Nguyên nhân diễn biến chiến dịch điện biên phủ

Chiến dịch quyết chiến lược của QĐND VN nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cục Đông Xuân 1953-54. 

Tư lệnh chiến dịch: Võ Nguyên Giáp.

Lực lượng ta có: 3 đại đoàn bộ binh (308, 312 và 316), Trung đoàn bộ binh 57 (Đại đoàn 304), Đại đoàn công binh-pháo binh 351.

Lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ có: 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay (trong quá trình chiến dịch được tăng viện 4 tiểu đoàn và 2 đại đội dù), tổ chức phòng ngự thành 3 phân khu, 8 trung tâm đề kháng, gồm 49 cứ điểm được trang bị hoả lực mạnh, có 2 căn cứ hoả lực và 2 sân bay ở Mường Thanh và Hồng Cúm.

                                                                    

Nguyên nhân diễn biến chiến dịch điện biên phủ

Chiến dịch dự định bắt đầu 25.1.1954 (kế hoạch đầu tiên là 20.1.1954), theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, nhưng do địch đã tăng cường binh lực và củng cố hệ thống phòng ngự vững chắc, đồng thời về phía ta, việc đưa pháo vào trận địa và công tác tổ chức hiệp đồng chiến đấu bộ binh-pháo binh chưa hoàn tất, nên Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định sửa đổi kế hoạch, tiếp tục chuẩn bị mọi mặt, chuyển sang thực hiện phương châm “đánh chắc tiến chắc”, dùng cách đánh vây hãm tiến công, đột phá lần lượt để tiêu diệt tập đoàn cứ điểm.

Chiều 13.3.1954, CDĐBP mở màn, diễn biến qua 3 đợt.

Đợt 1 (13-17.3), ta đập tan thế trận phòng ngự vòng  ngoài của địch ở phía bắc và Đông Bắc, mở đầu bằng trận Him Lam (13.3.1954), tiếp đó tiêu diệt cụm cứ điểm đồi Độc Lập (xem trận đồi Độc Lập, 15.3.1954), bao vây, bức hàng cụm cứ điểm Bản Kéo (16.3.1954), đánh bại nhiều đợt phản kích của địch. 

Đợt 2 (30.3-30.4), sau hơn 10 ngày xây dựng trận địa tiến công và bao vây với hàng trăm kilômét hào giao thông, hàng ngàn công sự và ụ súng các loại, ta tiến công diệt các cứ điểm E, D1, D2, C1 trên dãy đồi phía đông và 106, 311 trên hướng Tây-Bắc sân bay Mường Thanh, nhưng đánh cứ điểm A1 (xem trận đồi A1, 30.3-7.5.1954) và các cứ điểm C2, 105 không thành công, bị địch phản kích chiếm lại nửa đồi C1. 

Từ 16.4 ta phát triển trận địa bao vây, tiến công, đánh lấn diệt các cứ điểm 105 (ngày 18.4), 206 (xem trận cứ điểm 206, 17-23.4.1954), đào hào cắt đôi sân bay Mường Thanh, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch nhằm giành lại sân bay (xem trận sân bay Mường Thanh, 21-23.4.1954), kết hợp bắn tỉa và đưa pháo phòng không xuống cánh đồng Mường Thanh khống chế rồi triệt hẳn tiếp tế đường không của địch.

Đợt 3 (1-7.5), ta lần lượt đánh chiếm các điểm cao còn lại ở phía đông (C1, C2 và A1), diệt một số cứ điểm ở phía Tây, tăng cường vây ép phân khu Hồng Cúm, bao vây uy hiếp SCH trung tâm, dập tắt hy vọng rút chạy của địch; 15 giờ 7.5 tổng công kích vào trung tâm Mường Thanh, bắt tướng Đờ Catxtơri (De Castrie) và toàn bộ ban tham mưu tập đoàn cứ điểm, buộc số địch còn lại ở phân khu trung tâm phải đầu hàng, truy kích và bắt gọn bộ phận địch ở Hồng Cúm địch rút chạy.

                                                   

Nguyên nhân diễn biến chiến dịch điện biên phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

CDĐBP giành toàn thắng, diệt và bắt hơn 16.200 địch (có 1 thiếu tướng, 369 sĩ quan từ đại tá đến thiếu uý), thu toàn bộ vũ khí trang bị, bắn rơi 62 máy bay. 

CDĐBP là đòn tiến công tiêu diệt lớn nhất, điển hình nhất của quân và dân VN trong Kháng chiến chống Pháp, cùng với thắng lợi trên các chiến trường khác trong Đông Xuân 1953-54 giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, góp phần đưa hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8.5-21.7.1954) đến thành công; là sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến dịch VN trong Kháng chiến chống Pháp (MH176-177).

Nguồn: vietnamdefence.com

Thứ tư, 05/05/2021

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam và tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi cục diện chiến tranh chống áp bức trên thế giới.

* Nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ
   Trước tiên phải kể đến sự lãnh đạo tài tình tình của Đảng và đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân đúng đắn, sáng tạo. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và phong kiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc xây dựng chế độ mới. Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mạnh của nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Bên cạnh đó, kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy; tiến công quân sự, địch vận và nổi dậy của quần chúng; đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị cũng như trên các mặt trận kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
     Trong chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã tạo nên ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong công cuộc chiến đấu đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ, nhân dân ta trên khắp mọi miền đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, đóng góp sức người, sức của bảo đảm đầy đủ mọi điều kiện cho chiến trường, tiếp thêm ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các lực lượng vũ trang ngoài mặt trận.
     Bên cạnh đó, quân đội ta đã có sự trưởng thành vượt bậc về tư tưởng chính trị, lực lượng, tổ chức chỉ huy, cũng như trình độ tác chiến. Cùng với đó là các trang thiết bị quân sự và hậu cần được chuẩn bị tốt để bảo đảm cho chiến dịch quân sự quy mô lớn chưa từng có. Ngoài ra, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn có sự chi viện và ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh vì hòa bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Đặc biệt là của các nước trên bán đảo Đông Dương cùng chung chiến hào, đã tạo nên sức mạnh thời đại của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Nguyên nhân diễn biến chiến dịch điện biên phủ

     * Những ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ
     Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 thắng lợi đã kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng cũng đầy anh dũng của quân và dân ta. Chiến thắng này đã ghi một mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc và thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh thời đại.
      – Đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam:
      + Cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống nhất đất nước và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
      + Buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva (7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại các nước Đông Dương. Đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia.
      + Chiến thắng này đã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và sự lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời đã mở ra giai đoạn cách mạng mới để tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước.
      + Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cổ vũ toàn Đảng, toàn dân một lòng chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
       – Đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới:
      + Chiến thắng này đã giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.
      + Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cũng như phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
      + Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giành độc lập, nhất là các nước châu Phi, châu Mỹ la-tinh. Đồng thời đã chứng minh một chân lý thời đại của chủ nghĩa Mác – Lênin: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết và phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.
 

Xem tin khác

  • Sơ kết 01 năm thí điểm thành lập và hoạt động của các Câu lạc bộ Chủ tịch CĐCS các Khu Công nghiệp thuộc Công đoàn Khu Kinh tế Hải Phòng  - Thứ bảy, 08/10/2022
  • Các trường hợp người lao động được nghỉ việc mà không cần báo trước?  - Thứ tư, 05/10/2022
  • Toàn văn bài phát biểu khai mạc HNTW6 (khóa XIII) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  - Thứ ba, 04/10/2022
  • 4 trường hợp không đủ điều kiện rút BHXH một lần  - Thứ năm, 22/09/2022
  • 7 thiệt thòi khi rút bảo hiểm xã hội một lần  - Thứ năm, 22/09/2022
  • Gia hạn thời gian nhận bài dự thi Cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn"  - Thứ năm, 22/09/2022
  • Mức đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, TNLĐ-BNN từ ngày 01/10/2022  - Thứ tư, 21/09/2022
  • Chính sách mới về tiền lương của công chức, viên chức có hiệu lực từ tháng 10 năm 2022  - Thứ tư, 21/09/2022
  • XÚC ĐỘNG KHOẢNH KHẮC KHÁNH THÀNH NHÀ MÁI ẤM CÔNG ĐOÀN   - Thứ tư, 21/09/2022
  • Các trường hợp được nhận BHXH một lần  - Thứ tư, 14/09/2022

  • Ký hiệu : 63/HD-TLĐ

    Ngày phát hành : 12/09/2022

  • Ký hiệu : 5130/QĐ-TLĐ

    Ngày phát hành : 12/08/2022

  • Ký hiệu : 01/HD-UBKT

    Ngày phát hành : 15/09/2022

  • Ký hiệu : Số 38/HD-LĐLĐ

    Ngày phát hành : 20/09/2022

  • Ký hiệu : 179/KH-TLĐ

    Ngày phát hành : 03/03/2022

  • Ký hiệu : 13-CT/TW

    Ngày phát hành : 17/01/2022

  • Ký hiệu : Số 290/KH-LĐLĐ

    Ngày phát hành : 30/08/2022

Phóng sự Nơi yêu thương tìm về

Lượt truy cập

Hôm nay:1125

Tất cả:02620188

Đang trực tuyến:75