Luật số 38 2023 qh14

Luật số 38 2023 qh14
Công nhân sản xuất phụ kiện ôtô xe máy và thiết bị công nghiệp tại Công ty TNHH Keihin (Khu Công nghiệp Thăng Long 2, Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị định số 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Điểm đáng chú ý của Nghị định số 91/2022/NĐ-CP là sửa đổi quy định tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; đồng thời, điều chỉnh tương ứng quy định tại điểm c và điểm g khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP về tạm nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý của hãng vận tải nước ngoài.

Cụ thể, điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định: Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 3 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.

Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Quy định tại Nghị định số 91/2022/NĐ-CP sửa đổi thành: Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 4 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.

Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 4 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 4 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

[Gia hạn nộp thuế - Trợ lực giúp các doanh nghiệp vượt khó]

Cũng theo điều chỉnh của Nghị định số 91/2022/NĐ-CP thì thuế thu nhập doanh nghiệp của hãng vận tải nước ngoài tạm nộp quý và khai quyết toán năm.

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 4 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.

Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 4 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 4 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Quy định trên được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2021 như sau: Tính đến ngày Nghị định 91/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (30/10/2022) người nộp thuế có số thuế tạm nộp 3 quý đầu kỳ tính thuế năm 2021 không thấp hơn 75% số phải nộp theo quyết toán năm thì không áp dụng quy định tỷ lệ tạm nộp 4 quý như trên.

Tính đến ngày 30/10/2022, người nộp thuế có số thuế tạm nộp 3 quý đầu kỳ tính thuế năm 2021 thấp hơn 75% số phải nộp theo quyết toán năm thì được áp dụng tỷ lệ tạm nộp 4 quý như trên nếu không tăng thêm số tiền chậm nộp.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra đã tính tiền chậm nộp theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm g khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và khi áp dụng quy định tỷ lệ tạm nộp 4 quý ở trên được giảm số tiền chậm nộp thì người nộp thuế có văn bản đề nghị điều chỉnh giảm tiền chậm nộp theo Mẫu số 01/GTCN gửi cơ quan thuế nơi phát sinh tiền chậm nộp (là cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế có hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp). Sau khi điều chỉnh giảm mà có số tiền chậm nộp nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Chương VIII Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Với việc điều chỉnh trên, doanh nghiệp sẽ không phải hoàn tất việc tạm nộp thuế cả năm từ quý 3, trước khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính 2 tháng. Nhờ đó, việc ước tính số thuế phải nộp sẽ sát thực tiễn kinh doanh hơn.

Quy định như vậy cũng khuyến khích doanh nghiệp thực hiện hạch toán, ghi chép sổ sách kịp thời để chủ động trong việc thực hiện chính sách thuế./.

Luật số 38 2023 qh14

Ngày 10 tháng 10 năm 2019, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Luật Quản lý thuế và Luật Giáo dục. Hội nghị có sự tham gia của hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và phòng, ban liên quan; đại diện Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Công chứng viên.

Ngoài giới thiệu khái quát chung về các Luật, Hội nghị đã nghe các báo cáo thông tin những điểm mới cơ bản của các Luật, qua đó giúp các cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện hoặc tiếp tục tuyên truyền, phổ biến được thuận lợi.

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 (trừ quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022). Luật gồm 17 Chương với 152 điều, quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước. So với các quy định về quản lý thuế hiện hành, Luật năm 2019 có những điểm mới cơ bản, như: Bổ sung thêm quyền cho người nộp thuế nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, đảm bảo các quyền trong giao dịch điện tử cũng như nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan thuế khi thực thi công vụ; quy định rõ đồng tiền khai thuế, nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi; bổ sung quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý thuế; bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại; cấu trúc mã số thuế; việc cấp mã số thuế; đăng ký thuế; thủ tục Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp…

Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, thay thế Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12, Luật số 74/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13. Luật gồm 9 Chương với 115 điều, quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục. Luật số 43/2019/QH14 có những điểm mới cơ bản: Bổ sung quy định cụ thể về hướng nghiệp, phân luồng và liên thông trong giáo dục; định Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; trường tư thục không vì lợi nhuận và việc chuyển đổi loại hình trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và giảng viên đại học; quy định học sinh sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học…