Mẫu đơn hiến tặng đất

Đất đai là tài sản mang giá trị lớn được nhà nước quản lý thông qua hình thức đăng ký quyền sử dụng đất. Vì thế, tất cả các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất đều phải đáp ứng các điều kiện của Luật đất đai. Vậy, giấy cho tặng đất là gì, hợp đồng tặng cho đất được soạn thảo như thế nào. Sau đây, Luật Quang Huy xin cung cấp mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất như sau:


  • 1. Giấy cho tặng đất là gì?
  • 2. Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất!
  • 3. Hướng dẫn điền mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
  • 4. Quy định về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
    • 4.1 Hình thức hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
    • 4.2 Nội dung hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
  • 5. Các lưu ý liên quan đến giấy cho tặng đất
    • 5.1 Giấy cho tặng nhà đất viết tay được không?
    • 5.2 Giấy trao tặng đất có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
    • 5.3 Công chứng hợp đồng tặng cho đất cần giấy tờ gì?
  • 6. Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng cho tặng đất

Giấy cho tặng đất (hay còn được gọi là giấy trao tặng đất, giấy cho tặng nhà đất) thực chất là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mang bản chất của hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng về quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 457 và Điều 500 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng cho tặng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận của các bên theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất của mình và chuyển quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Mẫu đơn hiến tặng đất
Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất


2. Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất!

Bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT


3. Hướng dẫn điền mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Khi kê khai các thông tin trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Thông tin nhân thân của bên tặng cho và bên được tặng cho:
  • Ông/Bà: Ghi đầy đủ họ tên theo Chứng minh nhân dân/ Giấy khai sinh bằng chữ in hoa, có dấu;
  • Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh;
  • Chứng minh nhân dân số: Ghi theo thông tin trên Chứng minh nhân dân được cấp bởi cơ quan Công an;
  • Địa chỉ thường trú: Ghi theo thông tin trên sổ hộ khẩu, trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú thì phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi;
  • Số điện thoại: Ghi số điện thoại đang sử dụng gần nhất để các bên có thể tiện liên lạc.
  • Lưu ý: Nếu đất tặng cho thuộc quyền sử dụng chung của vợ chồng thì phần bên tặng cho phải ghi đủ thông tin và có chữ ký của cả hai vợ chồng.
  • Trong trường hợp bên được tặng cho có vợ hoặc chồng thì cũng cần ghi đủ các thông tin về cả hai vợ chồng.
  • Thông tin về thửa đất tặng cho:
  • “Thửa đất số”, “Tờ bản đồ số”, “Địa chỉ thửa đất”, “Hình thức sử dụng”, “Mục đích sử dụng”, “Thời hạn sử dụng”, “Nguồn gốc sử dụng”, “Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có)”: điền các thông tin tương ứng vào hợp đồng dựa trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • “Diện tích”: Ghi rõ diện tích đất mà bên tặng cho tặng cho bên nhận tặng cho.

4. Quy định về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Theo quy định của Bộ luật dân sự mới nhất năm 2015 và pháp luật về đất đai thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.

Trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, bên tặng cho là người có có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Do đó, theo quy định tại Điều 724 Bộ luật dân sự 2015 thì bên tặng cho quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau:

  • Giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;
  • Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.

Sau khi thỏa thuận xong về nội dung cơ bản của hợp đồng tặng cho, bên được tặng cho có quyền nhận hoặc không nhận tài sản tặng cho. Việc tặng cho bất động sản phải lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong khi thực hiện hợp đồng, bên được tặng cho vẫn có quyền không nhận tài sản. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất chấm dứt khi bên được tặng cho nhận đất và làm các thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.

Do vậy, các nghĩa vụ của bên được tặng cho quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 725 Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau:

  • Đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho;
  • Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

Và theo quy định tại Điều 726 Bộ luật dân sự 2015 thì bên được tặng cho quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

  • Yêu cầu bên được tặng cho giao đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng như đất đã thoả thuận;
  • Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn;
  • Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4.1 Hình thức hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 thì việc tặng cho tài sản là bất động sản phải được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực và hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Như vậy, hình thức của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật và có hiệu lực tại thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

4.2 Nội dung hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Đối với hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật thì cần đáp ứng đủ các tiêu chí và yêu cầu về nội dung như sau:

  • Tên, địa chỉ của bên tặng cho và bên được tặng cho;
  • Lý do tặng cho quyền sử dụng đất;
  • Quyền, nghĩa vụ của bên tặng cho và bên được tặng cho;
  • Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;
  • Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho;
  • Quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho;
  • Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng;
  • Nghĩa vụ của bên tặng cho quyền sử dụng đất

5. Các lưu ý liên quan đến giấy cho tặng đất

5.1 Giấy cho tặng nhà đất viết tay được không?

Mẫu đơn cho đất viết tay hay giấy cho đất viết tay là 1 hợp đồng dân sự. Nó là sự thỏa thuận của ít nhất 2 bên trong 1 giao dịch dân sự. Ở đây, giấy cho tặng đất còn được gọi là hợp đồng cho tặng đất.

Nó là văn bản thể hiện ghi lại sự thỏa thuận của đối tượng cho đất và đối tượng được tặng đất. Trong đó, đối tượng cho tặng ở đây là quyền sử dụng đất. Và vì vậy, giấy tặng cho nhà đất được viết tay, tuy nhiên phải được công chứng, chứng thực theo như chúng tôi phân tích dưới đây.

5.2 Giấy trao tặng đất có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 về tặng cho bất động sản thì tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Ngoài ra tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 cũng quy định hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.

Như vậy, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải thực hiện công chứng tại các Tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

5.3 Công chứng hợp đồng tặng cho đất cần giấy tờ gì?

Khi thực hiện công chứng hợp đồng tặng cho đất cần những giấy tờ như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Trường hợp tặng cho một phần nhà đất thì cần có thêm các giấy tờ sau: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, hồ sơ hiện trạng nhà được Phòng tài nguyên kiểm tra, xác nhận;
  • Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên tặng cho (cả vợ và chồng);
  • Hợp đồng tặng cho;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa bên tặng cho và bên nhận tặng cho (nếu có) như: Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn,…

6. Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng cho tặng đất

Nhìn chung việc soạn thảo hợp đồng cho tặng đất khá đơn giản. Tại bài viết này chúng tôi đã cung cấp mẫu hợp đồng và hướng dẫn cách điền thông tin chi tiết cho bạn đọc, bạn chỉ cần dựa vào hướng dẫn để soạn thảo hợp đồng một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, khi soạn thảo hợp đồng cho tặng đất, các bên có thể có nhiều vướng mắc phát sinh cần phải có sự hỗ trợ của những Luật sư, chuyên viên tư vấn luật đất đai có kiến thức, kinh nghiệm. Khi đó, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cách soạn hợp đồng sao cho chuẩn chỉnh nhất.

Khi có vướng mắc về vấn đề soạn thảo hợp đồng cho tặng đất đai, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.


Trên đây là mẫu hợp đồng cho tặng quyền sử dụng đất mới nhất các bạn có thể tham khảo cách viết, cách soạn thảo và trình bày mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Đất đai mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là hỗ trợ các thủ tục liên quan đến phí sang tên sổ đỏ chung cư trong cả nước.

Nếu còn thắc mắc về nội dung hay cách thức trình bày bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp, hướng dẫn chi tiết.

Trân trọng./.