Lá tía tô tiếng anh là gì năm 2024

Lá mọc đối chéo chữ thập, phiến lá hình trứng thuôn nhọn ở đầu, mép lá có khía răng cưa đều, mặt trên xanh lục, mặt dưới màu tía, có nhiều lông.

Hoa trắng hay tím nhạt mọc thành chùm ở nách lá hay đầu cành. Toàn cây có mùi thơm.

Quả là hạch nhỏ, hình trứng hoặc gần hình cầu, đường kính khoảng 1,5 mm. Bên ngoài màu nâu xám và tía thâm, có các gợn hình vân lưới hơi lồi. Gốc quả hơi nhọn, có chấm sẹo màu trắng xám của cuống quả. Vỏ quả mỏng, giòn, dễ vỡ. Hạt màu trắng ngà, vỏ hạt có màng, trong hạt có hai lá mầm màu trắng ngà, có dầu. Hạt có mùi thơm nhẹ khi vỡ, vị hơi cay.

3. Đặc điểm giải phẫu (vi học)

Gân lá: Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào dẹt và nhỏ. Có nhiều lỗ khí ở biểu bì dưới. Lông tiết nằm trong những chỗ lõm của biểu bì. lông che chở đa bào một dãy. Mô dày nằm ở những chỗ lồi của gân giữa. Mô mềm gồm các tế bào thành mỏng. Bó libe-gỗ hình cung ở giữa gân lá gồm có phần gỗ ở phía trên, phần libe ở phía dưới.

Phiến lá: Gồm có mô mềm giậu chứa chất màu vàng, chiếm 2/3 phiến lá ở phía trên, mô mềm khuyết mỏng ở phía dưới.

4. Đặc điểm bột dược liệu

Bột lá: Màu nâu. mùi thơm. Soi kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào, bề mặt lấm tấm. Lông tiết đầu đa bào, cuống rất ngắn. Mảnh biểu bì trên và dưới gồm tế bào có thành ngoằn ngoèo, có lỗ khí và lông tiết. Phiến lá gồm tế bào chứa diệp lọc, có tinh thể calci oxalat hình cầu gai nhỏ. Mảnh mạch mạng, mạch vòng, mạch xoắn.

Bột quả: Màu nâu xám. Tế bào biểu bì của vỏ hạt hình ép dẹt khi nhìn ở mặt bên, hình bầu dục khi nhìn trên bề mặt, thành dày cong queo có vết như tạc khắc dày đặc. Các tế bào vò ngoài màu nâu vàng, dẹt khi nhìn ở mặt bên, thành có nhiều u lồi nhỏ; hình gần tròn khi nhìn trên bồ mặt. có các vạch cutin nhỏ, hơi cong. Tế bào đá của vỏ quả trong hình dạng không đều khi nhìn ở mặt bên, hình gân đa giác khi nhìn trên bề mặt, tế bào viền không rõ, khoang hình sao. Tế bào lá mầm hình gân chữ nhật, chứa đây các giọt dầu.

5. Phân bố, sinh học và sinh thái

Tía tô được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá ăn làm gia vị và làm thuốc.

6. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Lá (Tô diệp, Tử tô diệp – Folium Perillae), quả (Tử tô tử – Fructus Perillae). Ngoài ra còn dùng thân (Tô ngạnh – Caulis Perillae). Thu hái lá vào tháng 3-4.

7. Thành phần hoá học

Lá Tía tô có các thành phần chính là tinh dầu (0,5%, chủ yếu perillaldehyd, l-perilla alcohol, limonen), flavonoid (quercetin, luteolin, apigenin, scutellarin), acid phenol (các acid caffeic, ferulic, rosmarinic), triterpenoid (acid oleanolic, acid ursolic, acid tormentid, acid corosolic), phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, campesterol), vitamin E…

8. Tác dụng dược lý - Công dụng

Tô diệp - Công năng: Giải biểu tán hàn, hành khí hòa vị, lý khí an thai. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn. có thai nôn mửa, chữa trúng độc của cá.

Tô tử - Công năng: Giáng khí. tiêu đờm. bình suyễn, nhuận trưởng. Chủ trị: Đờm suyễn. ho khí nghịch, táo bón.

Ocimum frutescens L., Perilla ocymoides L., Melissa cretica auct. non L.: Lour., Mentha perilloides auct. non L.: Lamk.

