Mức độ đánh giá tác dụng phụ của thuốc năm 2024

Test lẩy da là một kỹ thuật cơ bản giúp xác định tình trạng phản ứng của cơ thể với các dị nguyên (chất thử hoặc chất làm test) nhằm hỗ trợ phát hiện nguyên nhân dị ứng như dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, vaccine, phấn hoa, lông chó, mèo, bụi hoặc nấm mốc. Đây là một test đơn giản, chính xác và an toàn.

1. Test lẩy da được thực hiện như thế nào ?

  • Nhỏ một giọt dung dịch thuốc hoặc dị nguyên với nồng độ phù hợp lên mặt da, thường ở mặt trước trong cẳng tay hoặc có thể ở vùng da ở lưng.
  • Nhỏ một giọt dung dịch chứng âm cách đó 3 - 4 cm.
  • Nhỏ dung dịch histamin làm chứng dương.
  • Dùng kim lẩy châm qua các giọt dị nguyên, chứng âm và chứng dương (mỗi giọt dùng kim riêng). Sau 15- 20 phút đọc và đánh giá kết quả.
  • Dương tính khi đường kính sẩn ≥ 3 mm so với chứng âm.
  • Trước khi làm test cần chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ cấp cứu sốc phản vệ.

Mức độ đánh giá tác dụng phụ của thuốc năm 2024

Thực hiện test lẩy da đánh giá phản ứng thuốc

Đọc và đánh giá kết quả test lẩy da (prick test)

Mức độ Ký hiệu Biểu hiện Âm tính - Giống như chứng âm tính Nghi ngờ +/- Ban sẩn đường kính < 3 mm Dương tính nhẹ + Đường kính ban sẩn 3-5 mm, ngứa, xung huyết Dương tính vừa Đường kính ban sẩn 6-8 mm, ngứa, xung huyết Dương tính mạnh + Đường kính ban sẩn 9-12 mm, ngứa, chân giả Dương tính rất mạnh Đường kính trên 12 mm, ngứa nhiều, nhiều chân giả

2. Không nên thử test lẩy da khi nào?

  • Đang bị bệnh lý dị ứng cấp tính (mày đay, chàm nặng, phù Quincke, ban đỏ,...).
  • Người bệnh tâm thần ở thời kỳ kịch phát.
  • Hen không kiểm soát
  • Bệnh nhân đang bị tổn thương ở vùng da dự định thực hiện test
  • Các bệnh lý cấp tính khác như nhồi máu cơ tim, suy hô hấp,...
  • Đang sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc corticoid,...

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính chính xác của test lẩy da

  • Chất lượng của dị nguyên như thời hạn, kỹ thuật bào chế và cách bảo quản
  • Vị trí thực hiện test (mặt trước trong cẳng tay, đùi hay lưng...)
  • Kỹ thuật thực hiện ví dụ như không gây chảy máu, lẩy một lần hay nhiều lần....
  • Tuổi của bệnh nhân được làm test (người cao tuổi đáp ứng bị giảm, trẻ dưới 2 tuổi)
  • Một số thuốc làm ảnh hưởng đến độ chính xác của test lẩy da gồm các thuốc kháng histamin, corticoid toàn thân, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Do đó, các thuốc kháng histamin nên dừng 3-5 ngày trước khi thử test, ngưng corticoid toàn thân 3-7 ngày trước khi làm test và phải ngưng các thuốc chống trầm cảm ba vòng từ 5 đến 10 ngày

Mức độ đánh giá tác dụng phụ của thuốc năm 2024

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả test lẩy da?

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, test lẩy da được thực hiện cho tất cả các bệnh nhân nghi ngờ dị ứng thuốc (kháng sinh, gây tê, gây mê, giảm đau chống viêm và các thuốc khác) hoặc cho những bệnh nhân cần tìm nguyên nhân gây dị ứng trên da và đường thở (viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Làm thế nào hạn chế nguy cơ dị ứng thuốc?

XEM THÊM:

  • Các tác dụng phụ của thuốc corticoid
  • Tác hại khi sử dụng corticoid uống kéo dài
  • Những loại thuốc nào gây đau dạ dày?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

- Rối loạn tiêu hoá: Hầu hết các loại thuốc đều được dùng bằng đường uống, nên hệ thống tiêu hóa sẽ tương tác với những loại thuốc này trước tiên. Tương tác với axit dạ dày và niêm mạc dạ dày gây ra phản ứng buồn nôn. Thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau là thủ phạm phổ biến. Tuỳ từng trường hợp, có thể dùng thuốc trong bữa ăn để tránh buồn nôn.

Tác dụng phụ khác của thuốc trên tiêu hoá là gây táo bón. Trong trường hợp thuốc gây táo bón cần uống nhiều nước và tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống.

Với trường hợp tiêu chảy do thuốc thì cần uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

- Đau đầu: Đau đầu là tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc như thuốc ngừa thai, liệu pháp hormone thay thế, thậm chí ngay cả thuốc trị đau đầu cũng có thể gây đau đầu.

