Người đoạt giải Nobel hòa bình năm 1973 nhưng từ chối không nhận là ai

Lê Đức Thọ

Chức vụ

Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam

Nhiệm kỳ

Bí thư phụ trách Tư tưởng, Nội chính và Ngoại giao

Nhiệm kỳ Vị trí

Bí thư Thường trực kiêm Trưởng ban Chính trị Đặc biệt

Nhiệm kỳ Vị trí

Trưởng ban Tổ chức trung ương
Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị

Nhiệm kỳ Tiền nhiệm Kế nhiệm Vị trí

Trưởng ban Miền Nam Trung ương

Nhiệm kỳ Kế nhiệm

Trưởng ban Tổ chức trung ương

Nhiệm kỳ Tiền nhiệm Kế nhiệm Vị trí Nhiệm kỳ Vị trí

Thông tin chung

Sinh Mất Tôn giáo Đảng phái Vợ Gia quyến Con cái
18 tháng 12 năm 1986 – 13 tháng 10 năm 1990
Error: Second date should be year, month, day
tháng 3 năm 1983 – 1986
Việt Nam
1980 – 1983
Việt Nam
1976 – 8 tháng 12 năm 1980
Lê Văn Lương
Việt Nam
1973 – 1976
Chức vụ bãi bỏ
1956 – 1973
Lê Văn Lương
Lê Văn Lương
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
1955 – 1986
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam
10 tháng 10, 1911[1][2][3]
Nam Trực, Nam Định, Liên bang Đông Dương
13 tháng 10, 1990 [79 tuổi]
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Không
Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Thị Chiếu
Đinh Đức Thiện
Mai Chí Thọ
Lê Nam Thắng
Phan Đình Dũng

Lê Đức Thọ, tên khai sinh Phan Đình Khải [10 tháng 10 năm 1911 theo số liệu chính thức[2][3], 30 tháng 12 năm 1911 theo gia phả [xem ở dưới] – 13 tháng 10 năm 1990] là chính khách Việt Nam, giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương, phụ trách nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt một thời kỳ dài 1956-1982, trực tiếp phụ trách đoàn ngoại giao Việt Nam đàm phán với Mỹ về Hiệp định Paris. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ông Thọ từng được trao tặng giải Nobel Hòa bình cùng với cố vấn ngoại giao Henry Kissinger vào năm 1973, nhưng ông đã từ chối nhận giải với lý do đất nước Việt Nam chưa thể có được hòa bình chừng nào chưa đánh đổ được chế độ tay sai của Mỹ. Đó là giải Nobel duy nhất dành cho người Việt cho đến nay.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Gia phả họ Phan [Nam Vân] ghi: Phan Đình Khải là con trai thứ 2 ông Đình Quế, sinh giờ Tý, ngày 11 tháng 11 năm Tân Hợi, hoàng hiệu Duy Tân thứ 8 [1911] [bà chính thất sinh ra], học chữ Tây thi không đỗ, theo Đảng Cộng sản, năm Canh Ngọ phải can án khổ sai 10 năm phát vãng ở đảo Côn Luân, đến tháng 6 năm Bính Tý được ân sá về nhà. Ngày 11 tháng 11 năm Tân Hợi là ngày 30 tháng 12 năm 1911[4].

Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, sinh tại thôn Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nay là xã Nam Vân [TP Nam Định]. Ông là anh trai của tướng quân hậu cần Đinh Đức Thiện và đại tướng Mai Chí Thọ. Ông tham gia các hoạt động cách mạng [tổ chức bãi khóa, dự lễ truy điệu nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh…] và bị Pháp bắt giam hai lần [1930–1936 và 1939–1944]. Sau khi được thả tự do lần thứ hai, ông trở về Hà Nội hoạt động và trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1944 ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1948, Lê Đức Thọ vào miền Nam Việt Nam làm Phó Bí thư, kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Bộ cho tới Hiệp định Genève được ký kết năm 1954.

Sau khi tập kết ra Bắc năm 1955, ông được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam [sau đổi là Đảng Cộng sản Việt Nam] và đắc cử.

Trong các năm từ 1956 đến 1973 và 1976 đến 1982, Lê Đức Thọ làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, theo William Duiker, ông đã nhanh chóng làm cho ban này “biến thành bộ máy hiệu quả để điều tra và kiểm soát các đảng viên.”