Tên nước ngoài:

Perilla, Purple common perrilla (Anh), Pérille (Pháp)

Mẫu thu hái tại:

thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06/2009

Thân cỏ mọc đứng, cao 40-100 cm, phân nhánh nhiều, toàn cây có mùi thơm và có nhiều lông. Thân và cành vuông, lõm ở cạnh, màu xanh hay tím, có nhiều lông. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, phiến mỏng, hình trứng rộng, kích thước 7-13×5-9 cm, đỉnh lá nhọn, gốc tròn. Bìa lá có răng cưa nhọn, hai mặt lá có màu xanh hoặc tím nhạt; những lá ở ngọn thường tím mặt trên, khi lá già mặt trên trở thành màu xanh; gân giữa màu tím, gân bên 6-8 đôi. Cuống lá dạng sợi, dài 2-5 cm, đường kính 1,5-2 mm, màu tím xanh. Cụm hoa dạng chùm ở ngọn cành hoặc nách lá, dài 5-20 cm, mỗi đốt mang 2 hoa mọc đối hình chữ thập. Hoa không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Lá bắc hình trứng rộng, dài hơn hoa, đầu nhọn, kích thước 2,5-3×3 cm, màu xanh, có lông dài, tồn tại đến khi hoa thành quả. Cuống hoa dài 1-3 mm. Đài hình chuông, màu xanh cỡ 3-4×2-3 mm, có 10 gân dọc, có vòng lông trắng dài ở họng, 2 môi: môi trên 3 thùy ngắn; môi dưới 2 thùy nhọn xẻ sâu và dài hơn môi trên, đài tồn tại và phát triển đến khi quả đã khô và rụng, 5-8×3-4 mm. Tràng hợp thành ống màu trắng, dài 3-4 mm ở phía dưới, có vòng lông ở họng, 2 môi 2/3: môi trên chia 2 thùy cạn; môi dưới có thùy giữa lớn hơn 2 thùy bên. Nhị 4, đính ở 1/3 phía trên ống tràng, xen kẽ với cánh hoa, không nhô hẳn ra ngoài, 2 nhị dưới dài hơn 2 nhị trên. Chỉ nhị dạng sợi, bao phấn màu tím, 2 ô song song, nứt dọc, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn gần hình cầu, nhiều rãnh ngoằn ngoèo, đường kính 40-45 µm. Lá noãn 2, bầu 2 ô sau có vách giả chia thành 4 ô, mỗi ô 1 noãn, đính đáy. Bầu noãn đường kính 2 mm, hình vuông, góc tròn. Ở một số bầu noãn, có khi chỉ 3 hoặc 2 noãn phát triển thành quả, các noãn còn lại không phát triển. Vòi nhụy dạng sợi dài 2-2,5 mm, nửa dưới màu trắng, nửa trên màu tím nhạt, 2 đầu nhụy thò ra ngoài. Quả bế tư hình trứng hoặc gần hình cầu, có gốc quả hơi nhọn, gồm 4 hạch nhỏ, mỗi hạch chứa 1 hạt. Khi chưa chín màu trắng ngà, đường kính mỗi quả khoảng 1-1,5 mm, cả “tứ bế quả” khoảng 3 mm. Lúc chín, quả khô lại và có màu nâu đen, có vân mạng lưới, dễ dàng rơi ra khỏi đài từng quả riêng rẽ. Vỏ quả mỏng, giòn, dễ vỡ. Hạt có mùi thơm nhẹ khi vỡ, vị cay.

Đặc điểm giải phẫu:

