng của các trader trước những thay đổi về giá. Từ đó sẽ cung cấp manh mối về sự chuyển động sắp tới của thị trường là tiếp diễn hay đảo ngược.

Cách xem khối lượng giao dịch chứng khoán

Có rất nhiều cách xem khối lượng giao dịch trong chứng khoán, ví dụ như:

– Xem khối lượng giao dịch của một cổ phiếu trong phiên giao dịch, bạn có thể xem ở trên các bảng giá chứng khoán trực tuyến. Khối lượng được cập nhật từng giây.

Klgd là gì
Khối lượng giao dịch 1 ngày được hiển thị trên bảng giá chứng khoản trực tuyến

– Tra khối lượng giao dịch của cổ phiếu qua từng ngày cụ thể ở trên các website tài chính, mình thường tra trên cafef. Ví dụ đây là thống kê khối lượng giao dịch của VNM:

Klgd là gì
Khối lượng giao dịch của VNM

Tuy nhiên, 2 cách trên chủ yếu để xem khối lượng giao dịch nhiều hay ít. Khối lượng giao dịch nhiều thì chứng tỏ thanh khoản nhiều, dễ mua dễ bán. Còn khối lượng ít thì đồng nghĩa với việc thành khoản thấp.

Nhưng trong phân tích khối lượng giao dịch, việc bạn xem bằng 2 cách trên không có ý nghĩa gì cả. Cái quan trọng là phải xem biểu đồ biến động khối lượng giao dịch (thường được hiển thị dưới biểu đồ giá).

Klgd là gì
Biểu đồ giá và khối lượng giao dịch của BID từ Tradingview

Bạn nên kết hợp với đường trung bình động 20 ngày (MA20), để dễ so sánh sự tăng hay giảm của khối lượng, cũng như xác định được xem thời điểm nào khối lượng được coi là đột phá.

Sử dụng khối lượng giao dịch để bắt đáy, đỉnh

Có hẳn những cuốn sách chuyên về phân tích khối lượng và hành động giá vô cùng phức này. Nhưng trong bài viết này, mình sẽ nói một cách đơn giản nhất về sự chuyển biến của khối lượng qua từng giai đoạn của thị trường và ứng dụng nó trong giao dịch để bạn dễ hiểu nhất.

Klgd là gì
Phân biệt 3 giai đoạn thị trường

Giờ hãy tạm phân chia thị trường thành 3 giai đoạn khác nhau, đó là: sideway, uptrend và downtrend. Chúng mình sẽ cùng tìm hiểu đặc điểm của khối lượng giao dịch trong từng giai đoạn này.

Trong giai đoạn thị trường Sideway

Ở trong giai đoạn Sideway, giá cổ phiếu sẽ chuyển biến ở trong một khung giá cả người mua và người bán đều cảm thấy an toàn.

Khi đó, những biến động giá thường rất nhỏ khiến nhà đầu tư cảm thấy ít lo lắng bởi những khoản lãi lỗ vẫn còn nhỏ, nên họ ít giao dịch hơn. Chính vì thế khối lượng trong giai đoạn này thường thấp.

Tuy nhiên, khi giá đột phá ra gọi khung giá thì khối lượng thường sẽ có sự thay đổi đáng kể. Đây có thể coi là điểm khởi đầu của một xu hướng tăng giá.

Ví dụ như hình bên dưới:

Klgd là gì
Có thể mua khi thị trường có dấu hiệu khối lượng giao dịch tăng đột biến

Vào giai đoạn tháng 3 của cổ phiếu, giá đi ngang và khối lượng thấp. Tuy nhiên vào lúc giá tăng đột biến (Break Out), thì các trader trên thị trường sẽ:

  • Những người đã mua trong khu vực đi ngang, sẽ muốn mua thêm để gia tăng khối lượng (CẦU).
  • Những nhà đầu tư chưa tham gia trước đó, thấy giá tăng nên cũng muốn tham gia vào một xu hướng mới (CẦU).
  • Những người sở hữu cổ phiếu một thời gian, thấy thị trường đi ngang nên chán nản, vì vậy quyết định bán cổ phiếu khi nó tăng giá đôi chút (CUNG).

