Năm 1947, đại hội đồng liên hợp quốc lấy ngày 24 tháng 10 hằng năm là ngày

Ngày Liên hợp quốc [24/10]: Cùng hành động vì hạnh phúc của người dân

[ĐCSVN] – Ngày 24/10, các quốc gia trên thế giới cùng tổ chức kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc. Từ 51 quốc gia thành viên và tăng lên 193 quốc gia, giờ đây, Liên hợp quốc thực sự trở thành tổ chức quốc tế có ảnh hưởng lớn nhất, là nền tảng không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển một thế giới hòa bình, thịnh vượng.

Ngày Liên hợp quốc được kỷ niệm vào ngày 24/10 hàng năm. [Ảnh: UN]

Trong suốt 74 năm qua [24/10/1945 – 24/10/2019], Liên hợp quốc luôn giữ vững vai trò hàng đầu trong các nỗ lực ngăn ngừa và giải quyết các cuộc xung đột, khủng hoảng, góp phần to lớn vào việc đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xây dựng hòa bình và hướng tới phát triển bền vững cho thế giới.

Vai trò quan trọng của Liên hợp quốc cũng thể hiện qua thực tiễn hoạt động trong 74 năm qua, tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế và từng dân tộc tuy rằng tổ chức này đã phải trải qua nhiều khó khăn và chịu một số hạn chế. Từ con số 51 quốc gia thành viên vào năm 1951, Liên hợp quốc hiện có tới 193 quốc gia thành viên và trở thành một hệ thống toàn diện gồm các cơ quan chính và nhiều cơ quan phụ trợ, các tổ chức chuyên môn và Ủy ban kinh tế – xã hội đặt ở các khu vực…

Đặc biệt, đóng góp lớn nhất của Liên hợp quốc là đã góp phần xây dựng và duy trì nền hòa bình trên thế giới, ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới trong suốt hàng chục năm qua. Một số cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của Liên hợp quốc.

Ngoài vấn đề bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, Liên hợp quốc cũng dành ưu tiên quan trọng cho lĩnh vực phát triển, tạo môi trường kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các nước đang phát triển.

Ngày 24/10 được chọn kỷ niệm là Ngày Liên hợp quốc kể từ năm 1948. Đến năm 1971, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định, ngày này trở thành một ngày kỷ niệm của tất cả các quốc gia thành viên. Trải qua hơn nửa thế kỷ, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nỗ lực làm phong phú thêm trang lịch với nhiều ngày tháng kỷ niệm đáng ghi nhớ như: Ngày Nhân quyền, Ngày Tài nguyên nước, Ngày Lương thực, Ngày xóa đói giảm nghèo… Những dấu mốc này góp phần thu hút sự chú ý của mọi người tới các vấn đề còn tồn tại trên thế giới và thúc đẩy nhân loại cùng nhau tìm cách giải quyết hiệu quả.

Thông điệp của Tổng thư ký Liên hợp quốcAntónio Guterres nhân Ngày Liên hợp quốc 24/10/2019. [Video: UN]

Trong thông điệp gửi đi nhân ngày kỷ niệm này, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres nhấn mạnh: “Ngày Liên hợp quốc cho chúng ta cơ hội tái khẳng định những lý tưởng được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, đã có hiệu lực từ 74 năm trước. Trong thời kỳ có nhiều biến động lan rộng này, Hiến chương vẫn là điểm chuẩn của chúng tôi. Và Tổ chức vẫn quyết tâm giải quyết, chống lại tất cả những vấn đề thực sự mà mọi người đang phải đối mặt”.

Theo nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc, tổ chức này vẫn đang nỗ lực làm việc cho một quá trình toàn cầu hóa công bằng và hành động khí hậu đầy tham vọng, hành động ủng hộ quyền con người và bình đẳng giới, đồng thời phản đối sự thù hận dưới bất kỳ hình thức nào. Liên hợp quốc cũng nỗ lực gìn giữ hòa bình và giúp hàng triệu người bị mắc kẹt trong các cuộc xung đột vũ trang.

“Năm tới, chúng tôi sẽ kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức. Đây là cơ hội để chúng ta cùng suy nghĩ lại về tương lai. […] Cùng nhau, chúng ta hãy hành động vì hạnh phúc của người dân” – Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres nêu rõ.

Bắt đầu từ tháng 1/2020, Liên hợp quốc sẽ tham gia vào các cuộc đối thoại xuyên biên giới, liên ngành và liên thế hệ ở nhiều nơi trên thế giới, với mục tiêu tiếp cận càng nhiều người càng tốt, lắng nghe những niềm hy vọng cũng như các nỗi sợ hãi của họ, và học hỏi từ kinh nghiệm từ họ./.

Khánh Linh

TIN LIÊN QUAN

  • TP Hồ Chí Minh nghiên cứu bắt buộc lắp đặt camera giám sát tại các cơ sở giáo dục
  • Đội tuyển U23 Việt Nam bảo vệ thành công HCV SEA Games nội dung Bóng đá Nam
  • Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 2
  • U23 Việt Nam – Nhà vô địch tuyệt đối của SEA Games 31
  • 21 địa phương không có ca nhiễm mới COVID-19 trong 24 giờ qua
  • Xây dựng tỉnh Gia Lai trở thành vùng động lực của khu vực Tây Nguyên
  • Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Oanh được đề cử VĐV xuất sắc nhất SEA Games 31

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: 

“Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico [Mĩ] với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. 

Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 

Để thực hiện các mục đích đó, Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn [Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc]. 

Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí. 

Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định. 

Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bản an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô [nay là Liên bang Nga], Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị. 

Ban Thư kí: cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm. 

Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Oóc [Mĩ]. 

Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…”

Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua hội nghị nào:

B. Hội nghị Xan Phranxico.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: 

“Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico [Mĩ] với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. 

Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 

Để thực hiện các mục đích đó, Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn [Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc]. 

Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí. 

Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định. 

Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bản an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô [nay là Liên bang Nga], Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị. 

Ban Thư kí: cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm. 

Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Oóc [Mĩ]. 

Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…”

Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua hội nghị nào:

B. Hội nghị Xan Phranxico.

Video liên quan

Chủ Đề