Thân: Vi phẫu vuông, 4 cạnh lõm sâu, dài ngắn không đều nhau. Biểu bì trên và dưới gồm 1 lớp tế bào dẹt và nhỏ, lớp cutin mỏng, có răng cưa rải rác. Nhiều lỗ khí nằm nhô cao hơn hẳn so với biểu bì. Lông che chở đa bào một dãy từ 3-6 tế bào, bề mặt lấm tấm, biểu bì dưới chân lông nhô cao, thường gặp ở 4 góc. Có nhiều dạng lông tiết: lông tiết đầu tròn 1 hoặc 2, 4 tế bào, chân 1-2 tế bào; lông tiết hình bán nguyệt màu vàng nhạt, chân ngắn; lông tiết chân ngắn, đầu 6-8 tế bào chứa chất tiết màu vàng, vách dày, nhìn ngang có hình bầu dục. Dưới biểu bì là vòng mô dày góc liên tục, tập trung nhiều ở 4 góc, gồm những tế bào đa giác, kích thước không đều nhau, 6-8 lớp ở góc, 1-2 lớp ở cạnh. Mô mềm vỏ đạo, tế bào hình đa giác gần tròn. Gỗ 1 phát triển nhiều ở 4 góc, libe 1 cũng tập trung lại thành đám dài ở góc. Ở cạnh của vi phẫu, các bó gỗ 1 và libe 1 có rải rác. Gỗ 2 và libe 2 chưa phát triển nhiều. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình đa giác gần tròn, kích thước không đều nhau. Tinh thể calci oxalat hình kim tập trung thành bó và hình khối rải rác trong mô mềm vỏ. Thân già: Lông che chở và lông tiết giảm nhiều, có sự hình thành bần liên tục hay rải rác. Mô dày và mô mềm vỏ có xu hướng bị ép dẹp. Trụ bì gồm 2-3 lớp tế bào, hoá mô cứng rải rác. Libe 1 vách tế bào dày. Gỗ 2 và libe 2 phát triển dày đặc ở 4 góc, và cũng phát triển ở cạnh. Mô mềm cấp 2 tẩm chất gỗ ở cạnh vi phẫu. Tia tủy hẹp, nhiều. Cuống lá: 2 cánh lồi. Biểu bì trên và dưới gồm 1 lớp tế bào dẹt và nhỏ, cutin mỏng, có răng cưa rải rác. Lỗ khí, lông tiết và lông che chở giống thân. Ở cánh lồi, có khoảng 7 lớp mô dày góc, những vị trí còn lại từ 2-5 lớp tạo thành vòng mô dày liên tục. Mô mềm đạo, tế bào đa giác gần tròn, không đều, chứa calci oxalat hình kim và hình khối.- Cung libe gỗ chia thành 2 đoạn, gỗ ở trên và libe ở dưới, mô dày dưới libe. Ở 2 góc trên có thêm 2 bó libe gỗ phụ, libe bao bọc gỗ. Lá: Gân giữa lồi ít ở mặt trên, lồi nhiều ở mặt dưới. Biểu bì trên và dưới gồm 1 lớp tế bào dẹt và nhỏ, cutin mỏng, có răng cưa rải rác, dưới chân một số lông che chở, biểu bì phình to ra và nhô cao. Lỗ khí, lông tiết và lông che chở giống thân. Lông che chở to, đa bào 1 dãy từ 3-5 tế bào, thường chỉ có ở gân lá, mặt trên nhiều hơn mặt dưới. Mô dày góc ở cạnh biểu bì tế bào hình đa giác, nhỏ. Mô mềm đạo, tế bào tròn, không đều, chứa calci oxalat hình kim và hình khối. Cung libe gỗ liên tục ở giữa, gỗ ở trên và libe ở dưới, mô dày dưới libe, 2 bó libe gỗ phụ ở 2 bên, libe ở trên và gỗ ở dưới. Phiến lá: Biểu bì có lông tiết rải rác. Mô mềm giậu chiếm 2/5 chiều dày phiến lá, chỉ có 1 lớp tế bào hình chữ nhật thuôn dài, chứa nhiều lục lạp, nằm vuông góc với biểu bì trên; 4-5 lớp mô mềm khuyết tròn. Tinh thể calci oxalat hình kim và hình khối rải rác. Biểu bì lá: Lỗ khí kiểu trực bào, biểu bì dưới có các tế bào bạn uốn lượn ngoằn ngoèo hơn biểu bì trên. Mảnh biểu bì dưới có nhiều tế bào màu hồng tím, những tế bào này tạo nên màu tím đặc trưng của lá. Khi lá già, số lượng tế bào này giảm làm lá trở thành màu xanh.

Đặc điểm bột dược liệu:

Bột lá: Màu xanh đen, mùi thơm. Thành phần gồm: mảnh mô giậu. Mảnh biểu bì gân lá; mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu trực bào, các tế bào bạn có vách uốn lượn; mảnh biểu bì mang lông che chở hoặc lông tiết. Các dạng lông tiết: lông tiết nhỏ đầu hình bầu dục hoặc tròn 1 hoặc 2, 4 tế bào, chân 1-2 tế bào; lông tiết lớn có đầu tròn hoặc hình bán nguyệt chân rất ngắn, đầu 6-8 tế bào như đã mô tả ở trên. Lông che chở đa bào đứt gãy và có đốm lấm tấm,mảnh mô mềm, các mảnh mạch xoắn, mạch vạch,… Tinh thể calci oxalat hình khối. Hạt tinh bột hình chuông nhỏ, tập trung lại thành đám. Bột quả: Màu xám nâu, mùi thơm, gồm có: mảnh vỏ quả dạng một đám tế bào mô cứng sát nhau có ống trao đổi rõ; tế bào mô cứng hẹp, có vách dày; mảnh mô mềm hình đa giác; nhiều hạt tinh bột hình nhiều cạnh.

Phân bố, sinh học và sinh thái:

Mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết quả nhiều, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt. Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 10-12 [9]. Theo tài liệu [15]: mùa hoa quả tháng 5-8.

Lá tía tô có tên gọi khác là gì?

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens hay còn gọi lá é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Các bộ phận của cây tía tô: cành tía tô (tô ngạnh), lá tía tô (tô diệp), hạt tía tô (tô tử).

Lá tía tô ở miền Nam gọi là gì?

Tía tô đất là loại thảo mộc nguồn gốc từ miền nam châu Âu, tại Việt Nam cây phổ biến với tên gọi bạc hà chanh.

Perilla frutescens là cây gì?

Perilla frutescens, thường được gọi là tía tô xanh để phân biệt với tía tô Việt Nam, là một loài thuộc chi Tía tô trong họ Hoa môi. Nó là thực vật hàng năm bản địa của vùng Đông Nam Á, sơn nguyên Ấn Độ, và được trồng phổ biến ở bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Hoa Nam và Ấn Độ.

Tía tô là loại thân gì?

Cây thảo, thân vuông có lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, phiến lá hình trứng thuôn nhọn ở đầu, mép lá có khía răng cưa đều, mặt trên xanh lục, mặt dưới màu tía, có nhiều lông.