Đầu năm 1968, Lê Đức Thọ trở lại miền Nam làm Phó bí thư Trung ương Cục miền Nam một thời gian ngắn. Sau các cao điểm của đợt 2 và 3 của Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu xúc tiến các cuộc thương lượng bí mật. Đến tháng 5/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi Lê Đức Thọ về gấp Hà Nội, để chuẩn bị sang Paris làm cố vấn cao cấp Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris. Trong lá thư viết tay gửi Bộ Chính trị, Hồ Chí Minh ghi rõ: “… Anh Sáu [Lê Đức Thọ] nên về ngay [trước tháng 5/1968] để tham gia phái đoàn ta đi gặp đại biểu Mỹ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ký sắc lệnh cử ông Xuân Thuỷ làm Bộ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán tại Hội nghị Paris[5]. Trước khi đoàn đàm phán lên đường, Hồ Chí Minh đã căn dặn: đừng để nước Mỹ bẽ bàng, đừng xúc phạm nhân dân Mỹ vì Việt Nam chỉ chiến đấu với giới cầm quyền hiếu chiến của Mỹ, về nguyên tắc quyết không nhượng bộ song về phương pháp thì “dĩ bất biến, ứng vạn biến”[6].

Trong quá trình đàn phán, Lê Đức Thọ thường xuyên bay về nước để báo cáo tình hình đàm phán. Ngày 12/8/1969, Lê Đức Thọ báo cáo tình hình Hội nghị Paris với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là ngày cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh tự mình xử lý việc nước trước khi lâm bệnh nặng và qua đời.

Cuối năm 1977 đến tháng 1 năm 1979, Bộ Chính trị phân công ông phụ trách Ban Công tác Đặc biệt.

Năm 1980, Lê Đức Thọ làm Bí thư Thường trực Ban bí thư, phụ trách tổ chức. Đến tháng 10 năm 1980 kiêm Trưởng ban Chính trị Đặc biệt.

Từ tháng 3 năm 1983, ông là Bí thư phụ trách Tư tưởng, Nội chính và Ngoại giao.

Năm 1983, ông được cử làm Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng.

Năm 1986, Lê Đức Thọ là Trưởng Tiểu Ban Nhân sự Đại hội VI.

Từ tháng 12 năm 1986, ông là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Vai trò trong Vụ án Xét lại Chống Đảng[sửa | sửa mã nguồn]

Theo nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả cuốn sách “Đêm giữa ban ngày“, Lê Đức Thọ có vai trò chính trong Vụ án Xét lại Chống Đảng được Lê Duẩn bật đèn xanh, và “không bao giờ có một phát biểu công khai nhận sai trái hay nhận chịu trách nhiệm gì cả.” [7]

Cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 13 tháng 10 năm 1990, ông được xác nhận là đã qua đời tại Viện quân y 108 vì 1 cơn bạo bệnh. Ông được phát hiện khi đang đương chức Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Dù xe cứu thương ngay sau đó đã được điều đến để chở ông đến bệnh viện cấp cứu, nhưng cuối cùng ông vẫn không qua khỏi và đã qua đời vào gần trưa chiều cùng ngày. Sau đó, linh cữu của ông được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Đức Thọ được trao tặng giải Nobel năm 1973 cùng với Henry Kissinger vì thương thảo thành công Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, nhưng ông từ chối nhận giải với lý do hòa bình vẫn chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam.

Tên ông được đặt cho nhiều tuyến đường phố tại các tỉnh, thành ở Việt Nam nhưng thủ đô Hà Nội đang được xem như chủ yếu.

Quê nhà ông còn có khu tưởng niệm ở đó.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Đức Thọ cũng là một nhà thơ với một số tập thơ như Trên những nẻo đường [1956], Đường ngàn dặm [1977], Nhật ký đường ra tiền tuyến [1978], Thơ Lê Đức Thọ [1983].

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Anh ruột ông là Phan Đình Đỗ, sinh năm 1905, là thú y Đại học sỹ Đông Dương [tức là bác sĩ thú y ngày nay] là Viện trưởng Viện chăn nuôi đầu tiên [thời kỳ 1952-1954], Phó Viện trưởng kiêm Trưởng phòng Chăn nuôi -Thú y – Viện Khảo cứu Nông Lâm [1955-1957], Viện trưởng Viện Khảo cứu Chăn nuôi [1957-1959]

Ông là anh ruột của Thượng tướng Đinh Đức Thiện [Phan Đình Dinh] và của Đại tướng Mai Chí Thọ [Phan Đình Đống].

Con trai của ông là Lê Nam Thắng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Lê Nam Thắng là con trai của ông Lê Đức Thọ và bà Nguyễn Thị Chiếu, tức Tám Chiếu, người Nam Bộ. Với người vợ trước, quê Hải Phòng, ông Lê Đức Thọ có một người con trai tên là Phan Đình Dũng, đã qua đời.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Video liên quan

Chủ Đề