Tất cả điều này đã dẫn đến khối lượng tăng đột biến. Và nếu giao dịch thì bạn cũng có thể tham gia vào phiên đột biến này.

Tuy nhiên, nếu khối lượng không tăng hoặc không đủ lớn, thì chứng tỏ cuộc chơi không thực sự thu hút, và giá sẽ có xu hướng quay trở lại khung giá cũ.

Vì vậy, kinh nghiệm của mình là bạn nên sử dụng tiêu chuẩn tối thiểu là phải > 130% của trung bình khối lượng 20 ngày. Nếu đạt được mốc như vậy thì mới tham gia giao dịch.

Trong giai đoạn thị trường Uptrend

Tiếp theo là sẽ phân tích khối lượng giao dịch chứng khoán và hành động giá trong giai đoạn uptrend (xu hướng tăng giá).

Uptrend là giai đoạn quan trọng có thể giúp các bạn kiếm được nhiều tiền. Chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và khối lượng  giao dịch trong thị trường uptrend để biết được xu hướng hành động phù hợp:

Klgd là gì
Mối quan hệ giữa giá và KLGG trong thị trường uptrend
  • Giá tăng + khối lượng tăng: xu hướng tăng giá của uptrend sẽ được tiếp diễn hoặc củng cố. Nhiều nhà đầu tư chưa tham gia thị trường cũng sẽ muốn tham gia.
  • Giá tăng + khối lượng giảm: xu hướng tăng có thể đang yếu đi bởi người mua không muốn trả giá cao hơn nữa. Tuy nhiên do giá vẫn tăng, nên nhiều nhà đầu tư có thể không mua mới nhưng vẫn sẽ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu.
  • Giá giảm + khối lượng tăng: đây là tín hiệu khá nguy hiểm khi có nhiều người muốn chốt lời. Xu hướng tăng giá có thể bị đe dọa. Lúc này bạn có thể bán hoặc bán bớt một phần cổ phiếu.
  • Giá giảm + khối lượng giảm: đây thường là những nhịp điều chỉnh ngắn hạn trong xu hướng tăng. Lượng người bán chốt lời không lớn, và khi giá điều chỉnh đủ thì những nhà đầu tư sẽ quay trở lại mua. Bạn nên mua vào thời điểm giá phục hồi kèm khối lượng tăng.

Lưu ý, thông thường việc bắt đáy, đỉnh cổ phiếu là điều vô cùng khó khăn, và hiển nhiên việc dựa vào khối lượng giao dich cổ phiếu cũng không thể chuẩn xác được.

Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp với tín hiệu phân kỳ. Đây là một trong những tín hiệu đáng tin cậy và không thường xuyên xuất hiện.

Klgd là gì
Kết hợp khối lượng giao dịch cùng tín hiệu phân kỳ

Sự phân kỳ giữa giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu xảy ra khi giá tạo đỉnh cao mới còn khối lượng thì không. Trong ví dụ trên, bạn sẽ thấy được nỗ lực đẩy giá tăng lên, vượt đỉnh cũ nhưng không thu hút được lượng cầu mới.

Khối lượng tại đỉnh mới cấp hơn hẳn. Đây là tín hiệu cảnh báo đỉnh của thị trường, bạn có thể bán cổ phiếu khi tín hiệu này xuất hiện.

Trong giai đoạn thị trường Downtrend

Downtrend là một giai đoạn có xu hướng giảm giá và thường không dễ kiếm lợi nhuận trong xu hướng này (chỉ có thể bán khống). Vì vậy mình chỉ nói qua một chút lưu ý về nó, nhằm giúp các bạn đỡ rủi ro hơn và có thể tìm kiếm được thêm cơ hội trong downtrend.

  • Không nên mua cổ phiếu khi thị trường giảm giá.
  • Downtrend có thể diễn ra khá lâu với khối lượng thấp.
  • Những đợt phục hồi thường sẽ kèm theo khối lượng giao dịch lớn. Khi khối lượng giảm trở lại, hãy sẵn sàng với những lệnh bán.
  • Sau một thời gian giá cổ phiếu giảm, những cú giảm mạnh kèm khối lượng lớn có thể là dấu hiệu tạo đáy ngắn hạn.

