Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa máy móc

Bạn đang xem tài liệu "Mẫu Biên bản bàn giao máy móc thiết bị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Nội dung text: Mẫu Biên bản bàn giao máy móc thiết bị

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN BÀN GIAO MÁY MÓC, THIẾT BỊ Căn cứ Hợp đồng kinh tế số ngày . tháng . năm về việc thuê thiết bị phục vụ thi công .giữa bên cho thuê là và bên đi thuê là . Hôm nay, ngày tháng năm , tại chúng tôi gồm: BÊN CHO THUÊ (Bên A): Địa chỉ: Đại diện: BÊN NHẬN (Bên B): Địa chỉ: Đại diện: Đã cùng tiến hành bàn giao máy móc, thiết bị với nội dung như sau: Thông số kỹ thuật, STT Tên thiết bị Số lượng Hiện trạng Mã thiết bị 1 2 3 Biên bản này làm thành cơ sở để 02 bên thực hiện và quyết toán Hợp đồng kinh tế số ngày tháng năm . Hai bên thống nhất lập Biên bản bàn giao theo những nội dung như trên và Biên bản Bàn giao được lập thành 02 bản giống nhau, mỗi bên giữ một bản có giá trị tương đương nhau. Đại diện bên giao Đại diện bên nhận

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 48/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 06/10/2022. Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286 Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM; Địa điểm Kinh Doanh: Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;

Biên bản bàn giao thiết bị máy móc là một văn bản được lập ra để ghi nhận việc bàn giao thiết bị máy móc từ bên bàn giao cho bên nhận bàn giao. Biên bản này có giá trị pháp lý, là cơ sở để xác định trách nhiệm của các bên trong việc bảo quản, sử dụng thiết bị máy móc.

Biên bản bàn giao thiết bị máy móc thường bao gồm các nội dung sau:

- Tên và địa chỉ của bên bàn giao và bên nhận bàn giao.

- Danh sách thiết bị máy móc được bàn giao, bao gồm tên thiết bị, số lượng, tình trạng,...

- Tình trạng của thiết bị máy móc khi bàn giao.

- Kết quả kiểm tra, nghiệm thu thiết bị máy móc.

- Chữ ký của các bên tham gia bàn giao.

Biên bản bàn giao thiết bị máy móc được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.

Sau đây là mẫu biên bản bàn giao thiết bị máy móc mới nhất có thể tham khảo:

Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa máy móc

Tải về miễn phí mẫu biên bản bàn giao thiết bị máy móc mới nhất tại đây tải về

Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa máy móc

Mẫu biên bản bàn giao thiết bị máy móc mới nhất? (Hình từ Internet)

Biên bản bàn giao thiết bị máy móc có phải là văn bản hành chính không?

Theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về các loại văn bản hành chính như sau:

Các loại văn bản hành chính
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Theo đó, biên bản bàn giao thiết bị máy móc cũng là 01 loại văn bản hành chính xác nhận việc một người giao lại thiết bị máy móc cho người khác quản lý

Do đó, biên bản bàn giao thiết bị máy móc cần đáp ứng yêu cầu về thể thức như sau:

- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

- Số, ký hiệu của văn bản.

- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

- Nội dung văn bản.

- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

- Nơi nhận.

Ngoài ra, biên bản bàn giao thiết bị máy móc còn có các nội dung sau:

- Phụ lục.

- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

- Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

Việc soạn thảo văn bản hành chính cần lưu ý những quy định nào?

Theo Điều 10 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về soạn thảo văn bản như sau:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giao cho đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản.

- Đơn vị hoặc cá nhân được giao chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện các công việc: Xác định tên loại, nội dung và độ mật, mức độ khẩn của văn bản cần soạn thảo; thu thập, xử lý thông tin có liên quan; soạn thảo văn bản đúng hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày.

Đối với văn bản điện tử, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản ngoài việc thực hiện các nội dung nêu trên phải chuyển bản thảo văn bản, tài liệu kèm theo (nếu có) vào Hệ thống và cập nhật các thông tin cần thiết.

- Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung bản thảo văn bản, người có thẩm quyền cho ý kiến vào bản thảo văn bản hoặc trên Hệ thống, chuyển lại bản thảo văn bản đến lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản để chuyển cho cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản.

- Cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị và trước pháp luật về bản thảo văn bản trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.