Mẫu hồ sơ sửa chữa nhỏ

STT Nội dung thực hiện Đơn vị liên quan Biểu mẫu

1.

- Giấy đề nghị mua sắm, sữa chữa tài sản của phòng/ban có nhu cầu và được lãnh đạo Ban Cơ sở vật chất (CSVC) xác nhận.
- Sau khi xác nhận nhu cầu mua sắm, sửa chữa, Ban CSVC trình giấy đề nghị mua sắm, sữa chữa để Thủ trưởng xem xét, phê duyệt.
- Ban CSVC tổ chức mua sắm, sữa chữa.
* Bộ chứng từ thanh toán do Ban CSVC tập hợp và đề nghị thanh toán bao gồm:
- Giấy đề nghị mua sắm, sữa chữa đã được thủ trưởng phê duyệt
- Giấy đề nghị thanh toán của của nhà cung cấp
- 3 báo giá của 3 nhà cung cấp khác nhau hoặc chứng thư thẩm định giá, phê duyệt báo giá được chọn
- Quyết định phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Quyết định chọn nhà cung cấp
- Biên bản thương thảo hợp đồng
- Hợp đồng ghi rõ STK của 2 bên (liên hệ ban KHTC để biết thông tin về STK cụ thể của ĐHĐN)
- Biên bản nghiệm thu và bàn giao tài sản
- Phụ lục 08a (Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng)
- Hóa đơn tài chính
- Biên bản giao nhận tài sản (mẫu số C50-HD)
- Biên bản thanh lý
- Ban CSVC tiếp nhận nhu cầu, tổ chức thực hiện mua sắm, sữa chữa.
- Nhà cung cấp
- Biên bản nhận tài sản (C50-HD)

2.

Phương thức thanh toán:
- Thanh toán chuyển khoản

Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa cơ sở vật chất là gì? Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa cơ sở vật chất? Hướng dẫn lập Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa cơ sở vật chất? Một số quy định liên quan?

Cơ sở vật chất là phương tiện phục vụ trong công việc của hầu hết người lao động hoạch cả người sử dụng lao động. Nếu trong công việc hàng ngày không đảm bảo được cơ sở vật chất một cách hoàn thiện sẽ dẫn đến hậu quả cơ sở làm việc sẽ không thể làm việc được hoặc làm việc bằng thủ công nên sẽ trì trệ, hạn chế chất lượng việc làm hằng ngày. Để đảm bảo cho công việc diễn ra thuận lợi thì doanh nghiệp, công ty làm kinh doanh và bộ phận cơ sở vật chất phải luôn lưu ý phòng tránh các hư hỏng với vật chất đáp ứng nhu cầu công việc và khi nhận thấy cơ sở vật chất xuống cấp hay hư hỏng thì cần đề nghị được Sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất hiện có của các cơ quan, đơn vị để có thể đưa vào phục vụ công việc

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa cơ sở vật chất là gì?
  • 2 2. Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa cơ sở vật chất:
  • 3 3. Hướng dẫn lập Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa cơ sở vật chất:
  • 4 4. Một số quy định liên quan:
    • 4.1 4.1. Công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh:
    • 4.2 4.2. Công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất thuộc thẩm quyền của UBND huyện, thị xã, thành phố:

Cơ sở vật chất chúng ta có thể hiểu là một trong các công cụ phục vụ cho công việc như đối với công ty, doanh nghiệp thì có thể thấy cơ sở vật chất gồm: máy vi tính, máy in, máy photo. điều hòa, máy chiếu,…. những công cụ này là nguồn lực hỗ trợ trong việc làm rất cao, rút ngắn thời gian làm việc so với làm việc thủ công.

Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa cơ sở vật chất là mẫu tờ trình nêu rõ tình hình thực tế cơ sở vật chất của công ty không đảm bảo yêu cầu công việc của các bộ phận nhân viên của cơ quan trình bày thông quan văn bản để gửi lên người có chức vụ cao nhất là Giám đốc công ty – doanh nghiệp để đề nghị sửa chữa bảo đảm nhu cầu làm việc. Trong tờ trình phải nêu rõ cơ sở vật chất phải sửa là gì và kinh phí dự trù khi sửa chữa.

Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa cơ sở vật chất là mẫu tờ trình được trưởng phòng, bộ phận nhân viên của công ty/doanh nghiệp lập ra trình lên Giám đốc doanh nghiệp/công ty với mục đích trình bày vè tình hình cơ sở vật chất đang sử dụng và đề nghị công ty, doanh nghiệp sửa chữa lại cơ sở vật chất đang có vấn đề để đảm bảo cho công việc.

2. Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa cơ sở vật chất:

CÔNG TY/ DOANH NGHIỆP ….

————-

Số: …/…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Xem thêm: Mẫu hợp đồng sửa chữa ô tô, máy móc mới nhất năm 2022

———–

…., ngày … tháng … năm …..

TỜ TRÌNH

Đề nghị sửa chữa cơ sở vật chất …

Kính gửi: – Giám đốc Công ty…/ Doanh nghiệp …;

Trưởng phòng/bộ phận ………

Căn cứ thực tế tình hình cơ sở vật chất tại ………;

Để đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cho đội ngũ nhân viên và những kế hoạch sắp tới của công ty/doanh nghiệp

Xem thêm: Tờ trình là gì? Mẫu tờ trình nội bộ lên cấp trên mới nhất 2022

Đại diện phòng/ban đề xuất sửa chữa cơ sở vật chất. Tình hình cơ sở vật chất hiện nay:

  • Vị trí, tên gọi, diện tích cơ sở vật chất cần sửa chữa …

Kinh phí cho các nhu cầu nâng cấp, sửa chữa, làm mới cơ sở vật chất theo hiện trạng:

  • Nguồn chi phí của công ty ….

Đề nghị Giám đốc công ty và trưởng phòng tạo điều kiện…/.

Nơi nhận:

– Như trên;

– Ban giám đốc… (để b/c );

– Trưởng phòng … (để b/c );

– Ông (bà ) … (để b/c );

Xem thêm: Hồ sơ, trình tự gói thầu sửa chữa tài sản cố định giá trị nhỏ

– Lưu VT.

TM NHÂN VIÊN…

(ký)

3. Hướng dẫn lập Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa cơ sở vật chất:

– Tên cơ quan làm việc: Doanh nghiệp/công ty

– Quốc hiệu và tiêu ngữ

– Căn cứ vào tình hình thực tế để đưa ra loại cơ sở vật chất cần sửa chữa

– Kinh phí dự trù sửa chữa

– Đề nghị sửa chữa

Xem thêm: Mẫu hợp đồng và phụ lục hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói

– Ký xác nhận

4. Một số quy định liên quan:

4.1. Công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh:

Về chủ trương sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất:

Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh trong năm kế hoạch có nhu cầu sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tổ chức lập biên bản khảo sát, đánh giá hiện trạng công trình cần sửa chữa… có sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành (Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính). Khi có biên bản khảo sát, thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh lập văn bản (kèm biên bản khảo sát) gửi Sở Tài chính có ý kiến về kinh phí làm cơ sở để cơ quan cấp tỉnh trình UBND tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương.

Việc giao dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.

Căn cứ chủ trương đã được chấp thuận của UBND tỉnh, cơ quan cấp tỉnh lập dự toán kinh phí thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất tổng hợp chung vào dự toán gửi Sở Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định giao dự toán thực hiện.

Hồ sơ tài liệu kèm theo khi gửi cơ quan tài chính để thảo luận dự toán:

– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng, tài liệu bao gồm: Văn bản phê duyệt chủ trương của cấp có thẩm quyền; Dự toán và bản vẽ thiết kế.

– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Ngoài các tài liệu theo quy định đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng; cơ quan gửi thêm quyết định phê duyệt dự án sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất kèm theo dự án (hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật kèm theo báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật); dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật phải có trước khi phân bổ  dự toán.

Thẩm quyền phê duyệt dự toán:

– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng cơ quan cấp tỉnh lập dự toán kèm theo bản vẽ thiết kế (không phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) gửi Sở Xây dựng thẩm định phê duyệt dự toán và bản vẽ thiết kế để tổ chức thực hiện duyệt theo Quyết định ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.

– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên. Ngoài các tài liệu theo quy định đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng cơ quan cấp tỉnh gửi Sở Xây dựng thẩm định dự án hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật; sau đó cơ quan cấp tỉnh gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt theo Quyết định ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh

Hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất:

Theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

Xem thêm: Mẫu tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình

Quyết toán kinh phí

Các cơ quan, đơn vị thực hiện tổng hợp chung kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất trong báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của đơn vị theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn. Cụ thể như sau:

– Các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng: Các cơ quan, đơn vị tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm theo quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.

– Các công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Ngoài việc lập quyết toán hàng năm theo quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính, các cơ quan, đơn vị lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

Như vậy, việc sửa chữa bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật được áp dụng theo từng phân cấp đơn vị và theo phân cấp chi phí thực hiện. Đối với công trình có chi phí dưới 500 triệu thì thẩm quyền ra quyết định sửa chữa thuộc về Sở xây dựng thẩm định theo dự toán, còn đối với công trình trên 500 triệu đồng thì Sở xây dựng tiến hành lập thẩm định bằng Báo cáo kinh tế – kỹ thuật và gửi cho Sở kế hoặc và Đầu tư phê duyệt.

4.2. Công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất thuộc thẩm quyền của UBND huyện, thị xã, thành phố:

Về chủ trương sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất:

Thủ trưởng cơ quan cấp huyện trong năm kế hoạch có nhu cầu sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất tổ chức lập biên bản khảo sát, đánh giá hiện trạng công trình cần sửa chữa… có sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành (Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài chính – Kế hoạch). Khi có biên bản khảo sát, thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh lập văn bản (kèm biên bản khảo sát) gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch có ý kiến về kinh phí làm cơ sở để cơ quan cấp huyện trình UBND huyện xem xét chấp thuận chủ trương.

Việc giao dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.

 
Căn cứ chủ trương đã được chấp thuận của UBND huyện, cơ quan cấp huyện lập dự toán kinh phí thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất tổng hợp chung vào dự toán gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định giao dự toán thực hiện.

Hồ sơ tài liệu kèm theo khi gửi cơ quan tài chính để thảo luận dự toán:

 
– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng, tài liệu bao gồm: Văn bản phê duyệt chủ trương của cấp có thẩm quyền; Dự toán và bản vẽ thiết kế.

– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Ngoài các tài liệu theo quy định đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng; cơ quan gửi thêm quyết định phê duyệt dự án sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất kèm theo dự án (hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật kèm theo báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật); dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật phải có trước khi phân bổ dự toán.

Thẩm quyền phê duyệt dự toán:

 
– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng cơ quan, đơn vị lập dự toán kèm theo bản vẽ thiết kế (không phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) gửi cấp thẩm quyền xem xét thẩm định và phê duyệt dự toán, thiết kế bản vẽ để tổ chức thực hiện.

– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên. Ngoài các tài liệu theo quy định đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng, cơ quan cấp huyện gửi cấp thẩm quyền xem xét thẩm định và phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật.

Hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất:

Xem thêm: Mẫu tờ trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu mới nhất năm 2022

Theo quy định của Luật uật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

Quyết toán kinh phí

Các cơ quan, đơn vị thực hiện tổng hợp chung kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất trong báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của đơn vị theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn. Cụ thể như sau:

– Các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng: Các cơ quan, đơn vị tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm theo quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.

– Các công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Ngoài việc lập quyết toán hàng năm theo quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính, các cơ quan, đơn vị lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước

Như vậy, việc sửa chữa bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật được áp dụng cho cơ quan cấp tỉnh và cơ quan cấp huyện. Theo đó, thì đối với cấp huyện thì đối với công trình có chi phí trên 500 triệu đồng trở lên thì cũng phải lập thẩm định và phê duyệt bằng báo cáo kinh tế – kỹ thuật.