Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc

3. Để bé ngồi thẳng sau khi bú

Bạn nên giữ người bé thẳng đứng khoảng 15 phút sau khi cho bú. Ngoài ra, việc vỗ nhẹ vào lưng để bé ợ hơi sẽ giúp đưa không khí trong dạ dày ra ngoài. Điều này làm cho cơ hoành của bé được thư giãn và giảm nguy cơ nấc cụt.

4. Chơi với con để bé quên cơn nấc cụt

Đôi khi bạn có thể chơi trò ú òa với bé. Khi bé bị nấc cụt, hãy làm bé phân tâm bằng những trò chơi vận động hoặc lắc những món đồ chơi trước mặt bé.

Những điều cần tránh khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Có một số biện pháp khắc phục nấc cụt phù hợp với người lớn, nhưng không nên thử với trẻ vì nó có thể gây hại như:

1. Làm cho con giật mình hoặc dọa con

Đừng bao giờ khiến trẻ giật mình hay hù dọa trẻ. Khi bạn bị nấc cụt, một tiếng nổ lớn khiến bạn giật mình có thể giúp hết nấc cụt. Tuy nhiên, điều này lại làm ảnh hưởng màng nhĩ của trẻ sơ sinh, thậm chí còn làm tổn thương cột sống của trẻ.

2. Cho bé ăn bánh kẹo chua

Kẹo chua có thể tác dụng tốt với người lớn trong việc giảm cơn nấc cụt nhưng với trẻ nhỏ thì không. Ngay cả khi con đã hơn 12 tháng tuổi, bạn vẫn không nên cho bé ăn kẹo chua hoặc các loại thực phẩm chua để giảm bớt cơn nấc cụt. Hầu hết các loại kẹo chua có chứa axít không tốt cho sức khỏe của bé.

3. Vỗ vào lưng bé

Các dây chằng trong khung xương của bé vẫn còn mềm nên bất cứ tác động mạnh nào cũng có hại cho bé. Do đó, đừng bao giờ vỗ vào lưng bé để làm giảm nấc cụt.

4. Ấn vào nhãn cầu mắt

Các cơ giúp mắt chuyển động của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Bé vẫn chưa biết cách tự điều khiển mắt của mình. Do đó, bạn không được ấn vào nhãn cầu của bé dù chỉ ấn nhẹ.

5. Kéo lưỡi hoặc xương của bé

Trẻ sơ sinh còn rất yếu nên bạn không nên kéo xương hay lưỡi để ngăn chặn tình trạng nấc cụt ở bé. Nấc cụt là một phiền toái tạm thời và có thể được giải quyết. Thế nhưng, nếu bé thường xuyên bị nấc cụt, hãy đưa bé đi khám.

Làm thế nào để trẻ sơ sinh không bị nấc nhiều?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc

Theo các bác sĩ, việc cho bé bú quá nhiều có thể là nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt. Do đó, bạn không nên cho bé bú bình hay sữa mẹ quá no vì điều này sẽ làm ảnh hưởng dạ dày. Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Nên cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hơn là nhồi nhét con ăn một lần. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ khiến bé bị nấc cụt. Ngoài ra, mẹ cũng chú ý cho bé bú đúng tư thế để sữa chảy vào dạ dày dễ dàng hơn.
  • Nếu bé có thể ngồi, hãy cho con vừa ngồi vừa uống sữa. Làm như vậy sẽ đảm bảo thức ăn đi thẳng vào dạ dày mà không có không khí đi vào. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên ngồi phía sau để đỡ lưng bé.
  • Nghe nhạc trong lúc bú cũng có thể khiến bé bớt bị nấc cụt. Ngoài ra, việc điều chỉnh núm vú khi bé ngậm cũng có thể làm giảm lượng không khí đi vào dạ dày. Khi cho con bú, bạn phải đảm bảo miệng bé ngậm kín toàn bộ núm vú.
  • Thường xuyên vệ sinh núm vú để loại bỏ những bã sữa khô còn sót lại. Nếu quá trình bé bú bị gián đoạn, vô tình bé sẽ nuốt nhiều không khí vào bụng khiến bé bị nấc cụt.
  • Không được để bé ngủ khi đang bú bình. Khác với bú mẹ, bú bình làm lượng sữa bé bú vào nhiều hơn. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến nấc cụt.
  • Khi tắm cho con, cha mẹ không nên để nhiệt độ nước quá chênh lệch so với nhiệt độ phòng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến việc giữ nhiệt độ phòng ngủ của trẻ ổn định, tuyệt đối tránh việc mở điều hòa, quạt quá mạnh hoặc mở nhiều cửa sổ cùng lúc.