Trước tiên nên tránh các loại thực phẩm, chất kích thích hoặc rượu có thể tương tác với thuốc, làm trầm trọng thêm tình trạng đau đầu. Nếu cơn đau đầu kéo dài, cần thông báo với bác sĩ điều trị để có biện pháp khắc phục.

Mức độ đánh giá tác dụng phụ của thuốc năm 2024

Mỗi loại thuốc có thể gây ra một hoặc nhiều tác dụng phụ.

- Khô miệng: Khô miệng là tác dụng phụ thường gặp của nhiều loại thuốc như: Thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc lợi tiểu và thuốc mất ngủ...

Hầu hết các loại thuốc này đều ức chế khả năng tiết nước bọt, gây ra cảm giác khô miệng. Tuy nhiên, tác dụng phụ này đều nhẹ và chỉ cần uống đủ nước. Bác sĩ cũng có thể đánh giá liều lượng và loại thuốc để giảm nguy cơ khô miệng.

- Tăng cân: Một số loại thuốc có thể có tác dụng khác nhau đối với cơ thể và có thể gây tăng cân. Ví dụ, insulin có thể làm tăng việc tạo ra các tế bào mỡ. Một số loại thuốc có thể làm tăng sự thèm ăn, gây tăng cân. Các loại thuốc khác có thể làm chậm quá trình trao đổi chất hoặc tăng lượng dự trữ glucose.

- Buồn ngủ: Nhiều thuốc có thể gây mệt mỏi, đặc biệt là gây buồn ngủ như thuốc an thần gây ngủ, thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc điều trị ung thư…

Để giảm tình trạng buồn ngủ, khi dùng thuốc nên tránh các hoạt động đòi hỏi sự tập trung, như lái xe và làm việc chính xác và uống thuốc vào giờ đi ngủ. Bác sĩ có thể đánh giá loại thuốc, liều lượng và thực hiện các biện pháp để giảm triệu chứng.

Mức độ đánh giá tác dụng phụ của thuốc năm 2024

Trước khi sử dụng, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn của từng loại thuốc.

2. Làm gì để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc?

Một số tác dụng phụ có thể chỉ là tạm thời và sẽ biến mất khi tiếp tục điều trị hoặc sau khi ngừng dùng thuốc.

Để giảm nguy cơ tác dụng phụ xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần thực hiện:

- Thông báo cho bác sĩ và/hoặc dược sĩ biết tất cả các loại thuốc đang dùng và bất kỳ phản ứng dị ứng nào đã biết.

- Hỏi bác sĩ và/hoặc dược sĩ để biết thông tin về các tác dụng phụ tiềm ẩn và biện pháp phòng ngừa nhất định (đặc biệt là về liều lượng, thời gian dùng thuốc, ảnh hưởng của chế độ ăn uống).

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc. Tuân thủ theo liều lượng quy định cũng như các khuyến nghị được đưa ra.

- Cẩn thận khi sử dụng thuốc với trẻ sơ sinh, trẻ em, người già, người bệnh nặng, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

- Nếu tác dụng phụ xuất hiện, hãy liên hệ ngay với bác sĩ và/hoặc dược sĩ. Tùy thuộc vào cường độ và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ này, bác sĩ có thể đề nghị: Giảm liều quy định, ngừng điều trị hay tiếp tục điều trị hoặc thay thế thuốc bằng một loại thuốc khác.

Uống 2 loại thuốc khác nhau cách nhau bao lâu?

Nếu xảy ra sự tương tác bất lợi giữa hai loại thuốc đều cần thiết thì nên uống cách nhau 2 - 3 giờ. Tác dụng của thuốc bị giảm cũng có khi là do các thuốc dùng chung có tác dụng đối nghịch nhau.

Tác dụng phụ của thuốc thường xảy ra khi nào?

Tác dụng phụ có thể xuất hiện sớm, ngay tức thì, trong hoặc sau khi người bệnh sử dụng thuốc. Các biểu hiện lâm sàng của dị ứng thuốc rất đa dạng, có thể nhẹ hay nặng, hoặc nghiêm trọng hơn là đe dọa tính mạng người bệnh.

Common Terminology criteria for adverse events là gì?

Tiêu chuẩn Thông dụng để Đánh giá Các biến cố bất lợi (Common Terminology Criteria for Adverse Events - CTCAE), trước đây được gọi là Tiêu chuẩn Thông dụng để Đánh giá Độc tính (Common Toxicity Criteria - CTC hoặc NCI-CTC), là một bộ tiêu chí để phân loại tiêu chuẩn về tác dụng phụ của thuốc được sử dụng trong điều trị ...

Chất lượng của thuốc là gì?

Thuốc đạt chất lượng là thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký theo tiêu chuẩn dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất. 12. Thuốc kém chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.