Ví dụ:

Klgd là gì
Bắt đáy cổ phiếu bằng khối lượng giao dịch

– Giai đoạn đầu giá giảm kéo dài với thanh khoản thấp và giảm dần.  Điều này là do phần đông tâm lý của nhà giao dịch thường phản ứng chậm với những khoản lỗ.

– Khi giá giảm, nhiều nhà đầu tư mua giá cao sẽ bị lỗ, nhưng họ lại có xu hướng là trì hoãn và chờ đợi thay vì phải cắt lỗ. Điều này dường như trái ngược với sự năng động của nhà đầu tư khi có lãi. Trong khi thực sự chúng ta cần phải làm ngược lại.

Bởi vì, những đợt giảm giá nhanh và mạnh sẽ khiến nhà đầu tư xót tiền và bán ra ngay. Nhưng nếu giá giảm từ từ và chậm rãi, sẽ khiến nhiều nhà đầu tư cố gắng chịu đựng, ngày qua ngày, và rồi kết cục là chết dần chết mòn. Nếu là nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ sẽ dứt khoát cắt lỗ dù nó đến nhanh hay chậm thế nào.

– Nếu để ý, bạn sẽ thấy những đợt phục hồi trong downtrend thường có thanh khoản lớn, sau đó bạn cũng sẽ thấy giá dừng tăng cùng với khối lượng giảm xuống. Nhưng đây chưa phải là đáy đâu, cẩn thận kẻo bị bulltrap đánh lừa.

– Hãy đợi đến một thời gian, khi xuất hiện những lúc giá giảm mạnh và khối lượng giao dịch rất lớn. Lúc này, những nhà đầu tư ôm lỗ không thể chịu đựng được nữa, rồi những người kiên trì nhất cũng bán ra. Sau giai đoạn này, giá sẽ phục hồi nhanh chóng => Đây có thể coi là đáy của thị trường.

Tóm lại:

Khối lượng giao dịch chứng khoán thường bị nhiều nhà đầu tư bỏ qua, nhưng đây là thông số kỹ thuật cực kỳ đáng giá, cần phải nắm bắt và theo dõi thường xuyên.

Biết được các nhà đầu tư khác đang làm gì là yếu tố quan trọng đem lại thành công cho bạn – và khối lượng giao dịch sẽ giúp bạn làm điều này.

  • Thị trường đi ngang, đợi đến lúc giá tăng đột biến và khối lượng tăng đột biến thì nên MUA VÀO.

  • Thị trường tăng giá, MUA khi giá tăng và khối lượng tăng. BÁN khi giá tăng mạnh, khối lượng giảm (đỉnh), hoặc BÁN khi giá giảm, khối lượng tăng.

  • Thị trường giảm giá: Đáy chính là lúc giá giảm + khối lượng giao dịch rất lớn. Hãy MUA vào khi thị trường phục hồi.

Thông thường, việc bắt đáy hoặc bắt đỉnh của thị trường rất khó và hiếm nhà đầu tư nào có thể phán đoán chính xác. Nhưng căn cứ vào khối lượng giao dịch, bạn có thể phần nào xác định được điểm mua, điểm bán đẹp và ít rủi ro hơn. Nếu bạn vẫn thích bắt đáy bắt đỉnh, hãy thử ở mức độ tiền vừa phải, chứ đừng bao giờ đo độ sâu của dòng sông bằng cả 2 chân, và hãy sẵn sàng cắt lỗ khi phát hiện bản thân mình sai.

Như vậy chúng mình đã cùng nhau tìm hiểu về khối lượng giao dịch chứng khoán và cách kết hợp với giá để tìm điểm mua, điểm bán phù hợp. Nếu còn có gì thắc mắc về cách phân tích kỹ thuật dựa vào khối lượng giao dịch này, hãy để lại comment để cùng thảo luận với chúng mình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn giao dịch thành công.