Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi như thế nào?

Theo quy định tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ thì người đi bộ khi tham gia giao thông phải thực hiện theo quy định sau:

- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

- Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

- Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

- Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Như vậy, đối với câu hỏi của bà thì khi tham gia giao thông bà phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì bà phải đi sát mép đường

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Vụ Pháp chế - Bộ Công an  đã có thông tin trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Lỗi trong trường hợp người đi bộ vi phạm luật giao thông gây ra va chạm với xe máy.

Người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Lỗi trong trường hợp người đi bộ vi phạm luật giao thông gây ra va chạm với xe máy. 


Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư. Tôi đang điều kiển xe máy trên đại lộ Võ Chí Công, tôi đi đúng làn, đúng tốc độ, và không uống rượu bia, thì bất ngờ va chạm với 1 cô gái sang đường ngay vị trí tự phát cách chân cầu vượt trên cao. Tôi đã đưa cô gái đi cấp cứu và cũng đang bồi thường chi phí ban đầu. Tôi muốn hỏi trong tình huống này, ai đúng, ai sai. Cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người đi bộ khi tham gia giao thông phải tuân thủ các quy tắc sau:

“Điều 32. Người đi bộ

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.”

Theo thông tin bạn cung cấp, trường hợp đoạn đường mà bạn đi có cầu vượt dành cho người đi bộ, thì người đi bộ phải đi qua cầu vượt dành cho người đi bộ, đồng thời không được vượt qua dải phân cách ở đường. Vì vậy, trong trường hợp của bạn, người đi bộ không đi qua cầu vượt mà tự ý đi bằng qua đường vượt dải phân cách là người có lỗi do vi phạm các quy tắc dành cho ngừi đi bộ khi tham gia giao thông

Nghị định 171/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về việc xử phạt đối với trường hợp người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

“Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiềntừ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;

c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.”

Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi như thế nào?

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Xem thêm: Các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính

Như vậy, trong trường hợp trên, bạn tham gia giao thông đúng luật, không có lỗi. Còn người đi bộ là người có lỗi do vi phạm luật giao thông, có thể bị xử phạt hành chính từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng. Việc người nhà của người đi bộ giữ xe của bạn là không đúng.