Liều lượng thuốc hạ sốt Hapacol cho trẻ

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh - Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, sốt không phải bệnh mà chỉ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, phần lớn là do nhiễm trùng.

Trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả đều là bệnh nặng gây nguy hiểm. Đôi khi, đó là một dấu hiệu tốt. Bởi về mặt y học, sốt giúp chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể. Vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần xác định rõ căn nguyên để chăm sóc trẻ đúng cách và hiệu quả.

Liều lượng thuốc hạ sốt Hapacol cho trẻ

Cách nhận biết trẻ đang bị sốt

- Bằng mắt thường, bố mẹ có thể nhận ra trẻ đang bị sốt bằng cách sờ ở bụng, nách thấy nóng, môi và má ửng đỏ hơn bình thường. Tuy nhiên, nên đo thân nhiệt của trẻ để xác định tình trạng sốt nhẹ hay cao, từ đó có hướng xử trí thích hợp.

- Trẻ được xem là ốm khi nhiệt độ đo ở hậu môn hoặc miệng là trên 38,5 độ C, đo ở nách trên 37,5 độ C, nhiệt độ bằng hoặc trên 39 độ C được xem là sốt cao. Trên 41 độ C, trẻ có nguy cơ bị co giật và tổn thương não.

“Thông thường, việc xác định bệnh nặng hay nhẹ không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ khi sốt mà còn dựa vào hành vi của trẻ. Như mắt không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, cơ thể lạnh run, tăng tiết mồ hôi, cứng gáy, chóng mặt, khó thở, nổi hồng ban hoặc không chịu uống nước…”, bác sĩ Thanh cho biết.

Liều lượng thuốc hạ sốt Hapacol cho trẻ

Khi trẻ sốt cao, tắm nhanh hoặc cho con ngâm mình trong nước ấm là một cách hạ sốt hiệu quả.

Cách sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Cách dùng thuốc hạ sốt tuy đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ dưới đây:

- Không tự ý cho trẻ dưới 3 tháng tuổi dùng thuốc mà không có ý kiến bác sĩ.

- Thuốc hạ sốt phải còn hạn sử dụng.

- Chỉ cho trẻ uống đúng liều lượng, không nên sốt ruột mà tự ý tăng liều. Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10mg-15 mg/kg mỗi lần khi sốt trên 38,5 độ C. Ví dụ, trẻ nặng 10kg sẽ dùng mỗi lần 100-150mg thuốc.

- Tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc để tránh tình trạng quá liều, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3-4 lần một ngày. Tổng liều tối đa không quá 60mg/kg trong 24h.

Liều lượng thuốc hạ sốt Hapacol cho trẻ

Thuốc hạ sốt có hương cam, vị ngọt dễ “dụ” bé uống hơn.

Theo bác sĩ Thanh, trong tủ thuốc gia đình, phụ huynh cần dự trữ 2 loại thuốc hạ sốt khác nhau là dạng gói bột và dạng viên đạn. Dạng gói bột thường có vị ngọt, mùi thơm của trái cây, hợp với sở thích trẻ, hiệu quả hạ sốt nhanh, chỉ khoảng 15-30 phút sau khi uống.

Dạng gói bột bào chế dưới hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 250mg. Tùy theo cân nặng, chúng ta sẽ tính được liều lượng cần dùng cho trẻ. Ví dụ, trẻ cân nặng 10kg sẽ uống một gói thuốc bột hạ sốt hàm lượng paracetamol 150mg.

Trong trường hợp trẻ sốt li bì, không uống được, nôn ói nhiều, cha mẹ có thể dùng viên đạn nhét hậu môn. Theo đó, trẻ 1-5 tháng tuổi có cân nặng từ 4-6kg sử dụng dạng 80mg. Trẻ 6-12 tháng nặng 7-12kg dùng dạng 150mg. Trẻ 2-9 tuổi nặng 12-24kg đặt dạng viên đạn 300mg.

“Các trường hợp cần phải cho đi viện là trẻ sốt kéo dài quá 3 ngày, dùng thuốc hạ sốt không có tác dụng, hoặc bị dị ứng với thuốc. Nếu trẻ sốt 40-41 độ C thì vừa phải cho dùng thuốc vừa cho đi viện ngay. Đặc biệt, người bị viêm gan, trẻ em bị viêm gan, vàng da do tắc mật cấm dùng thuốc tại nhà. Nếu bị sốt phải đưa người bệnh đi viện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ”, bác sĩ Thanh khuyến cáo.

Thế Đan

Liều lượng thuốc hạ sốt Hapacol cho trẻ

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang. Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phườngAn Hoà, quậnNinh Kiều, thành phốCần Thơ. Thông tin liên hệ: 071038 91433 – 08389 1434.

Thuốc Hapacol là gì? Thuốc Hapacol được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về thuốc Hapacol trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: Paracetamol
Thuốc có thành phần hoạt chất tương tự: Efferalgan, Panadol,….

1. Thuốc Hapacol là gì?

1.1. Thành phần trong công thức thuốc

Hoạt chất

Tá dược

  • Acid citric khan
  • Manitol, đường trắng, aspartam
  • Natri hydrocarbonat
  • PVP K30, màu sunset yellow
  • Bột hương cam

1.2. Cơ chế hoạt động

  • Hoạt chất Paracetamol trong thuốc Hapacol có tác dụng giảm đau – hạ sốt hữu hiệu. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Paracetamol làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.
  • Ở liều điều trị, hiệu quả giảm đau, hạ sốt tương đương Aspirin nhưng Paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid -base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày.
  • Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải là 1,25 – 3 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận. Hapacol 250 chứa 250mg Paracetamol, được bào chế dưới dạng thuốc bột sủi bọt, hòa tan trong nước trước khi uống.

2. Công dụng thuốc Hapacol

Thuốc Hapacol có tác dụng hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật,…

3. Không nên dùng thuốc nếu

  • Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
  • Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

4. Cách dùng thuốc Hapacol

4.1. Cách dùng

  • Hòa tan thuốc vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt.
  • Cách mỗi 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ ngày.

4.2. Liều dùng

  • Liều uống: trung bình từ 10 -15mg/kg / lần.
  • Tổng liều tối đa <60mg/ kg/ ngày

Hoặc theo phân liều sau

  • Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi: uống 1 gói/lần.
  • Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.

5. Tác dụng phụ của thuốc hạ sốt Hapacol

Liều lượng thuốc hạ sốt Hapacol cho trẻ
Tác dụng phụ thuốc Hapacol
  • Tình trạng ban da;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày;
  • Giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.
  • Phản ứng quá mẫn (hiếm gặp)

6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc

  • Thuốc chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
  • Phenothiazin và các liệu pháp hạ nhiệt.
  • Các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin)
  • Isoniazid và các thuốc chống lao có thể làm tăng độc tính đối với gan của Paracetamol.
  • Rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan do thuốc

7. Những lưu ý khi dùng thuốc

  • Đối với người bị phenylceton – niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartam.
  • Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit.
  • Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận.
  • Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
  • Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt

  • Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

  • Chưa xác định được tính an toàn của Paracetamol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết.
  • Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú, dùng Paracetamol không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.

9. Xử trí khi quá liều thuốc Hapacol

9.1. Quá liều

Paracetamol do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn Paracetamol (7.5 – 10g/ ngày x 1 – 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Tình trạng hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.

Biểu hiện của quá liều Paracetamol

  • Buồn nôn, nôn, đau bụng
  • Triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.

Biểu hiện của ngộ độc nặng Paracetamol

  • Ban đầu kích thích nhẹ, kích động và mê sảng.
  • Tiếp theo là ức chế hệ thần kinh trung ương: sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh và nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.

9.2. Cách xử trí

  • Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều Paracetamol.
  • Khi nhiễm độc Paracetamol nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
  • Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl. N – acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Ngoài ra, có thể dùng Methionin, than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối.

10. Xử trí khi quên một liều thuốc Hapacol

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

11. Cách bảo quản thuốc Hapacol

  • Để thuốc Hapacol tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Hapacol ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc hạ sốt Hapacol. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!