Khi nào nên đưa con đi khám?

Bạn nên đưa bé đi khám trong những trường hợp sau:

1. Khi bé bị trào ngược dạ dày thực quản

Nếu con bạn có những cơn nấc kinh niên và luôn ợ hơi ra chất lỏng, đây có thể là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản thường kèm theo các triệu chứng khác bao gồm: cáu kỉnh, cong lưng và khóc vài phút sau khi ăn. Nếu bé có những dấu hiệu trên, hãy đưa bé đi khám ngay.

2. Bé bị nấc cụt trong khi ngủ hoặc bú

Trẻ sơ sinh có thể nấc cụt một lát, nhưng nếu bé nấc trong khi bú, ngủ hoặc chơi, tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám. Nấc mạn tính sẽ cản trở mọi hoạt động hàng ngày của bé và khiến bé khó chịu.

3. Khi cơn nấc cụt kéo dài nhiều ngày, nhiều giờ

Dù là trẻ lớn hay trẻ sơ sinh đều có thể bị nấc cụt trong vài phút hay vài giờ. Nếu bé vẫn cảm thấy thoải mái khi nấc cụt, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé có dấu hiệu bất thường thì điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Lúc này, bạn nên quan sát tình trạng nấc cụt ở trẻ xem trẻ có bị thở khò khè không. Nếu có, bạn nên đưa bé đi khám ngay.

Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cùng với cách chữa trẻ sơ sinh bị nấc phù hợp. Cơn nấc dù không mấy ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu vấn đề này xảy ra ở trẻ liên tục trong một thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì lời khuyên là bạn cần đưa con đi khám.

Bé hay bị nấc cụt phải làm sao?

Nếu thấy thường xuyên có dấu hiệu nấc sau khi ăn xong thì mẹ nên đổi tay hoặc đổi cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày . Vỗ nhẹ lưng hoặc vai của , một cách nhẹ nhàng và dứt khoát. Khi ợ hơi ra được thì sẽ hết nấc. – Ba mẹ cho uống từng hớp nước nhỏ để dừng cơn nấc, khoảng 2,5ml đủ.

Trẻ sơ sinh bị nấc thì phải làm thế não?

Nếu bé đang bú bị nấc cụt có thể cho bé tạm ngừng bú, sau đó mẹ vỗ nhẹ lên lưng cho bé ợ hơi. Cho bé uống từng ngụm nước nhỏ, mỗi lần chỉ khoảng 2,5ml cũng là cách chữa nấc được nhiều mẹ áp dụng. Với những bé đang trong tuổi ăn dặm thì mẹ có thể cho một chút đường vào miệng bé.

Tại sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt?

Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ Em bé bú quá no, trẻ nuốt nhiều không khí nhất là sau bú bình. Vì khi bú bình không đúng cách khiến cho bé nuốt được một lượng khí đáng kể vào dạ dày. Khi đạt vượt ngưỡng chịu đựng của dạ dày, nó tạo kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và tạo tiếng nấc.

Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều cơ làm sao không?

Đa số nấctrẻ em hiện tượng sinh lý bình thường, không cần điều trị gì. Chỉ khi trẻ nấc nhiều kéo dài và mạnh khiến trẻ mệt, nôn trớ và quấy. Mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất.