Mức hỗ trợ phương tiện để dùng học tập là

Bước 1: Vào đầu năm học, người đứng đầu cơ sở giáo dục thông báo cho người khuyết tật học tại cơ sở giáo dục [hoặc cha mẹ, người giám hộ] về chính sách đối với người khuyết tật . Trong vòng 30 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ hoặc người giám hộ [sau đây gọi tắt là cha mẹ] học sinh thuộc đối tượng được xét cấp học bổng và hỗ trợ kinh phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định cho nhà trường nơi học sinh học. Nhà trường tổ chức nhận hồ sơ và hướng dẫn học sinh, cha mẹ học sinh bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định. Bước 2: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và và lập danh sách học sinh xét cấp học bổng và hỗ trợ kinh phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật gửi Sở Giáo dục và Đào tạo trong vòng 10 ngày tính đến thời hạn cuối cùng nhận đơn [gửi Sở GDĐT nhậm nhất đến 30/10 hàng năm]. Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo cấp kinh phí cho các trường và ủy quyền cho các trường thanh toán cho học sinh. Bước 4: Các trường chi trả cho cha mẹ học sinh và thanh quyết toán với Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

- Đơn có xác nhận của nhà trường - Giấy chứng nhận về khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Nhà nước [bản sao có công chứng] - Giấy chứng nhận là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp [bản sao có công chứng].

File mẫu:

  • GD_Đơn có xác nhận của nhà trường [theo mẫu tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 42] Tải về

Mục lục bài viết

  • 1. Quyền của người khuyết tật trong học tập
  • 1.1 Miễn học phí, hỗ trợ chi phí:
  • 1.2 Hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập và chính sách học bổng
  • 2. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho người khuyết tật
  • 2.1 Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
  • 2.2 Mức hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
  • 3. Những chính sách của Nhà nước về người khuyết tật
  • 4. Thủ tục để được hưởng trợ cấp xã hội cho người khuyết tật
  • 5. Ý nghĩa của chế độ dành cho người khuyết tật

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Dưới đây chúng tôi xin trả lời câu hỏi của khách hàng về chế độ trong học tập và các khoản trợ cấp, hỗ trợ của người khuyết tật:

1. Quyền của người khuyết tật trong học tập

1.1 Miễn học phí, hỗ trợ chi phí:

Đối tượng người khuyết tật được miễn học phí theo hướng dẫn của Nghị định 86/2015/NĐ-CP là trẻ em là học sinh mẫu giáo, học sinh, sinh viên có khó khăn về kinh tế học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống cơ sở giáo dục quốc dân.

Những quy định về hỗ trợ chi phí học tập được ưu tiên cho người khuyết tật là trẻ em, học sinh phổ thông có khó khăn về kinh tế; cũng giống như chính sách miễn học phí, việc hỗ trợ chi phí học tập được áp dụng với người khuyết tật có khó khăn về kinh tế. Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp với mức 100.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác; thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học.

1.2 Hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập và chính sách học bổng

Chế độ hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập và cấp học bổng được thực hiện không phụ thuộc vào dạng tật hay mức độ khuyết tật của người khuyết tật mà căn cứ vào hoàn cảnh gia đình của người khuyết tật cụ thể: người khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000 đồng/người/năm học. Nếu cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.

Bên cạnh đó, tại các cơ sở giáo dục công lập có người khuyết tật đang theo học được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mua sách, tài liệu học tập, đồ dùng học tập đặc thù dùng chung đảm bảo ở mức tối thiểu.

Người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp được cấp học bổng 10 tháng/năm học; người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được cấp học bổng 9 tháng/năm học.

Trường hợp người khuyết tật đã nhận học bổng và kinh phí hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập mà bỏ học hoặc bị buộc thôi học thì phải trả lại số tiền đã nhận kể từ thời điểm bỏ học hoặc bị buộc thôi học cho cơ quan thực hiện chi trả để nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.

2. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho người khuyết tật

2.1 Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

Đối tượng người khuyết tật được hưởng chế độ trợ cấp xã hội được xác định là: người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng.

Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

Đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng được quy định tại khoản 2 Luật Người khuyết tật 2010, gồm: gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó; người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

2.2 Mức hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

Theo điều 16 Nghị định số 28/2012/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật:

- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được tính như sau: 270.000 đồng/người/tháng, tương đương với hệ số:

hệ số 2,0] đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

hệ số 2,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;

hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;

hệ số 2,0 đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em.

Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất.

Ngoài ra, người khuyết tật đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng bằng mức hỗ trợ mai táng đối với đối tượng bảo trợ xã hội, nếu người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì chỉ hưởng một mức cao nhất.

- Mức hưởng hỗ trợ hỗ trợ chăm sóc hàng tháng: 270.000 đồng/người/tháng nhân với hệ số:

1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;

2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi;

Người khuyết tật được hưởng các hệ số khác nhau thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất.

Đối với các đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng còn lại: hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số 1,0. Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng; hệ số 3,0 đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ hai người khuyết tật đặc biệt nặng trở lên.

3. Những chính sách của Nhà nước về người khuyết tật

Nhà nước đã và đang giành những chính sách ưu đãi cho người khuyết tật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật, đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng, phát huy khả năng của mình để ổn định, phát triển đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Thông qua quy định tại Điều 5 của Luật Người khuyết tật năm 2010, Nhà nước đã đưa ra những chính sách cụ thể về người khuyết tật như sau:

- Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật;

- Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật;

- Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi;

- Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội;

- Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng;

- Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật;

- Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật;

- Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động;

- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật;

- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Thủ tục để được hưởng trợ cấp xã hội cho người khuyết tật

Theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người khuyết tật, để được hưởng trợ cấp xã hội dành cho người khuyết tật cần thực hiện thủ tục như sau:

- Người đề nghị trợ cấp làm hồ sơ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội] tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;

Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày, nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là cấp huyện] quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định trợ cấp xã hội.

Ngoài ra, đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 13/2010/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát và báo cáo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo các mức tương ứng quy định tại Nghị định này, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

5. Ý nghĩa của chế độ dành cho người khuyết tật

Với những khiếm khuyết hoặc suy giảm chức năng khiến việc lao động, sinh hoạt, học tập khó khăn, người khuyết tật thường bị xem là đối tượng yếu thế hơn trong xã hội nên quyền và lợi ích chính đáng của người khuyết tật rất dễ bị xâm phạm, kéo theo nhiều hệ lụy. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những chính sách mang đậm tính nhân văn để có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật, góp phần thúc đẩy mọi thành phần trong xã hội phát triển đồng thời với bước chân của đất nước.

Mặt khác, các chính sách của Nhà nước dành cho người khuyết tật cũng góp phần tạo điều kiện để cuộc sống của họ có ý nghĩa hơn. Đặc biệt là với những chính sách hỗ trợ việc làm rất được Nhà nước quan tâm vàcó ý nghĩa rất lớn trong việc giúp người khuyết tật hòa nhập hơn với cộng đồng, qua đó, người khuyết tật sẽ có được sự tự tin để phát triển bản thân, phát huy năng lực của mình để vươn lên, ổn định cuộc sống và đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về chế độ dành cho người khuyết tật, trường hợp khách hàng cần được tư vấn cụ thể hơn, hãy gọi tổng đài 1900.6162 để được giải đáp thắc mắc

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn luật bảo hiểm xã hội - Công ty Luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề