Mua sắm tài sản trong dự án đầu tư

Như chúng ta đã biết, xét theo khía cạnh chung thì hoạt động mua sắm được diễn ra thường xuyên từ các cá nhân, tổ chức trong một nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên trong hoạt động đầu tư thì việc mua sắm lại được diễn ra dưới hai hình thức đó là đó là mua sắm của khu vực tư nhân và mua sắm của khu vực nhà nước. Trong hai hoạt động này thì việc mua sắm của nhà nước lại chịu sự quản lí của hệ thống pháp luật vì hoạt động này phải sử dụng một lượng vốn lớn từ ngân sách nhà nước, từ các khoản tiền do nhà nước quản lí và có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Vậy, dự án mua sắm thiết bị được quy định như thế nào đối với hệ thống pháp luật Việt Nam? Áp dụng hình thức nào trong thực hiện dự án đầu tư mua sắm thiết bị đó.

Mua sắm tài sản trong dự án đầu tư

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

– Luật Xây dựng năm 2014;

 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Hình thức thực hiện đối với dự án mua sắm thiết bị

Trong hoạt động mua sắm, việc mua sắm sử dụng nguồn tiền do nhà nước quản lí được thực hiện với hai mục đích: – Mục đích thứ nhất là để duy trì sự hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước các cấp, của các tổ chức chính trị, xã hội và của các doanh nghiệp nhà nước.

Mua sắm với mục đích thứ hai là vì trong hoạt động dự án đầu tư thường có nhiều nhu cầu mua sắm khác nhau về qui mô và đặc điểm nhưng chúng lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau nhằm đạt được mục đích của dự án. Vì vậy việc thực hiện hoạt động mua sắm không thể tùy tiện thay đổi về trình tự thời gian, nội dung hay qui mô.

Trong quá trình diễn ra hoạt động mua sắm trong dự án đầu tư thường diễn ra trong khoảng thời gian dài mà không thể giới hạn trong thời gian nhất định, điều này khiến các bên tham gia hoạt động phải quan tâm đến biện pháp phòng ngừa rủi ro. Còn với trường hợp mua sắm thường xuyên, thời gian thực hiện chỉ trong vòng một năm, mức độ rủi ro vì thế cũng giảm thiểu.

Đối với các khoản mua sắm trong dự án đầu tư đôi khi có qui mô rất lớn, có tính chất kĩ thuật rất phức tạp và có tác động lớn tới nền kinh tế, xã hội và môi trường

Theo quy định Luật xây dựng thì báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

Theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng:

Xem thêm: Quy định về điều kiện áp dụng, quy trình mua sắm trực tiếp trong đấu thầu

“Điều 5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng như sau:

…….

3. Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

b) Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);

c) Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo kng ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư).”

Theo đó, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng được quy định là:

– Dự án đầu tư xây dựng chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng được áp dụng trong trường hợp Khoản 3 Điều % tại nghị định số 15/2021/NĐ-CP

Xem thêm: Quy trình mua sắm trực tiếp đối vởi gói thẩu 2 tỷ

– Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

+ Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 55 của Luật Xây dựng năm 2014.

– Thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng quy định như sau:

+ Thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này; mẫu kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình hồ sơ dự án đến người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.”

Như vậy đối với căn cứ quy định trên cho thấy trong trường hợp bạn có thể lựa chọn hình thức cho dự án mua sắm thiết bị là lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật.

2. Quy định về Báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Xem thêm: Luật sư tư vấn quy trình mua sắm trực tiếp

“Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.”

Theo đó, báo cáo kinh tế kỹ thuật chính là văn bản thể hiện các nội dung liên quan đến đầu tư xây dựng, bao gồm sự cần thiết, mức độ khả thi, hiệu quả của việc đầu tư xây dựng với công trình quy mô nhỏ. Mục đích của báo cáo kinh tế – kỹ thuật là làm căn cứ, cơ sở để xem xét và đưa ra quyết định có đầu tư hay không đầu tư.

Báo cáo kinh tế kỹ thuật được lập ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và được coi là giai đoạn ban đầu của dự án.

Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

“1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.

2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.”

Tuy nhiên, không phải bất kỳ dự án nào cũng cần phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật mà báo cáo này thường được áp dụng hướng tới các đối tượng có quy mô nhỏ và không cần phải lập dạng báo cáo phức tạp hơn.

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP thì các dự án thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật mà không cần phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư  xây dựng, bao gồm:

Xem thêm: Nguyên tắc, quy trình mua sắm tài sản công tại cơ quan Nhà nước

– Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

– Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất)

Ngoài ra, đối với quy định về thẩm quyền thẩm định đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

– Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định các nội dung liên quan đến tính phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; mức độ phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng, khả năng kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ được lựa chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ, của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; kết hợp các giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở ..v… đối với dự án nhóm A, dự án từ nhóm B trở xuống do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quyết định đầu tư. Đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định thì cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc các Bộ này thực hiện việc thẩm định;

– Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định đối với các nội dung như quy định đối với Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng thuộc các dự án quy mô từ nhóm B trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.

– Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.

Trong trường hợp sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, có sửa chữa cải tạo thì bên bạn sẽ chỉ lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.