Ngân hàng trung ương phát hành tiền như thế nào

Ngân hàng trung ương là gì? Ngân hàng trung ương và ngân hàng nhà nước khác nhau như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm, chức năng của ngân hàng trung ương, cũng như vai trò mà cơ quan này đảm nhận.

Ngân hàng trung ương là gì?

Ngân hàng trung ương là một cơ quan của nhà nước có trách nhiệm quản lý hệ thống tiền tệ của một quốc gia.

Ngân hàng trung ương phát hành tiền như thế nào
Ngân hàng trung ương là gì?

Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ phát hành giấy bạc, và thực hiện chức năng quản lý tiền tệ (ổn định giá trị của tiền tệ, nguồn cung tiền, kiểm soát lãi suất, giúp các ngân hàng thương mại thoát khỏi nguy cơ sụp đổ).

Chức năng của ngân hàng trung ương

Phát hành tiền tệ

Phát hành tiền tệ được xem là chức năng của ngân hàng trung ương cơ bản và quan trọng nhất. Đây là cơ quan duy nhất có quyền thực hiện chức năng này tại phần lớn các quốc gia. Ngân hàng trung ương đơn vị duy nhất phát hành tiền giấy, còn các loại tiền bổ trợ sẽ do Chính phủ ban hành.

Ngân hàng của các ngân hàng

Ngân hàng trung ương thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với đối các ngân hàng trung gian, trong đó bao gồm:

  • Nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian dưới hình thức tiền gửi thanh toán và tiền gửi bắt buộc. Trong đó, tiền gửi bắt buộc là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian được yêu cầu phải gửi lại nhằm đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng trung gian trước nhu cầu rút tiền từ khách hàng của họ. Còn tiền gửi thanh toán là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian cần gửi thường xuyên với mục đích phục vụ nhu cầu thanh toán, và đảm bảo nhu cầu giao dịch với ngân hàng nhà nước và chi trả cho các ngân hàng thương mại khác.
  • Cấp tín dụng cho ngân hàng trung gian bằng việc tái chiết khấu chứng từ có giá ngắn hạn. Nói cách khác, đây là một hình thức cấp vốn cho ngân hàng trung gian trong việc mở rộng hoạt động tín dụng. Ngân hàng nhà nước đóng vai trò bảo vệ các ngân hàng trung gian khỏi nguy cơ phá sản. Bên cạnh đó, cơ quan này còn là trung tâm thanh toán, bù trừ tiết kiệm chi phí thanh toán và luân chuyển vốn cho các ngân hàng và nền kinh tế.

Ngân hàng của chính phủ

Tại một số quốc gia, ngân hàng trung ương có vai trò quản lý tiền của chính phủ. Tại Việt Nam, trách nhiệm này được đảm nhận bởi Kho bạc Nhà nước.

Ngân hàng trung ương có vai trò quan trọng thế nào?

Tại nhiều quốc gia, ngân hàng trung ương hoạt động độc lập với Chính phủ. Trong khi đó tại Việt Nam, “Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thuộc sở hữu của Nhà nước đồng thời là cơ quan trực thuộc Chính phủ, do đó không độc lập về pháp lý” – Điều này được nêu rõ trong Nghị định 156.

Ngân hàng trung ương phát hành tiền như thế nào
Vai trò của nhân hàng nhà nước

Do đó, ngân hàng trung ương của Việt Nam là một cơ quan thuộc Chính phủ, không độc lập như các quốc gia khác.

Đọc thêm: 4 Mẫu CV Nhân Viên Ngân Hàng Cho Từng Vị Trí Giúp Bạn “Ghi Điểm” Với Nhà Tuyển Dụng

Phân biệt ngân hàng trung ương và ngân hàng nhà nước

Trên thực tế, ngân hàng trung ương còn được gọi là ngân hàng nhà nước. Do đó, không có sự khác biệt giữa hai khái niệm này.

Tuy nhiên, ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại có những điểm khác nhau rất lớn.

Ngân hàng trung ươngNgân hàng thương mại– Cấp ngân hàng cao nhất tại nước ta. – Có quyền phát hành tiền tệ. – Giao dịch với chính phủ, tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại. – Thực hiện chức năng quản lý tiền tệ và hoạt động của ngân hàng thương mại. – Ngân hàng nhà nước thuộc quyền sở hữu của Chính phủ và là cơ quan trực thuộc Chính phủ.– Ngân hàng cấp 2 trong hệ thống ngân hàng. – Không có quyền phát hành tiền tệ. – Giao dịch với người dân, tổ chức/doanh nghiệp. – Kinh doanh tiền tệ nhằm mục đích thu lợi nhuận cho tổ chức. – Được quản lý bởi chính phủ hoặc tổ chức tư nhân. – Mọi hoạt động của cơ quan này phải tuân theo chỉ thị và chính sách của ngân hàng nhà nước.

Đọc thêm: Các Vị Trí Trong Ngân Hàng Và Mức Lương Hấp Dẫn

Cơ hội làm việc tại ngân hàng trung ương

Các ứng viên mong muốn làm việc tại ngân hàng trung ương cần đăng ký dự tuyển ngân hàng nhà nước. Các thí sinh sau khi vượt qua vòng hồ sơ sẽ bước vào vòng thi tuyển trực tiếp với các bài thi (thi viết), trong đó bao gồm: môn thi kiến thức chung, môn thi chuyên ngành; và ngoại ngữ.

Ngân hàng trung ương phát hành tiền như thế nào
Cơ hội việc làm trong ngành ngân hàng

Việc làm tại ngân hàng là từ khóa rất phổ biến hiện nay. Tại Glints bạn có thể tìm kiếm rất nhiều cơ hội việc làm các ngân hàng khác nhau, cũng như các ngành nghề tiềm năng khác.

Các vị trí phổ biến trong ngân hàng có thể kể đến như: Giao dịch viên; chuyên viên phân tích tài chính; chuyên viên thanh toán quốc tế; v.v.

Đọc thêm: Nhân Viên Ngân Hàng Nào Có Thu Nhập Khủng Nhất?

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về ngân hàng trung ương mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích, cũng như các góc nhìn mới mẻ về chức năng của ngân hàng trung ương.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp nhé.

Ngân hàng trung ương mở tài khoản và nhận tiền gửi của ai?

Mở tài khoản và nhận tiền gửi từ ngân hàng trung gian: Ngân hàng trung ương đảm trách việc nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian trên cả nước dưới hình thức tiền gửi thanh toán và tiền gửi bắt buộc.

Ngân hàng trung ương phát hành gì?

Ngân hàng trung ương liên quan đến bốn chức năng cơ bản, đó là phát hành tiền tệ, ngân hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng của Chính phủ, quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, không phải ngân hàng trung ương nào cũng mang đầy đủ 3 chức năng này.

Ai phát hành và quản lý tiền tệ?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn, các đặc điểm khác của đồng tiền và tổ chức in, đúc tiền tại các cơ sở in, đúc tiền.

Vị trí pháp lý của ngân hàng trung ương là gì?

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Quốc hội ban hành năm 2010, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 đã xác lập vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng trung ương của Việt Nam, hoạt động theo mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ.