Người bị tiểu đường nên uống thuốc gì

Dưới đây là 7 sai lầm phổ biến của các bệnh nhân đái tháo đường, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát đường huyết và quá trính điều trị cho các bệnh nhân đó.

1. Đã bị mắc bệnh Đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa

Chúng ta biết rằng bệnh Đái tháo đường tiểu đường là do nhiều gen di truyền, lối sống ít vận động và một số yếu tố khác. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường không phải trực tiếp do ăn đường. Khi bị mắc tiểu đường, điều trở ngại lớn nhất là suy nghĩ: Đã bị mắc Đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa. Điều đó hoàn toàn sai. Nếu bạn thích ăn bánh ga-tô, hãy thưởng thức chúng, chỉ có điều ăn ít hơn và ăn bánh ga-tô ít thường xuyên hơn mà thôi.

Mọi người mắc Đái tháo đường cũng như người thân thường nghĩ rằng “có một chế độ ăn chuyên biệt dành cho người tiểu đường” và nhất thiết tuân theo chế độ ăn đó. Sự thực thì mọi bệnh nhân tiểu đường chỉ cần tuân theo chế độ ăn khuyến cáo cho tất cả mọi người bình thường khác. Đó là chế độ ăn: nhiều hơn các loại hạt (đậu đỗ, lạc..); nhiều rau; sữa tách bơ; ít đồ béo động vật 4 chân; nên ăn dầu thực vật và cá; ăn đồ ngọt với số lượng vừa phải. 

Khi tuân thủ chế độ ăn khuyến cáo thì không có nghĩa là đường máu sẽ không tăng. Nếu đã ăn uống theo chỉ dẫn của bác sỹ rồi mà đường máu vẫn tăng, bệnh nhân lại cảm thấy mình có lỗi?!. Chế độ ăn đúng đắn chỉ giúp đường máu ổn định hơn mà thôi. Còn để có mức đường máu tốt cần đến nhiều giải pháp khác nữa như tập thể dục, thuốc đúng liều lượng, đúng chủng loại

Người bị tiểu đường nên uống thuốc gì

2. Dùng thuốc Tây là có hại

Trên thực tế, dùng thuốc Tây đều đặn có tác dụng cứu được nhiều người hơn so với không dùng thuốc đều đặn. Người phương Tây không dùng đến Đông y nhiều nhưng bệnh nhân của họ vẫn sống thọ hơn và khỏe mạnh hơn. Thuốc Đông dược không in tác dụng phụ trên đơn nên tạo cảm giác an toàn hơn và còn được quảng cáo quá đà.

Người bị tiểu đường nên uống thuốc gì

3. Tiêm insulin làm bệnh nặng lên hay hết thuốc chữa

Sai. Nếu thực sự tụy không còn sản xuất và tiết ra đủ lượng insulin cần thiết để khống chế đường máu (mặc dù đã được kích thích tối đa bởi các loại thuốc uống hạ đường huyết), thì việc tiêm insulin sẽ giúp khôi phục lại cân bằng lượng đường trong máu. Chúng ta đều biết rằng insulin là chất duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường máu. Khôi phục lại lượng insulin là mấu chốt quan trọng. Nếu làm giảm đường máu trung bình 2mmol/l (hay HbA1c giảm được 1%) sẽ làm giảm biến chứng do bệnh tiểu đường 30%. Thay vì chấp nhận tiêm insulin, nhiều người thường cố ăn kiêng và dùng thuốc uống hạ đường huyết với liều cao và mong đường máu sẽ hạ xuống. Nặng hay nhẹ trong bệnh tiểu đường là do biến chứng của bệnh, không phải do tiêm hay không tiêm insulin.

Người bị tiểu đường nên uống thuốc gì

4. Chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác

Những bệnh nhân này chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác như thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu… vì cho rằng các thuốc này ít quan trọng. 
Theo các nghiên cứu, khoảng 80% bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu… và có tới 70% các bệnh nhân tiểu đường sẽ bị tử vong do các biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não). Vì vậy, nếu chỉ kiểm soát tốt đường huyết đơn thuần sẽ không làm giảm được nhiều tỷ lệ biến chứng và tử vong.

Người bị tiểu đường nên uống thuốc gì


5. Chỉ kiểm tra đường huyết trước khi ăn sáng

Ước tính có tới 90% số bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú không hề được đo đường huyết sau ăn để rồi phàn nàn rằng tại sao đường huyết của họ khá tốt mà vẫn bị nhiều biến chứng… Lý do là vì họ quên kiểm soát đường huyết sau ăn mà theo các nghiên cứu, những người bị tăng đường huyết sau ăn 2 giờ sẽ có nguy cơ gây biến chứng tim mạch nhiều hơn tăng đường huyết lúc đói. 

Người bị tiểu đường nên uống thuốc gì


6. Không thử đường huyết lúc bị đói

Theo phản xạ thì chỉ khi có cảm giác đói thì bệnh nhân mới nghĩ đến việc hạ đường huyết và sẽ ăn ngay để cứu vãn tình hình. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cảm giác đói đó có thể là hiện tượng “đói giả”. 
Hiện tượng này hay xảy ra ở những người có đường huyết cao trong thời gian dài, và khi được điều trị đưa đường huyết xuống gần mức bình thường thì họ có cảm giác như bị hạ đường huyết thực sự nhưng thường ở mức nhẹ (đói, cồn cào dạ dày). Vì thế người bệnh nên đo đường huyết trước khi quyết định có cần ăn thêm hay không. 

Người bị tiểu đường nên uống thuốc gì


7. Không nắm được mục tiêu điều trị

Nhiều bệnh nhân rất lo lắng khi đường huyết (trước ăn) lên đến 7mmol/l, một số khác lại cho rằng đường huyết ở mức 4-5mmol/l là rất tốt. Theo Hội Đái tháo đường Hoa kỳ thì mục tiêu đường huyết của các bệnh nhân đái tháo đường lúc đói là 4-7,2mmol/l, sau ăn 2h là < 10 mmol/l, HbA1c <7% ở người Đái tháo đường trẻ tuổi chưa có biến chứng nặng; còn đối với người cao tuổi (≥65 tuổi), mắc nhiều biến chứng và bệnh kèm thì mức đường huyết cao hơn. 

Video Đài Tháo Đường và những sai lầm khi điều trị 


BS.CKII Hoàng Ngọc Thọ – Khoa Nội Tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.


>>[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Đái tháo đường ở trẻ

>>[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Bệnh lý Đái tháo đường

>> Tác dụng phụ của thuốc điều trị Đái Tháo Đường

>>[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Đái tháo đường thai kì

>>[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Vận động đúng cách đối với bệnh nhân đái tháo đường

Trên thị trường có vô số loại thuốc trị tiểu đường với giá cả khác nhau khiến bạn không biết đâu là loại tốt và hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các thuốc trị tiểu đường tốt nhất được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.

Dùng thuốc để điều trị tiểu đường là quy luật tất yếu không thể tránh khỏi ở mọi người bệnh. Tuy nhiên, việc khi nào cần dùng thuốc lại phụ thuộc vào từng loại tiểu đường khác nhau.

Tiểu đường tuýp 1 dùng thuốc khi nào?

Ở tiểu đường tuýp 1, các tế bào tuyến tụy bị phá hủy bởi chính hệ thống miễn dịch của cơ thể (bệnh tự miễn), dẫn đến mất hoàn toàn khả năng sản xuất insulin - một chất có vai trò vận chuyển đường từ máu vào tế bào.

Chính vì insulin bị thiếu hụt hoàn toàn nên ngay từ lúc phát hiện bệnh, người tiểu đường tuýp 1 sẽ phải sử dụng luôn thuốc tiêm insulin.

Tiểu đường tuýp 2 cần dùng thuốc khi nào?

Khác với tiểu đường tuýp 1, ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn sản xuất được insulin nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể hoặc không hoạt động hiệu quả (đề kháng insulin). Vì vậy, ban đầu, người người tiểu đường tuýp 2 chưa cần dùng thuốc ngay mà giảm đường huyết bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để giảm đề kháng insulin. Nếu đường huyết không hạ mới cần dùng thêm thuốc uống hoặc tiêm.

Theo hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA), các liệu pháp điều trị bằng thuốc được khuyến cáo như sau:

- Khi HbA1c < 9%: Sử dụng đơn độc Metformin

- Khi HbA1c ≥ 9%: Sử dụng Metformin kết hợp 1 - 2 thuốc khác

- Khi HbA1c ≥ 10%: Trị liệu phối hợp với thuốc tiêm

Thuốc tây trị tiểu đường thường dùng nhất

Thuốc dùng đường uống

Dưới đây là bảng tổng hợp những nhóm thuốc tây trị tiểu đường dùng theo đường uống đang được sử dụng trong phác đồ điều trị của Bộ Y Tế

Bảng 1: Một số đặc điểm của các thuốc dùng đường uống 

Người bị tiểu đường nên uống thuốc gì

Người bị tiểu đường nên uống thuốc gì

Thuốc tiêm Insulin

Dựa vào cơ chế tác dụng, thuốc tiêm Insulin được phân thành 3 loại:

Insulin tác dụng nhanh, ngắn: Dùng trước bữa ăn để giảm đường huyết sau ăn. Ngoài ra, nhóm này còn thường được sử dụng trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân hôn mê do nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu hoặc phẫu thuật.

Insulin tác dụng trung bình: Đảm bảo lượng insulin cần cho nửa ngày hoặc qua đêm. Loại này cần tiêm 2 lần/ngày để đạt hiệu quả kéo dài.

Insulin tác dụng chậm, kéo dài: Thường được dùng duy nhất 1 lần/ngày để tạo insulin nền, ổn định đường huyết lúc đói.

Insulin trộn, hỗn hợp: Được phối hợp bởi loại có tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài, đảm bảo 2 mục tiêu giảm nhanh đường huyết sau ăn và duy trì đường huyết giữa các bữa ăn.

Dưới đây là bảng tổng hợp một số loại Insulin thường dùng.

Bảng 2: Một số loại thuốc tiêm Insulin thường dùng

Người bị tiểu đường nên uống thuốc gì

(*) Thời gian kéo dài tác dụng của insulin có thể thay đổi tùy cơ địa bệnh nhân, vị trí tiêm chích. Thời gian ở bảng trên dựa vào kết quả của các thử nghiệm lâm sàng.

Bài thuốc nam dân gian chữa tiểu đường

Tiểu đường là bệnh mạn tính buộc người mắc phải sống chung cả đời. Chính vì vậy, ứng dụng các bài thuốc nam luôn là xu hướng trong điều trị tiểu đường với những lợi ích sau:

- Ổn định đường huyết lâu dài: Mặc dù thuốc nam không thể hạ nhanh đường huyết như thuốc tây. Tuy nhiên, chúng có ưu điểm vượt trội trong việc duy trì ổn định đường huyết trong thời gian dài do tác động được lên nguyên nhân gây bệnh.

- Hạn chế tăng liều thuốc tây: Khi dùng thuốc tây lâu ngày, người tiểu đường phải tăng liều để duy trì kết quả trị liệu như hiện tại. Sử dụng thuốc nam giúp đường huyết ổn định, từ đó hạn chế tăng liều thuốc tây.

- Không hại gan, thận: Các bài thuốc nam có nguồn gốc hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên nên hoàn toàn không có tác dụng phụ lên gan, thận.

Xem thêm: 2 bài thuốc nam trị tiểu đường đơn giản nhưng hiệu quả cao.

Khi lựa chọn các bài thuốc nam, người tiểu đường cần lưu ý đến tính phù hợp với giai đoạn bệnh.

Cụ thể, ở giai đoạn đầu mắc bệnh (chủ yếu là tiểu đường tuýp 2), vấn đề mà người bệnh cần giải quyết là tình trạng kháng insulin và suy giảm chức năng tuyến tụy gây tăng đường huyết. Do đó, các vị thuốc nam hỗ trợ tăng cường chức năng tụy tạng, giảm đề kháng insulin để ổn định đường huyết nên được ưu tiên. Một số thảo dược tiêu biểu cho công dụng này có thể kể đến như lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá,…

Nhưng khi bước vào giai đoạn biến chứng (có biểu hiện tê bì, nóng rát chân tay, chuột rút, khô ngứa da, mờ mắt,…) kể cả mới phát hiện bệnh hay bị lâu năm, mục tiêu điều trị sẽ thay đổi. Người bệnh cùng lúc vừa phải ổn định đường huyết, vừa phải giảm và cải thiện biến chứng. Tuy nhiên, mục tiêu cải thiện biến chứng sẽ được ưu tiên hơn do đây mới là tác nhân chính ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các thảo dược có chứa chất chống oxy hóa như Câu kỷ tử, Mạch Môn, Hoài sơn, Nhàu… có tác dụng tốt trong việc dọn dẹp “rác thải” oxy hóa và bảo vệ mạch máu, thần kinh, nhờ đó giúp ngăn chặn biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh hiệu quả. Phát hiện này giúp người tiểu đường có thêm cơ hội lựa chọn cho mình một giải pháp hỗ trợ giúp cải thiện biến chứng tê bì, khô ngứa da, mờ mắt... và ngăn chặn nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm.

Thuốc trị tiểu đường tốt nhất hiện nay

Đây là băn khoăn chung của rất nhiều người tiểu đường, bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc tây với giá cả chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, mọi người cần hiểu rằng không có loại thuốc nào có thể khẳng định là tốt nhất. Bác sĩ sẽ căn cứ vào chỉ số đường huyết, chỉ số HbA1c và nguy cơ biến chứng của từng người để lựa chọn thuốc thích hợp. Bạn cũng không nên nghĩ rằng thuốc đắt nhất là thuốc tốt nhất, bởi giá cả của thuốc còn phụ thuộc vào những yếu tố thương mại của công ty sản xuất.

Ngoài ra, một điều vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường đó là sự phối hợp của Tây y (thuốc tây) và Đông y (thuốc nam hoặc TPCN) trong điều trị tiểu đường. Hai loại thuốc này sẽ hỗ trợ, khắc phục những nhược điểm của nhau, tạo hiệu quả điều trị tốt nhất cho người tiểu đường. Đối với đông y, TPCN được nhiều chuyên gia khuyên dùng hơn thuốc nam nhờ sự tiện dụng và các tinh chất được cô đặc tạo tác dụng mạnh hơn gấp nhiều lần.

Biên tập viên Đông Tây

Tài liệu tham khảo: Bộ Y Tế, Diabetes.org, Medicinenet, NHS.UK, Drugs.

BTV Lan Anh