Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là gì

Chương trình thời sự trên VTV lúc 19 giờ ngày 11/11/2005 đưa tin về lãng phí lớn trong dự án phát triển chè Nhật Bản. Một tháng trước đó, Tiền Phong đã có bài điều tra về vấn đề này.

Nội dung bài báo cũng như bình luận của Đài truyền hình đầy sức thuyết phục về thực trạng não lòng của 130 ha chè cùng những nguyên nhân dẫn tới bài học đắng cay, cứ như... “đến hẹn lại về” với số phận trớ trêu tương tự của lúa lai ở Nghệ An, cà phê Arabica ở Thanh Hóa, dứa Cayen ở nhiều vùng... Những người hứng chịu nỗi đau không ai khác là những nông dân đã “dốc lòng, cởi dạ” tin vào “những tiến bộ kỹ thuật” và “quyết định chuẩn xác” của những người đề xuất.

Nếu chỉ dừng lại ở hiện trường thì nguyên nhân chủ yếu gồm một cụm từ có thể dùng cho...  muôn thuở là “đất đai không phù hợp, khí hậu khắc nghiệt, sức đề kháng sâu bệnh kém, điều kiện kinh tế - xã hội chưa tương ứng”. Nếu cứ tổng kết như thế thì những thất bại với cây trồng này hay cây trồng khác sớm muộn cứ lặp đi, lặp lại!

Cần làm rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân, bởi lý do vô cùng đơn giản (hoàn toàn khác với công nghiệp) là không phải tất cả mọi tiến bộ kỹ thuật, mọi cây trồng có giá trị cao của nước khác cũng có thể đem áp dụng ngay vào nước mình trên diện rộng khi chưa khảo nghiệm đầy đủ, chu đáo trên diện hẹp.

Chắc chắn những người đề xuất ngẫu hứng và quyết định vội vàng với đề án 5.000 ha chè Nhật đã từng thấy thất bại nặng nề của những nước đang phát triển ở châu Phi và châu Mỹ Latinh với lạc và đỗ tương trên đất rừng mới khai phá. Chắc chắn họ đã từng biết không ít những bài học buồn ngay ở trên đất nước mình với  mía đồi, hòe hoa đỏ, mạch hoa vàng, lúa trên đất phèn nặng...

Vậy nguyên nhân của mọi nguyên nhân thất bại cay đắng trong dự án phát triển 13 giống chè Nhật Bản là gì? Đó chính là kiểu tư duy chủ quan, duy ý chí dẫn đến những quyết định vội vàng, mang tính áp đặt, coi thường một khâu bắt buộc là phải khảo nghiệm nghiêm túc trên diện hẹp.

Từ tư duy thiếu biện chứng ấy, họ đã không chịu lắng nghe ý kiến giàu trí tuệ và tâm huyết của các chuyên gia đầu ngành. Đã đành trong khoa học - kỹ thuật, kinh tế, cần những quyết định táo bạo, nhưng quyết đoán ấy phải có cơ sở khoa học, mang tính dân chủ, cân nhắc thận trọng trước những bài học về thất bại tương tự từng xảy ra trong thực tiễn.

Khảo nghiệm các giống chè mới rất cần tiếp tục tiến hành không những với chè Nhật Bản mà cả của các nước: Ấn Độ, Sri Lanka, Đài Loan, Trung Quốc... trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy trình khảo nghiệm bắt buộc, đã quá quen với những người nghiên cứu, đồng thời cũng không nên quên việc quy rõ trách nhiệm về thất bại hoàn toàn có thể tránh được trong dự án này.

Không thể dùng sự thay đổi mục tiêu của những việc sẽ làm để quên trách nhiệm về nỗi đau của nông dân do chính mình gây ra trong những việc đã làm.

Chỉ có thế những nông dân đã chặt mận trồng chè ở Sơn La mới không còn thấy những cụm từ “rút kinh nghiệm”, “xin lỗi”... quá đỗi lạnh lùng và vô cảm nữa.  

Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.

b)  Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân.

Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.

Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.

Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có thể diễn ra theo các hướng thuận, nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả, nhưng vị trí, vai trò của chúng là khác nhau: có nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài,... Ngược lại, một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính và phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp,...

Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. Ph.Ăngghen viết: "Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hộ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gần với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại".

c)  Ý nghĩa phương pháp luận

Vì mối liên hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, tất yếu nên trong nhận thức và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân — quả. Trong thế giới hiện thực không thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá trình biến đổi không có nguyên nhân và ngược lại, không có nguyên nhân nào không dẫn tới những kết quả nhất định.

Vì mối liên hệ nhân quả phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại ngụyên nhân để có phương háp giải quyết đúng đắn, phù hợp với môi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.

Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn mang tính toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích, giải quyết và vận dụng quan hệ nhân - quả.